1.3.1. Các yếu tố ( chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội) ảnh hưởng đến đặc điểm công chúng Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.
- Vị trí địa lý
Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).
- Dân cƣ
Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện. Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 2.912.041ngƣời. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhƣ ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng và dân tộc chính là ngƣời Kinh. Cơ cấu dân cƣ Nghệ An đa dạng về giới tính, dân tộc, văn hóa, nghề nghiệp, trình độ học vấn, ….
- Về điều kiện tự nhiên
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dƣơng lịch hàng năm, tỉnh chịu
ảnh hƣởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ƣớt.
Diện tích: 16.487 km².
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.
Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 86-87%.
Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.
Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.
Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trƣờng Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò giáp biển.
- Về kinh tế:
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Nghệ An là một trong số khu vực đƣợc đầu tƣ phát triển trọng yếu nhất. Tốc độ tăng trƣởng (GDP) ƣớc đạt 7,0%/kế hoạch 7- 8% (cùng kỳ năm 2012 đạt 6,13%); trong đó, nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 4,14%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,34%; dịch vụ tăng 10,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 23,57 triệu đồng (năm 2012 là 21,22 triệu đồng).
+ Công nghiệp: Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh nhƣ các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải
sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy...Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năn lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 49/63 tỉnh thành
+ Du lịch: Nghệ An có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ đƣợc đƣa vào khai thác. Nghệ An còn lƣu giữ đƣợc nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.
- Về văn hóa xã hội
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tƣợng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phƣơng ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nƣớc sông Lam. Kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao, trình độ dân trí phát triển ( hiện nay, tỉ lệ mù chữ ở Nghệ An chƣa đầy 6%, thấp so với cả nƣớc).
1.3.2. Đặc điểm công chúng báo chí Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh đất rộng, ngƣời đông, có truyền thống hiếu học nổi tiếng, có truyền thống văn hóa và cách mạng lâu đời.
- Công chúng Nghệ An nói riêng cũng là một bộ phận của công chúng báo chí. Ngoài những đặc điểm xã hội chung, ở họ cũng có những dấu hiệu nhận diện đặc thù riêng, bởi vị trí địa lý, văn hóa, cách sống, mức sống ... của họ trong xã hội. Từ những đặc điểm riêng của ngƣời dân Nghệ An có sự liên quan và ảnh hƣởng tới công chúng Nghệ An
+ Ý chí vượt khó, khắc phục hoàn cảnh, giàu chí tiến thủ. Ngƣời Nghệ An trong cuộc sống luôn thể hiện phẩm chất kiên cƣờng, chấp nhận và khắc
phục hoàn cảnh với ý chí và quyết tâm cao, thể hiện một tinh thần vƣơn lên không biết mệt mỏi.
+ Chịu khó học hành, ham học hỏi, hiếu học, cầu học và có ý chí thành danh bằng con đường học vấn.
Học tập có liên quan đến ý chí tiến thủ của ngƣời Nghệ An, là con đƣờng khả dĩ, đi bằng chính nội lực để tạo ra sức bật cho khát vọng vƣơn cao bay xa.
Con em Nghệ An bao đời nay luôn chịu khó học hành, thành đạt trên con đƣờng khoa cử trong các triều đại phong kiến còn lƣu danh sử sách, nhiều học giả, tên tuổi văn hóa lừng danh trong thời hiện đại, đó là niềm tự hào không phải vùng đất nào cũng có đƣợc. Theo một tổng kết, cho thấy trải qua 39 khoa thi Hội, thi Đình thời Nguyễn, học trò đất Hồng Lam lại chiếm ngót 1/5 tổng số, là một trong ba lò đào tạo nên những ông đồ. Truyền thống đó vẫn đƣợc tiếp nối trong từng gia đình xứ Nghệ không phải trong hoàn cảnh nghèo khó, mà ở những gia đình thành đạt, giàu có thì họ vẫn ý thức rất rõ giá trị của học vấn, của sự thành đạt bằng con đƣờng học vấn. Trên đất nƣớc này, đất Nghệ đƣợc coi là một vùng đất học. Ham học, hiếu học đã đi vào từng nếp nhà, nếp nghĩ của ngƣời dân xứ Nghệ. Vì vậy, nhà nhà ai cũng mong con em mình học hành đỗ đạt và sẵn sàng tạo mọi điều kiện để con cái đƣợc học tập thành danh, thành ngƣời, dốc sức ăn học thành tài. Vì muốn vƣợt lên khó khăn, khẳng định sức mạnh của mình nên mƣu cầu học tập, lấy học tập làm động lực con đƣờng vinh quang. Học tập đƣợc xem là một phƣơng thức tối ƣu nhất để thoát nghèo, thoát khổ, vƣơn cao bay xa, khẳng định sức mạnh của con ngƣời về mặt trí tuệ, sự thành đạt theo kiểu nếp nghĩ của Nho giáo “học nhi ƣu tắc sĩ”. Có thể thấy, sự ham mê, chuyên cần học hỏi, học không chỉ hiểu biết, mà học còn để “đổi đời” nữa.
Hiếu học trở thành một phẩm chất nổi trội, một hằng số trong văn hóa tính cách của ngƣời Nghệ.
+ Người Nghệ An có tính cách bộc trực, thẳng thắn, dám nói lên suy nghĩ của mình.
Từ những phẩm chất và tính cách con ngƣời Nghệ An, đặc điểm công chúng Nghệ An mang những ảnh hƣởng từ tính cách và lối sống của họ:
- Công chúng Nghệ An khá đông với đầy đủ các tầng lớp, độ tuổi.
- Với tinh thần ham học hỏi nên việc nắm bắt thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng Nghệ An khá nhanh nhậy.
- Khả năng nhận xét và đánh giá thông tin khi tiếp nhận thông tin của công chúng Nghệ An là khá tốt, bởi vì tinh thần học hỏi nên trình độ hiểu biết của công chúng nơi này cũng ở mức khá cao.
- Việc tiếp nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng Nghệ An cũng đang còn một số những khó khăn, do vấn đề về cuộc sống, thời gian và cách sinh hoạt của họ. Do vậy, việc tiếp nhận và đánh giá thông tin của công chúng ở đây còn mang tính chất phiến diện và cục bộ.
- Một đặc điểm quan trọng của công chúng Nghệ An là tính phản biện cao. Trong Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng X đã đề cập việc "Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ".
Phản biện ở đây không có nghĩa chỉ có phản đối, mà là có đồng tình, có phản đối, có chấp nhận, có bổ sung. Phản biện trên tinh thần xây dựng, chứ không phải phản biện là chống lại tất cả. Đồng ý với những vấn đề đúng với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, phản đối là không đồng tình với những chủ trƣơng đi ngƣợc lại lợi ích của nhân dân, chấp nhận những điều tƣơng đối tốt và bổ sung lại những điều chƣa tốt. Chính những điều này thể hiện tinh thần xây dựng của phản biện ở công chúng Nghệ An. Tính phản biện đó đƣợc xuất phát từ một lý do chung, vì dân chủ đang trở thành xu thế lớn, vai trò của quần
chúng nhân dân cũng ngày càng đƣợc chú trọng hơn và từ một lý do riêng, đó là do đặc điểm của ngƣời Nghệ An bộc trực và thẳng thắn. Dân chủ là một động lực phát triển của xã hội, là một xu thế, đặc biệt cần thiết khi chúng ta tiến hành hội nhập với quốc tế. Khi bƣớc vào hội nhập thì công chúng Nghệ An càng thể hiện tinh thần dân chủ của nhân dân một cách toàn diện.
Có thể nói phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày, là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó công chúng nói chung và công chúng Nghệ An nói riêng có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình.
Quần chúng Nghệ An biết nói lên tiếng nói của mình. Và tiếng nói ấy đƣợc chuẩn bị một cách chuyên nghiệp bằng trí tuệ, bằng sự thông hiểu lẫn cả dự đoán về sự xung đột lợi ích khi tiến hành một hành động xã hội. Phản biện của quần chúng nơi đây đã là một quyền tự do đƣợc xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận. Đấy là một hoạt động của xã hội dân sự, nhƣng không phải là hoạt động nhân dân đơn giản, mà là hoạt động thông qua một hệ thống tranh luận chuyên nghiệp.
Đất nƣớc hôm nay đang trên đà đổi mới và hội nhập. Lẽ đƣơng nhiên ngƣời Nghệ An cũng có sự đổi mới và hội nhập nằm trong trào lƣu chung của đát nƣớc, đồng thời vẫn thể hiện những bản ngã của mình. Ngƣời dân Nghệ An cũng sẽ tiếp nhận đƣợc nhiều cái hay cái đẹp, đồng thời cũng phải chấp nhận ở mức độ nhất định những “cái dở” từ bên ngoài mang lại. Ở đây nhân tố con ngƣời, đặc biệt những con ngƣời có cơ hội đi ra khỏi địa phƣơng, những ngƣời có cơ hội giao lƣu học hỏi, đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nhận đổi mới và hội nhập của ngƣời Nghệ An.