3.1.1. Đối với các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức quần chúng
3.1.1.1. Quan tâm, giúp đỡ công chúng tiếp nhận báo chí
Các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức quần chúng,… trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần quan tâm định hƣớng, kích thích, hƣớng dẫn nhu cầu và thị hiếu tiếp nhận sản phẩm báo chí (SPBC) của công chúng. Các tổ chức có trách nhiệm này mà cụ thể, trực tiếp, thƣờng xuyên tiếp xúc với nhân dân là đội ngũ cán bộ cơ sở cần phải tìm phƣơng pháp hữu hiệu để định hƣớng cho công chúng có động cơ, mục đích đúng đắn trong việc tìm kiếm, tiếp nhận SPBC. Cần nhất quán quan điểm của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức quần chúng về vai trò, vị trí của thông tin báo chí và việc cập nhật thông tin báo chí trong công việc, lao động sản xuất và cuộc sống thƣờng ngày của nhân dân. Trên cơ sở điều kiện thực tế về đặc điểm nếp sống, sinh hoạt của dân cƣ, đặc trƣng văn hoá, điều kiện lao động sản xuất, của từng địa bàn cụ thể mà tổ chức sinh hoạt có lồng ghép các nội dung, tạo điều kiện cho công chúng trao đổi về các vấn đề, sự kiện, các gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, gần gũi với họ do báo chí nêu.
Tạo điều kiện giúp đỡ công chúng Nghệ An trong việc trao đổi sản phẩm báo chí (SPBC), giới thiệu những thông tin bổ ích trên báo chí. Mỗi chi bộ, chi hội, chi đoàn, cần xây dựng quỹ để mua báo chí, vừa trang bị thông tin hiểu biết cho các thành viên vừa góp phần lôi cuốn quần chúng xây dựng tổ chức. Các cơ quan báo chí tỉnh Nghệ An có thể mở các câu lạc bộ có các hoạt động liên quan đến báo chí (câu lạc bộ độc giả, khán giả, thính giả; câu lạc bộ những ngƣời tham gia viết báo,… ), từ đó, có thể tổ chức các buổi sinh hoạt giúp công chúng nhận thức đƣợc vai trò của báo chí; đồng thời có thể tạo ra một lớp công chúng tích cực, chủ động, có các đánh giá mang tính xây dựng về các SPBC và
trở thành những công chúng trung thành của báo chí. Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An nên có chính sách tín chấp vay vốn, trợ giá (mua máy tính, phí thuê bao và viễn thông), hƣớng dẫn kỹ năng và cơ chế giúp công chúng truy cập thông tin qua internet đƣợc thuận lợi. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của cán bộ cơ sở trong việc định hƣớng nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí đối với công chúng thông qua các cuộc tập huấn, các cuộc sinh hoạt chi bộ, chi hội, chi đoàn, giáo dục ý thức chính trị, vì cộng đồng, tự giác thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, quy định của địa phƣơng, vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thực tế thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã sử dụng báo chí nhƣ một công cụ giáo dục, bồi dƣỡng về nhận thức, tƣ tƣởng, đạo đức, cập nhật tri thức, ứng xử trong cuộc sống đi liền với việc định hƣớng và kích thích nhu cầu tiếp nhận các SPBC cho công chúng.
Qua khảo sát của chúng tôi, tầng lớp nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin báo chí tỉnh Nghệ An. Để tăng cƣờng khả năng tiếp nhận thong tin báo chí, cần tập trung phát triển sản xuất, từng bƣớc nâng cao mức thu nhập và các điều kiện về vật chất và tinh thần - điều kiện khách quan, trực tiếp thúc đẩy nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của ngƣời nông dân. Đồng thời, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng chủ động cung cấp thông tin một cách kịp thời đến với ngƣời dân, có chính sách đƣa thông tin đến với ngƣời dân nhƣ phát báo miễn phí, lắp đặt và truy cập miễn phí Internet tại các điểm bƣu điện văn hóa xã, trợ giá cƣớc viễn thông, trực tiếp thúc đẩy ngƣời nông dân tiếp nhận thông tin báo chí của ngƣời nông dân... để giúp ngƣời dân tiếp cận với thông tin báo chí, phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
3.1.1.2. Hoàn thiện chế độ chính sách và đầu tư thích hợp đối với lĩnh vực báo chí
Chế độ, chính sách đối với lĩnh vực báo chí trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng là một vấn đề lớn cần đƣợc xem xét, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Thời gian qua, Nghệ An đã có những bƣớc chuyển biến nhất định trong việc thực hiện chế độ chính sách mềm dẻo đối với báo chí. Tổng biên tập đƣợc tự chịu trách nhiệm xây dựng giá báo phù hợp với giá thị trƣờng, sức tiêu thụ và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị; các cơ quan báo chí chủ động trả nhuận bút phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lƣợng, động viên tác giả trong khuôn khổ quỹ nhuận bút quy định; khuyến khích mọi năng lực phát hành báo chí, kể cả phát hành ra nƣớc ngoài; cơ quan báo chí chủ động kêu gọi các hình thức quảng cáo và tài trợ báo theo luật định... Tuy nhiên, các chế độ, chính sách đối với báo chí vẫn còn lạc hậu, chƣa theo kịp sự phát triển hoạt động báo chí. Do vậy, cần khẩn trƣơng rà soát để bổ sung, sửa đổi một số chính sách, chế độ báo chí nhƣ: lƣơng báo chí, thuế, nhuận bút, chính sách tài trợ, giá, quảng cáo. Nhà nƣớc cũng cần có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu các hình thức hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí lớn để có chính sách khuyến khích các hình thức kinh doanh phù hợp, tạo nguồn thu, tăng cƣờng cơ sở vật chất đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
Hiện nay, các cấp Chính quyền tỉnh Nghệ An vẫn đầu tƣ khá lớn cho báo chí với cơ cấu ngân sách gồm: ngân sách nhà nƣớc cho phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử. Trong đó, phần đầu tƣ cho phát thanh, truyền hình là lớn nhất do các phƣơng tiện trang thiết bị ban đầu rất đắt tiền. Trong tƣơng lai, phần đầu tƣ cho báo điện tử cũng đòi hỏi lƣợng ngân sách khá lớn. Thực tế, đa số các báo, đài đều hoạt động dựa vào ngân sách. Nguồn ngân sách nhà nƣớc cần tính toán rõ các tiêu chí: mức trợ cấp, đối tƣợng, thời gian, trợ cấp không hoàn lại hoặc cho vay ban đầu với lãi suất thấp... để báo chí hoạt động đúng pháp luật, đúng định hƣớng, có hiệu quả. Tăng cƣờng đầu tƣ cho các đài truyền thanh truyền hình vùng sâu, khó khăn; có chính sách để tăng cƣờng xuất bản và phát sóng thêm các đài bằng thứ tiếng của các dân tộc thiểu số để chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến đƣợc với đồng bào các dân tộc. cần có chính sách tài chính quốc gia, huy động đƣợc các nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động phát triển thông tin; có chính sách và đầu tƣ thích hợp đối với hoạt động báo chí, đầu tƣ đủ, đúng trọng điểm đối với những cơ quan báo chí xứng tầm, cần thiết.
Hoạt động báo chí là một nghề vất vả và nguy hiểm. Quyết định chất lƣợng nội dung của một tờ báo là tổng biên tập và các nhà báo, vì vậy, cấp quản lý báo chí Nghệ An cũng phải tính đến chính sách, chế độ hợp lý đối với nhà báo. Chính sách ƣu đãi phải bảo đảm các điều kiện và phƣơng tiện để các nhà báo hiểu biết về chủ trƣơng, chính sách, tiếp cận với thực tiễn; tạo điều kiện cho các nhà báo hoạt động hiệu quả, phát huy tƣ duy độc lập, sáng tạo trong quá trình viết báo; đề cao trách nhiệm chính trị - xã hội; có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với những nhà báo tài năng, có cống hiến xuất sắc cho đất nƣớc.
3.1.1.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui pham pháp luật liên quan.
Hội Nhà báo Nghệ An tổ chức họp thƣờng kỳ, xem xét, lấy ý kiến giới báo chí, các cơ quan, ban ngành hữu quan để góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, các văn bản qui pham pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí, xây dựng chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hƣớng, vững chắc, vừa xử lí kịp thời, dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai phạm lớn, lặp đi lặp lại kéo dài.
Hội Nhà báo Nghệ An nghiên cứu ban hành thẻ hành nghề báo chí / qui ƣớc hành nghề báo chí, trong đó cơ quan quản lí Nhà nƣớc về hoạt động báo chí hay tổ chức của những ngƣời làm báo qui định / qui ƣớc với nhau: khi hành nghề, nhà báo, hội viên Hội Nhà báo vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp, bị cơ quan báo chí này loại bỏ thì cơ quan báo chí khác không sử dụng, thậm chí, có thể bị cấm hành nghề lâu dài.
Báo chí Nghệ An dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí. Chất lƣợng, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Vì vậy, yêu cầu về một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ trong lĩnh vực báo chí là hết sức cần thiết.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật báo chí tới tất cả những ngƣời làm báo trong tỉnh. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật báo chí để các chủ thể tuân thủ, thực hiện là một vấn đề quan trọng. Trong giới phóng viên, biên tập viên của một số cơ quan báo chí vẫn còn hiện tƣợng chƣa nắm vững nội dung hoặc nhận thức chƣa đầy đủ về Luật Báo chí. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An, Hội Nhà báo và đặc biệt là các cơ quan báo chí cần có kế hoạch tập huấn thƣờng xuyên Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật mới về báo chí; cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ khi soạn thảo văn bản để lấy ý kiến rộng rãi các đối tƣợng liên quan.
3.1.1.5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện hoạt động cho các cơ quan báo chí
Nghiên cứu, đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị theo hƣớng hiện đại; ƣu tiên phủ sóng phát thanh, truyền hình, phát hành các ấn phẩm báo chí cho giới trẻ, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách phục vụ các yêu cầu cần thiết đối với hoạt động báo chí hiện nay.
3.1.1.6. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí đội ngũ cán bộ báo chí
Các cơ quan báo chí nghiêm tục thực hiện tốt Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí (vừa đƣợc các cơ quan tham mƣu của Đảng và Nhà nƣớc soạn thảo) theo hƣớng: cơ quan chủ quản đề nghị; cơ quan chỉ đạo,
quản lý của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí xem xét, hiệp y; cơ quan chủ quản ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trực tiếp. Các cơ quan báo chí xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, bố trí, đề bạt, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, phóng viên, nhân viên trong cơ quan mình theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể của Đảng.
Cơ quan báo chí Nghệ An thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những ngƣời làm báo. Mở rộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý báo chí với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới; vận dụng sáng tạo bài học, kinh nghiệm tốt của bên ngoài phù hợp thực tiễn báo chí Việt Nam.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản của báo chí. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng giao ban báo chí hằng tuần; giao ban giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý công tác báo chí với cơ quan chủ quản báo chí, định kỳ ba tháng/một lần; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các cuộc giao ban giữa cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí dƣới quyền.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí, nhất là ở các cơ quan báo chí đang có số lƣợng phát hành lớn, phạm vi rộng, tác động đến đông đảo công chúng.
3.1.2. Đẩy mạnh công tác quản lý báo chí
3.1.2.1. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về báo chí
Phƣơng châm chỉ đạo quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với hoạt động báo chí là “phát triển đi đôi với quản lý tốt”. Sự phát triển này không chỉ đơn thuần là tăng về mặt số lƣợng, mà còn bao gồm cả mở rộng quy mô, phạm vi tác động và nâng cao chất lƣợng thông tin. Việc tiếp tục mở rộng quy mô của báo chí trong phạm vi toàn xã hội là một yêu cầu tất yếu. Xã hội luôn phát triển, dân trí ngày càng cao, nhu cầu thông tin, giao tiếp tăng lên. Chính thực tiễn xã hội đòi hỏi mở rộng quy mô thông tin của từng cơ quan báo chí cũng
nhƣ sự ra đời của những tờ báo, bản tin, tạp chí, chƣơng trình phát thanh, truyền hình mới. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô này phải phù hợp với quy hoạch, chiến lƣợc phát triển báo chí, tránh tình trạng chồng chéo, vay mƣợn nội dung bài vở...
Hoạt động báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhất là sự bùng nổ của thông tin toàn cầu... đang đặt ra những yêu cầu mới về quy hoạch báo chí tỉnh Nghệ An; đòi hỏi phải xây dựng chiến lƣợc phát triển thông tin lâu dài cho đất nƣớc. Chiến lƣợc này phải là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lƣợc thông tin phải đánh giá đƣợc thực trạng thông tin ở nƣớc ta, đƣa ra đƣợc các quan điểm chỉ đạo phát triển thông tin và mục tiêu phát triển thông tin đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu đó.
Đẩy mạnh công tác quản lý báo chí trong địa bàn Tỉnh Nghệ An, bởi làm phong phú, đa dạng các SPBC đi đôi với quản lý thật tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để báo chí phát huy vai trò trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, định hƣớng tƣ tƣởng đối với công chúng. Trong hoạt động quản lý, muốn điều chỉnh hợp lý hoạt động của hệ thống báo chí cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu và điều kiện tiếp nhận SPBC. Cần khuyến khích sự phát triển của nhóm báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng theo các địa bàn cƣ trú khác nhau là nhiệm vụ mang tính cấp bách. Bên cạnh đó, cần thiết phải hạn chế các SPBC chạy theo xu hƣớng “lạm dụng việc thoả mãn” nhu cầu của công chúng.
Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An cần tập trung đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nƣớc về báo chí; tăng cƣờng phổ biến Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Cùng với việc khắc phục có hiệu quả hiện tƣợng một số tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ, Sở cần tập trung chấn chỉnh thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, thông tin không phục vụ lợi ích đất nƣớc, nhân dân.
3.1.2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy quản lý
Thứ nhất, cần xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông với các ban, ngành có liên quan.
Thứ hai, ở địa phƣơng, cần xây dựng các quy định mới và cụ thể hơn để tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ để nâng cao vai trò của Sở Thông tin và Truyền thông.
Thứ ba, triển khai áp dụng phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý