Đặc điểm công chúng báo chí

Một phần của tài liệu Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Công chúng truyền thông đại chúng đƣợc hiểu nhƣ là đối tƣợng của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Công chúng của truyền thông đại chúng được xác định là tất cả các tầng lớp, giai cấp, các cộng đồng người trong xã hội tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Lượng công chúng của truyền thông đại chúng là không thể xác định chính xác. Tuy nhiên mỗi công chúng có những đặc điểm riềng, mỗi cá nhân trong đó trong đó chịu tác động của các thông điệp truyền thông sẽ có cách nghĩ và hành động khác nhau. [24, tr 13].

Nhà xã hội học H.Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái niệm đại chúng.

- Đại chúng bao gồm những ngƣời thuộc thành phần xã hội, bất kể địa vị nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào.

- Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh

- Các thành viên đại chúng thƣờng là cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai, mà cũng không có sự tƣơng tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau ( khác với những khái niệm nhƣ “cộng đồng” hay “hiệp hội”).

- Đặc điểm thứ tƣ của đại chúng là hầu nhƣ không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo và họ khó có thể tiến hành một hoạt động chung nào.

Trong thực tế đa số ngƣời tiếp nhận thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhất định sẽ có những trao đổi với những nhóm công chúng khác. Nội dung thông điệp mà các phƣơng tiện truyền thông đại chúng truyền tải thƣờng xuyên là đề tài của các cuộc tranh luận hằng ngày trong cuộc sống. Và nhƣ vậy ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã đƣợc mở rộng một cách gián tiếp, cũng có thể lƣợng công chúng đƣợc mở rộng này sẽ lớn hơn lƣợng công chúng trực tiếp tiếp nhận thông tin.

Khi mà báo chí ngày càng làm thõa mãn nhu cầu thông tin của công chúng, thì trên cơ sở đó nhu cầu thông tin của công chúng cũng ngày một cao hơn, luôn đặt ra cho báo chí những yêu cầu mới.

Công chúng tiếp nhận thông tin là cơ sở để hình thành dƣ luận xã hội, dƣ luận xã hội tác động trở lại với hoạt động của hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Thƣớc đo về sự phản hồi từ công chúng là một chỉ báo căn bản về hiệu quả hoạt động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội. Dƣ luận từ công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của báo chí.

Một phần của tài liệu Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)