CCBC Nghệ An
Theo Tổng kết của Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Nghệ An năm 2013, trong thời kỳ đổi mới, Hệ thống báo chí Nghệ An có bƣớc phát triển quan trọng cả về loại hình và chất lƣợng, với đầy đủ các phƣơng tiện truyền thông tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài sự phát triền khởi sắc của cả 3 loại hình báo chí truyền thống nhƣ báo in, báo nói, báo hình, là sự nở rộ của loại hình báo điện tử ( hay còn gọi là báo trực truyến), và sự “ kì diệu” của các loại hình báo chí qua điện thoại di động.
2.2.1. Vai trò của công chúng đối với sự tồn tại và phát triển của báo chí tại Nghệ An
Công chúng Nghệ An quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí và nhà báo trong tỉnh. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình đƣa thông tin, kiểm chứng, sàng lọc thông tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực vô tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển. Nếu không có công chúng thì sản phẩm báo chí coi nhƣ không có tác dụng, bởi vì sản xuất ra không có ngƣời đọc, chƣơng trình phát sóng không có ngƣời nghe, ngƣời xem. Nhà báo mà không có công chúng thì có thể coi nhƣ không hành nghề. Duy trì tốt mối quan hệ này, sẽ đem lại cho cơ quan báo chí những lợi ích sau:
- Thực hiện đƣợc lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, bởi trên cơ sở số lƣợng, chất lƣợng và đặc điểm nhóm công chúng mà sản phẩm báo chí gây ảnh hƣởng, cơ quan báo chí sẽ có cơ hội phát triển quảng cáo, kinh doanh dịch vụ và gây ảnh hƣởng chính trị - xã hội. Đây là điều rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định vị thế xã hội và bản chất của hoạt động của cơ quan báo chí.
- Tăng nguồn thu để bù đắp chi phí sản xuất. Trên thực tế nếu không bán đƣợc sản phẩm, hoặc tăng doanh thu quảng cáo, không mở rộng đƣợc khách hàng báo chí thì khó có điều kiện phát triển sự nghiệp báo chí. Phát triển theo cơ chế thị trƣờng, bắt buộc các cơ quan báo chí phải tự cân đối tài chính, vì vậy mối quan hệ với công chúng với tƣ cách là khách hàng sẽ phổ biến trong giai đoạn hiện nay của các cơ quan báo chí.
- Công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp dữ liệu và nguồn nuôi dƣỡng báo chí. Công chúng không chỉ là đối tƣợng tác động, đối tƣợng thuyết phục và lôi kéo mà còn là chủ thể tham gia tích cực trong các quá trình ấy; mặt khác, họ còn là lực lƣợng đánh giá, giám sát và cổ vũ động viên mọi hoạt động của báo chí. Thực tế cho thấy, sản phẩm báo chí
(báo in, PT-TH, báo mạng điện tử...) công chúng, nhóm đối tƣợng tham gia càng nhiều thì uy tín, năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao.
2.2.2. Vai trò của báo chí trong việc thông tin đối với công chúng Nghệ An
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phƣơng tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lƣợng thông tin khổng lồ đến với công chúng Nghệ An. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hƣởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Hiểu theo cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là ngƣời đƣa tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện nhƣ một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hƣớng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trò đó chính là áp lực của dƣ luận xã hội do báo chí tạo ra.
Nhìn ở một góc độ khác, báo chí cũng đã tạo ra ảnh hƣởng to lớn về văn hóa, lối sống xã hội của nhân dân Nghệ An. Nhiều hình ảnh, kiểu mốt, ngôn từ và cách hành xử thể hiện trong các chƣơng trình truyền hình, các trang báo đã nhanh chóng xâm nhập vào cuộc sống. Trong thực tế hiện nay, ngƣời ta có thể dễ dàng nhận thấy ở tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên những kiểu tóc, màu tóc, mốt quần áo của các cầu thủ bóng đá, các ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng, các nhân vật trong các chƣơng trình phim truyền hình nƣớc ngoài. Đó chính là minh chứng tác động của báo chí đối với công chúng trong đời sống xã hội.
Thực hiện chức năng thông tin, báo chí đã góp phần quan trọng đáp ứng quyền đƣợc thông tin của công chúng Nghệ An. Đây là một nội dung cơ bản đƣợc hiến pháp và pháp luật thừa nhận và đƣợc thực tiễn chứng minh một cách sinh động. Các văn bản pháp luật nhƣ hiến pháp, luật báo chí, luật phòng chống tham nhũng… đều nêu cao vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức năng thông tin cho ngƣời dân. Quy chế ngƣời phát ngôn, các quy định về cung cấp
thông tin cho báo chí đang đƣợc quan tâm và hoàn thiện nhằm giúp báo chí tiếp cận thông tin nhanh, chính xác và hiệu quả nhất.
Việc bảo đảm quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân thông qua báo chí đƣợc thể hiện trên mấy phƣơng diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, báo chí thông tin về chủ trƣơng, chính sách, các quy định về pháp luật trên mọi mặt đời sống ngƣời dân Nghệ An. Những văn bản này theo luật định ngƣời dân có toàn quyền tiếp cận và thực tế việc phổ biến pháp luật đến ngƣời dân cũng là một ƣu tiên trong chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kinh tế- xã hội cũng nhƣ tập quán làm việc nên việc trực tiếp đƣa pháp luật đến ngƣời dân của cơ quan công quyền còn nhiều rào cản. Báo chí chính là kênh hữu hiệu phổ biến pháp luật đến công chúng. Thực tế rất ít ngƣời có thể đọc trọn vẹn Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách về kìm chế và giảm tai nạn giao thông, nhƣng quy định về việc bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì lập tức cả chục triệu ngƣời đều hiểu và lập tức thực hiện. Đó là sức mạnh thông tin của báo chí.
Ngƣời dân Nghệ An còn đƣợc tiếp cận thông tin pháp luật khi nhiều văn bản luật còn ở dạng dự thảo, cần ngƣời dân tham gia đóng góp ý kiến. Việc hoàn chỉnh các văn bản này, dự kiến việc thực thi trong thực tế, những vƣớng mắc và bất cập… sẽ đầy đủ và thuyết phục hơn nhiều khi ngay từ đầu có sự tham góp của những ngƣời sẽ tuân thủ chúng. Nhiều bộ luật nhƣ luật dân sự, luật đất đai đƣợc Quốc hội chủ động thông qua báo chí để lấy ý kiến nhân dân đã có hiệu quả tích cực. Một số văn bản dƣới luật có nhiều yếu tố bất hợp lý đã bị phản bác ngay từ khi nó mới chỉ là dự thảo nhờ sự soi rọi của báo chí và ý kiến phản bác quyết liệt của dƣ luận nhƣ “thuế thu nhập dành cho hộ nông dân có thu nhập cao”, “thuế doanh thu dành cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng mô tô hai bánh”…
Thứ hai, báo chí Nghệ An thông tin cho ngƣời dân về những vụ việc tiêu cực, phanh phui những sai trái của các cá nhân vi phạm trong và ngoài bộ máy công quyền.
Để bảo đảm quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân thông qua báo chí, hoạt động báo chí cũng cần đƣợc sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nƣớc, giảm bớt những rào cản không cần thiết. Qua khảo sát của chúng tôi, trong tác nghiệp, nắm bắt thông tin, hiện còn đang nổi lên một số khó khăn, hạn chế sau:
Một là, khó khăn về cơ chế ngƣời phát ngôn và cách vận dụng cơ chế này còn chƣa thống nhất ở nhiều cơ quan đơn vị. Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành giữa năm 2007, tuy nhiên, một số cơ quan chƣa cử ngƣời phát ngôn, hoặc có cử nhƣng trong nhiều trƣờng hợp ngƣời phát ngôn không kịp thời cập nhật thông tin hoặc không nắm rõ thông tin để cung cấp một cách cụ thể, chuẩn xác. Thực tế, khi Chính phủ quy định về ngƣời phát ngôn, có nghĩa là giúp báo chí có một nguồn tiếp cận chính thức, minh bạch, tránh những thông tin ngoài lề, đồn thổi, gây dƣ luận không tốt. Nếu thực hiện đúng tinh thần này, thì quyền tiếp cận thông tin của ngƣời dân thông qua báo chí sẽ thêm thuận lợi nhờ sự chính xác, chính thống, cũng nhƣ mức độ phong phú của thông tin. Tuy nhiên, không ít cơ quan công quyền, cơ chế ngƣời phát ngôn đã đƣợc vận dụng để “né tránh” báo chí vì “ngƣời phát ngôn” không chỉ phát ngôn mà còn bận rất nhiều việc chuyên môn khác nên tìm gặp không dễ. Các cá nhân có trách nhiệm khác thì vin vào cơ chế này để từ chối trả lời báo chí vì đó là “việc của ngƣời phát ngôn”. Cần phải hiểu và làm rõ ngƣời phát ngôn là đại diện chính thức của Bộ, ngành, cơ quan công quyền, có trách nhiệm nêu quan điểm chính thức của cơ quan, Bộ ngành đó với báo chí về những vấn đề có liên quan. Nếu ngƣời phát ngôn vì lý do gì đó không thể tiếp xúc đƣợc thì phải có ngƣời đại diện khác tạm thay thế để giữ mối liên hệ với báo chí thƣờng xuyên. Nâng cao trách nhiệm, ý thức chính trị của cán bộ công quyền khi trả lời báo chí là cần thiết, song không nên tạo ra
“cái cớ” để cán bộ công quyền chối bỏ trách nhiệm trả lời báo chí bởi bất cứ một xã hội văn minh nào, việc công chức, cán bộ đối diện với áp lực giám sát của DLXH vẫn luôn là điều cần thiết.
Hai là, khó khăn vì cơ chế “tài liệu đóng dấu mật” đƣợc sử dụng khá nhiều, khá tràn lan, cản trở việc tiếp cận thông tin và định hƣớng DLXH của nhà báo.
Nhiều chuyên gia cũng băn khoăn vì “tình trạng đóng dấu “mật” tràn lan trên tài liệu của các cơ quan để tránh bị báo chí khai thác, khiến phóng viên tác nghiệp gặp rất nhiều khó khăn”. Đấy là chƣa kể việc nhà báo vi phạm luật báo chí thì bị xử lý, còn các cơ quan khác vi phạm thì chƣa thấy xử lý. Sự mất công bằng này cũng là một trở ngại không nhỏ khi báo chí đang cố gắng vƣơn lên đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Muốn báo chí làm tốt vai trò thông tin, bảo đảm quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân thì điều đầu tiên, báo chí phải tạo đƣợc tác động, ảnh hƣởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Việc đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hệ thông thông tin báo chí về số lƣợng đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc của Chính phủ. Đó là cơ sở quan trọng, là nền tảng để báo chí vƣơn lên làm tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân. Tuy vậy, bên cạnh việc tăng về “lƣợng” thì yêu cầu bức thiết vẫn là nâng cao về “chất”. Ngoài việc tăng số lƣợng phát hành báo in, tăng phạm vi phủ sóng và thời lƣợng phát thanh truyền hình, một yếu tố quan trọng và không thể thiếu chính là nâng cao chất lƣợng, tăng tính hấp dẫn của các loại hình báo chí với công chúng. Trong thời đại bùng nổ thông tin, công chúng có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình. Nếu báo chí thiếu sức cạnh tranh, không tạo đƣợc sự thu hút công chúng, thì dù số lƣợng bản in có tăng, thời lƣợng phát sóng có nhiều đến đâu thì hiệu quả tác động cũng rất thấp và không đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, tác động xã hội của báo chí là rất lớn, do đó, nếu ngƣời đƣa tin không có sự cân nhắc, suy xét thấu đáo về hiệu quả, hệ quả của bài báo thì sức ảnh hƣởng của nó đến đời sống xã
hội có thể vƣợt xa tầm kiểm soát, tốn nhiều công phu sửa chữa, khắc phục hậu quả thông tin hơn. Điều đó đòi hỏi nỗ lực tự thân của đội ngũ báo chí cũng nhƣ cơ chế xử lý thông tin của các cơ quan báo chí, tránh những vấn đề phức tạp nảy sinh khiến quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân bị hạn chế.