Xu hướng cung nhân lực:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích tình hình Cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 30)

Năm 2010, nguồn nhân lực Thành phố có trên 4,9 triệu người chiếm tỷ lệ 66,21% dân số trong Thành phố.

Với nhu cầu nhân lực ngày càng yêu cầu cao về số lượng, và chất lượng trình độ chuyên môn kỷ thuật, trong năm 2010 và giai đoạn 2011-2015, dự kiến tốc độ tăng bình quân chỗ làm việc từ 3% đến 5%/năm cho thấy thành phố sẽ có nhu cầu cung về nhân lực là 280.000 đến 300.000 chỗ làm việc/năm.

TT Trình Độ Chỉ số

Quý II (%)

Chỉ số

Quý III (%)

So sánh chỉ số (%)

01 Lao động chưa qua đào tạo 0.59 0.36 -5.21

02 Sơ cấp nghề 2.25 0.95 -34.01

03 Công nhân kỹ thuật lành nghề 1.59 2.49 143.69

04 Trung cấp (CN-TCN) 25.65 13.31 -18.88

05 Cao đẳng (CN-CĐN) 24.45 19.68 25.80

06 Đại học 44.72 62.22 117.42

07 Trên đại học 0.74 0.99 107.20

Bảng 5 : Chỉ số cung nhân lực tại thành phố HCM quý II năm 2010

Chỉ số cung nhân lực trong quý III tăng 50,6% so với chỉ số cung quý II do học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp , trường dạy nghề ra trường, nguồn cung nhân lực tăng hơn so với 2 quý đầu năm. Nhà tuyển dụng có cơ khí, điện tử , công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến lương thực - thực phẩm, xây dựng, dệt may – giày da, kế toán.

Về nguồn cung nhân lực dự kiến sẽ trong 02 tháng cuối năm sẽ tăng cao, chủ yếu người tìm việc ở các trình độ từ sơ cấp nghề trở lên mà lao động có kinh nghiệm từ 02 năm trở xuống. Tình hình biến động, di chuyển lao động trong các doanh nghiệp dao động ở mức 30% tổng số lao động đang làm việc nhất là các ngành sản xuất, gia công chế biến.

Vào thời điểm 02 tháng cuối năm, sẽ có nhiều doanh nghiệp thông tin tuyển dụng số lượng lớn lao động để chuẩn bị cho việc bù đắp nhân sự sau tết và nhu cầu năm 2011 nhất là các doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn lao động làm việc.

Về nguồn cung, số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề vừa tốt nghiệp ra trường và số học sinh trung học phổ thông có nhu cầu việc làm tại thành phố còn khá lớn, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập năm 2010 sẽ thu hút một số lớn lao động các tỉnh, thành phố khác đến làm việc; tham gia vào các việc làm bán thời gian, việc làm thời vụ cuối năm. các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp tục ổn định và phát triển nguồn nhân lực cuối năm 2010 và năm 2011 so thời điểm đầu năm.

III. NGHỊCH LÝ CUNG CẦU LAO ĐỘNG:1. Nguyên nhân của sự mất cân đối cung cầu: 1. Nguyên nhân của sự mất cân đối cung cầu:

Nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu lao động, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho rằng, mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành nhưng

chưa có độ bao phủ rộng khắp, thông tin chưa đa dạng, chưa hấp dẫn người lao động, cũng như chưa tạo niềm tin cho chủ sử dụng.

Ngoài ra, vấn đề quản lý Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân. Theo ông Hòa thì hiện sự giám sát, kiểm soát thị trường lao động vẫn chưa được chặt chẽ.

Số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp không đăng ký sổ lao động cho công nhân. Cụ thể, tại Tp. HCM năm 2007, khu vực Nhà nước số lao động được cấp sổ chiếm 5,76%, con số này tại cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình chỉ 1,03%. Doanh nghiệp đăng ký sổ lao động thấp, dẫn đến việc cơ quan quản lý không nắm được lực lượng lao dộng, không có thông tin đầy đủ khiến các ngành, các cấp không kịp điều tiết nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và các địa phương.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích tình hình Cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 30)