Từ đầu năm 2009 đến nay, ở TP.HCM có thêm hàng ngàn công nhân mất việc, nhưng cũng có rất nhiều DN không tìm được lao động để ổn định sản xuất.
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, tính từ 2008 đến giữa tháng 3.2009, tổng số DN trên địa bàn ngưng sản xuất, giải thể, hoặc có nguy cơ ngừng hoạt động là 195 với 26.401 lao động mất việc và 15.528 người thiếu việc làm. Những công nhân thiếu hoặc mất việc làm phần lớn nằm trong nhóm dệt may, giày da.
Ngoài các DN giải thể, ngưng sản xuất còn có rất nhiều DN cho công nhân nghỉ việc luân phiên, nhận 70% lương, và nếu lao động nào không đủ kiên nhẫn thì chủ DN sẵn sàng chấp nhận đơn xin nghỉ việc của họ. Tương tự, bà Đoàn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Lao động của Ban quản lý các KCX – KCN TP.HCM cho biết, trong quý 1/2009, tổng số lao động trong KCX – KCN giảm gần 5.000 người và đơn đặt hàng của các DN cũng giảm 25% (trong 110 doanh nghiệp/250 báo cáo).
Điều khá nghịch lý là trong khi một số không ít DN vẫn tiếp tục sa thải công nhân, thì nhiều DN khác treo thông báo tuyển lao động với mức lương hấp dẫn nhưng số người đến đăng ký tìm việc lại rất khiêm tốn. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, cho biết: trong quý 1/2009, tổng nguồn cung lao động trên địa bàn là 15.285 lao động, trong khi tổng nguồn cầu là 20.882 người. Hầu hết các nhóm nghề đều xảy ra tình trạng cầu cao hơn cung.
Ở khu vực phi sản xuất, mức chênh lệch cao nhất là nhóm ngành marketing, dịch vụ, pháp lý, phục vụ, với tỷ lệ cầu vượt cung 50,4%; kế đến là ngành tài chính, ngân hàng, giáo dục với tỷ lệ 37,4%... Ở khu vực sản xuất, nhóm ngành nghề kiến trúc, thiết kế, in ấn, bao bì, xuất bản có tỷ lệ cầu vượt cung 49,94%; nhóm ngành dệt may, thủ công mỹ nghệ, bảo vệ cầu cao hơn cung 49,92%... "Các thông số trên cho thấy, sản xuất của DN đang từng bước được hồi phục, kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng trở lại. Trong quý 2/2009, dự báo sẽ vẫn có sự biến động lao động mạnh giữa các ngành nghề, với tình trạng thiếu hụt, khó tuyển lao động tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhóm ngành nghề dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ, bảo vệ và những ngành sử dụng lao động phổ thông", ông Trần Anh Tuấn nhận xét.
VI. THÔNG TIN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ NHUCẦU TUYỂN DỤNG TP.HCM NĂM 2010 ,GIAI ĐOẠN 2011- CẦU TUYỂN DỤNG TP.HCM NĂM 2010 ,GIAI ĐOẠN 2011- 2015.