Nhóm giải pháp chuyên môn

Một phần của tài liệu Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An (Trang 99)

Trong thời đại bùng nổ thông tin, công chúng có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình. Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trƣơng Minh Tuấn, trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí đã khẳng định: “Nhu cầu của người tìm kiếm thông tin khiến họ có thể đi tìm ở bất kỳ đâu, không riêng gì các kênh báo chí. Thị hiếu của họ là muốn nghe những dư luận khác, thậm chí là tin đồn thất thiệt họ cũng rất quan tâm. Chính vì thế, báo chí truyền thống phải định hướng thông tin cho chuẩn xác nhất, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay. Khi có một vấn đề đặt ra, được dư luận quan tâm, chúng ta phải kịp thời hướng đến và đó mới là trách nhiệm của người làm báo, đòi hỏi bản lĩnh của người làm báo để vừa đưa tin nhanh nhạy, lại vừa chính xác tới bạn đọc”[61]. Vì thế, nếu báo chí thiếu sức cạnh tranh, không tạo đƣợc sự thu hút công chúng, thì dù số lƣợng bản in có tăng, thời lƣợng phát sóng có nhiều đến đâu thì hiệu quả tác động cũng rất thấp và không đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, tác động xã hội của báo chí là rất lớn, do đó, nếu ngƣời đƣa tin không có sự cân nhắc, suy xét thấu đáo về hiệu quả, hệ quả của bài báo thì sức ảnh hƣởng của nó đến đời sống xã hội có thể vƣợt xa tầm kiểm soát, tốn nhiều công phu sửa chữa, khắc phục hậu quả thông tin hơn. Điều đó đòi hỏi nỗ lực tự thân của đội ngũ báo chí cũng nhƣ cơ chế xử lý thông tin của các cơ quan báo chí, tránh những vấn đề phức tạp nảy sinh khiến quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân bị hạn chế.

3.2.1 Cải tiến nội dung và hình thức các sản phẩm báo chí

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng hình ảnh báo chí

Để nâng cao chất lƣợng ảnh báo chí, việc đầu tiên là phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ những ngƣời cầm máy. Hội các nhà nhiếp ảnh của thành phố Saint Peterbourg có câu tuyên ngôn rất hay: “Ánh sáng mặt trời và ánh sáng trí

tuệ làm nên nhà nhiếp ảnh”. Phóng viên ảnh đến với nghề báo bằng nhiều con đƣờng khác nhau.

Đối với các phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí thì việc tiếp tục đào tạo để nâng cao tay nghề là cần thiết. Với những lớp đào tạo bồi dƣỡng này, các phóng viên ảnh đƣợc tìm hiểu sâu thêm những kiến thức về nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng: những lý thuyết về bố cục, góc độ, ánh sáng, màu sắc..., những hiểu biết về máy ảnh số, các kỹ năng và kinh nghiệm chụp ảnh, khai thác đề tài; kỹ năng tác nghiệp trên một số lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội; cách viết chú thích ảnh... Cùng với giảng dạy lý thuyết, lớp học cũng rất chú trọng đến việc thực hành và rút kinh nghiệm trên chính sản phẩm của học viên qua các chuyến đi thực tế.

Nhiều tờ báo sử dụng ảnh rất tùy tiện, tự ý dùng photoshop xóa hay thêm các chi tiết của ảnh, làm sai sự thật của bức ảnh. Đó là điều tối kị trong ảnh báo chí. Bởi ảnh báo chí trƣớc hết phải là ảnh tài liệu. Nó phải có tính chân thật, tính thời sự, tính hiện thực. Sự thật trong ảnh báo chí là sự thật tuyệt đối, nguyên hình nguyên trạng, không bị một nguyên nhân chủ quan nào chi phối. Tính chân thật của một bức ảnh đã tạo cho nó một giá trị đặc biệt.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí cụ thể như sau:

- Chọn đầu vào với tiêu chí sau khi ra trƣờng phải là phóng viên ảnh chuyên nghiệp, tăng cƣờng chất lƣợng các bài giảng, nâng thêm số giờ thực tập và đi cơ sở.

- Các biên tập viên, thƣ ký toà soạn phải đƣợc trang bị kiến thức về ảnh. - Các phóng viên viết cũng phải có kiến thức về ảnh.

- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ảnh báo chí cho các tòa soạn báo (do Hội Nhà báo Nghệ An tổ chức).

- Giải thƣởng Hội nhà báo Việt Nam hàng năm cần có bổ sung, cải tiến tiêu chí thi và tuyển chọn sao cho tất cả các nhà nhiếp ảnh trong cả nƣớc có ảnh báo chí tốt đƣợc tham dự.

- Hội Nhà báo Nghệ An và Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nghệ An phối hợp nhiều hơn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo ảnh, tổ chức các cuộc thi ảnh báo chí, tài liệu và nghệ thuật ở mọi cấp tỉnh, khu vực và quốc gia. Các ảnh tốt, đoạt giải ở các cuộc thi này đƣợc quyền tham dự vòng chung khảo ảnh báo chí quốc gia.

3.2.1.2. Đổi mới công tác xuất bản và kỹ thuật in ấn, phát hành

Không có gì ngăn cản đƣợc những kỹ thuật mới đang lan tràn vào lĩnh vực của cuộc sống chúng ta. báo chí cũng không thể tránh khỏi điều này. Những yêu cầu mà ngƣời đọc đòi hỏi tới các báo - tính nhanh kịp thời của thông tin đƣợc phản ánh trong đó, nhanh xuất bản các số báo ra thị trƣờng, mức độ lên khuôn của chúng, trình bày và việc thực hiện in ấn,... đã buộc các nhà phát hành báo phải chú ý tới các phƣơng tiện kỹ thuật mới. Báo đƣợc trang bị các phƣơng tiện đó, có nhiều khả năng hơn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. vì nó giúp cho nhân viên của toà soạn tiết kiệm đƣợc thời gian và sức lực đƣợc yêu cầu cho công việc chuẩn bị và xuất bản các tờ báo; cho phép giảm chi phí trong việc xuất bản báo. Bởi vậy trong một số các phƣơng hƣớng quan trọng nhất của nhà quản lý báo chí trong công tác phát hành là gắn liền nó với việc xây dựng cho toà soạn báo một hệ thống các phƣơng tiện kỹ thuật mới.

Hệ thống này bao gồm ba phần:

- Phần thứ nhất là kỹ thuật đƣợc các nhà báo sử dụng trong công việc sáng tạo cá nhân.

- Phần thứ hai bao gồm các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho cả tập thể biên tập, tất cả các đơn vị của nó - cả bộ phận kỹ thuật mới đƣợc sử dụng tỏng toà soạn để xuất bản các số báo. Kỹ thuật mới có thể mang lại cho toà soạn báo hay tạp chí hiệu quả mong đợi trong điều kiện bảo đảm một số các nhân tố cần thiết. Đầu tiên là tính đồng bộ, tức là xây dựng cho toà soạn đầy đủ, đồng bộ các phƣơng tiện kỹ thuật có liên quan với nhau và bổ sung cho nhau.

- Thứ ba là phải phù hợp với các điều kiện của toà soạn, không chỉ về các khả năng tài chính mà cả về sự phù hợp của kỹ thuật với mức độ kỹ năng nghề nghiệp của các nhân viên phát hành, với các kiến thức và kinh nghiệm của họ và về các khả năng sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Những mục đích của việc xây dựng kỹ thuật mới này là bảo đảm các quá trình chuẩn bị các số báo, thúc đẩy nhanh và giảm nhẹ tất cả những công đoạn sáng tạo và sản xuất gắn với việc xuất bản chúng, tăng tính hiệu quả của việc lãnh đạo và quản lý tập thể ban biên tập và không kém phần quan trọng nữa là giảm chi phí trong việc xuất bản báo, tăng khả năng cạnh tranh của nó trên thị trƣờng các ấn phẩm định kỳ.

Kỹ thuật mới cho phép báo xuất bản đƣợc số lƣợng lớn và phân phát đƣợc trong một vùng rộng lớn, giải quyết có hiệu quả các vấn đề có liên quan đến việc phát hành báo. Sự phân quyền xuất bản của tờ báo lớn đã mở ra các khả năng đó. Số lƣợng in của nó có thể tới hàng chục nghìn và thậm chí là hàng trăm nghìn bản. Thay cho việc chuyển bản đúc chữ của báo tới bằng hàng không, ngƣời ta đã chuyển số báo qua mạng Internet. Trong thời gian nửa tiếng, máy móc hiện đại có thể chuyển đƣợc số báo bốn trang tới một địa điểm xa xôi. Trên cơ sở của các tờ nhận đƣợc tại đó ngƣời ta tiến hành chuẩn bị hình thức in và in báo bằng phƣơng pháp ốp-sét.

Cùng với việc chuyển sang hệ thống nhƣ vậy của việc xuất bản báo tại các địa phƣơng có văn phòng đại diện lớn nhƣ Nghệ An, tờ báo sẽ cùng một lúc đạt đƣợc một số mục đích. Thứ nhất, tăng đƣợc chất lƣợng việc thực hiện in ấn của báo - trƣớc tiên là do dó in ốp - sét. Phƣơng pháp này của việc xuất bản báo có một vai trò quan trọng cho các tờ báo chƣa có cơ sở in lớn. Thứ hai, trong tƣơng lai, việc chuyển đó có thể đƣa lại việc tiết kiệm các phƣơng tiện kỹ thuật và giảm chi phí. Tất nhiên, trong trƣờng hợp này đòi hỏi phải giải quyết tốt nhiệm vụ gắn với việc chuyển số lƣợng các bản in của báo từ nhà in tới toà soạn và việc phân phối ấn phẩm tại các giai đoạn tiếp theo.

Nhƣ vậy, các phƣơng tiện kỹ thuật mới sẽ đảm bảo việc tối ƣu hoá quá trình chuẩn bị báo, xuất bản báo và số lƣợng ấn hành sẽ phụ thuộc các trang bị kỹ thuật của tở báo. Chúng cấu tạo nên một hệ thống cân đối thống nhất mở ra cho mỗi tập thể ban biên tập và từng nhân viên của nó những khả năng to lớn của việc nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của mình. Trong hệ thống này tất cả mọi thứ cần đƣợc liên quan và bổ sung cho nhau. Các yếu tố của nó liên kết với nhau thành một chuỗi xích đảm bảo nhất quán việc chuẩn bị, xuất bản và phát hành báo.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng thông tin báo chí

Hoạt động báo chí là hoạt động có ý thức và mục đích của con ngƣời, bởi vậy yêu cầu về tính hiệu quả báo chí phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Hiệu quả báo chí là việc vận dụng các quy luật, các nguyên tắc, hình thức, phƣơng thức hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt mục đích đặt ra. Để báo chí hoạt động hiệu quả, trƣớc hết nội dung thông tin phải phong phú, mang lại cho công chúng một lƣợng thông tin mới, phản ánh đúng, kịp thời, đi vào những vấn đề thiết thực nhất mà công chúng đang quan tâm hoặc đang thiếu thông tin, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của đối tƣợng. Về hình thức, thông tin báo chí phải đƣợc chuyển tải bằng các hình thức tác phẩm và phƣơng pháp thể hiện thuyết phục, dễhiểu. Nó không chỉ làm cho công chúng thích thú, mà còn khơi gợi đƣợc sự suy nghĩ theo hƣớng đúng và thúc đẩy hành động tích cực của họ..

Nâng cao chất lƣợng báo chí trong đời sống xã hội, mục tiêu cuối cùng là quan tâm tới tính hiệu quả của thông tin tới công chúng Nghệ An. Hiệu quả của thông tin báo chí khi đƣợc phát huy sẽ trở thành một sức mạnh to lớn, góp phần hình thành dƣ luận xã hội, xây dựng hệ tƣ tƣởng chủ đạo của xã hội, biến nhận thức thành hành động theo chiều hƣớng tích cực để góp phần cải tạo và xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Báo chí Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung phải phát triển về số lƣợng, thƣờng xuyên đổi mới, cải tiến về chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Công chúng không ƣa những thông tin trùng lặp, sáo rỗng, theo lối mòn, không gắn với thực tế. Do đó, để thu hút đƣợc công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho hấp dẫn, linh hoạt. Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tƣơng ứng, có chung tiếng nói, tránh phô trƣơng hình thức, gọt giũa câu chữ để che lấp đi nội dung thông tin tẻ nhạt. Hoạt động báo chí phải đạt đƣợc mục đích là trang bị cho công chúng về nhận thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế độ, lợi ích của đất nƣớc trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng an tâm về tƣ tƣởng, sống có ích. Đây là một công việc khó khăn vì nó rất dễ trở nên khô cứng, đơn điệu, đòi hỏi phƣơng pháp giáo dục phải thƣờng xuyên đổi mới, linh hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú, không áp đặt, tạo điều kiện cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình. Báo chí phải là ngƣời dẫn đƣờng cho công chúng trƣớc thực tế phức tạp, trƣớc các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh. Bên cạnh việc thông tin, báo chí cần phải phân tích những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, những sai lầm, khuyết điểm. Phải giải đáp kịp thời những vƣớng mắc về tƣ tƣởng của công chúng nhằm tạo ra môi trƣờng giáo dục chính trị- tƣ tƣởng lành mạnh, trang bị cho họ vốn kiến thức hiểu biết về mọi mặt. Cần thƣờng xuyên mở các diễn đàn, các cuộc toạ đàm, trao đổi ý kiến, để hiểu thêm về công chúng, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chính đáng của họ.

Báo chí Nghệ An trong điều kiện cạnh tranh thông tin quyết liệt phải cố gắng vƣơn lên, cung cấp thông tin mau lẹ, kịp thời, chính xác, sắc sảo, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự điều hành của Nhà nƣớc. Báo chí có nhiều tin, bài phong phú về thể loại, nội dung có giá trị cao hơn, đi vào lòng ngƣời, góp phần định hƣớng, điều chỉnh hành vi xã hội của ngƣời dân

cũng nhƣ định hƣớng dƣ luận xã hội. Báo chí phát triển nhanh về số lƣợng song cũng phải đáp ứng tốt yêu cầu về chất lƣợng, đủ sức cạnh tranh và có uy tín trong và ngoài nƣớc. Báo chí không đƣợc tự mãn với kết quả đạt đƣợc mà phải không ngừng nâng cao chất lƣợng thông tin hơn nữa, có tác dụng chính trị, xã hội tốt hơn.Việc nâng cao chất lƣợng thông tin báo chí trƣớc hết xuất phát từ yêu cầu tự thân của hoạt động báo chí, đặc biệt yêu cầu này càng thêm bức thiết, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin và bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin nƣớc ta hiện nay. Trƣớc yêu cầu mới của sự phát triển, tất cả các loại hình thông tin báo chí đều hƣớng tới một mục tiêu chất lƣợng cao, coi trọng chất lƣợng chính trị, chất lƣợng văn hoá, chất lƣợng khoa học và chất lƣợng nghiệp vụ của thông tin. Thông tin phải đảm bảo tính chân thật, tính giáo dục ,tính nhân dân, tính chiến đấu, phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của nhân dân; phải góp phần quan trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân trí, hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội lành mạnh; tăng cƣờng sự đoàn kết, nhất trí về tƣ tƣởng chính trị và tinh thần trong nhân dân; biểu dƣơng các nhân tố mới điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại. Thông tin phải thực sự đi trƣớc một bƣớc, vừa làm tốt việc dự báo, định hƣớng phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào chất lƣợng thông tin báo chí. Muốn nâng cao hiệu quả báo chí phải tăng cƣờng sự hợp tác giữa các bộ phận, các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí. Hiệu quả báo chí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của việc truyền thông tin, cách thể hiện thông tin. Cho nên, bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng nội dung, tăng cƣờng hàm lƣợng thông tin, việc lựa chọn những phƣơng thức chuyển tải phù hợp và hình thức biểu hiện thông tin một cách sinh động, gây đƣợc những xúc cảm tốt cũng là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An (Trang 99)