Khảo sát nhu cầu tiếp nhận thông tinbáo chí của công chúng báo chí Nghệ An

Một phần của tài liệu Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An (Trang 53)

Nghệ An

2.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đối với mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Nghệ An

Nhu cầu báo chí của ngƣời dân Nghệ An chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố nơi sống-mức sống, nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.

 Văn hóa

Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn đến nhu cầu báo chí của một ngƣời. Ngƣời làm truyền thông cần quan tâm đến các yếu tố này đáp ứng nội dung và hình thức hay các thông điệp quảng cáo trên các tờ báo hay kênh truyền hình của mình.

Dân chúng Nghệ An nói chung phần lớn lựa chọn kênh truyền hình và báo chí địa phƣơng khi phù hợp với hình thức, nội dung đáp ứng nhu cầu thực tế cấp thiết của các vùng miền hiện tại.

Về cơ bản, tất cả các xã hội loài ngƣời đều có sự phân tầng xã hội. Việc phân tầng xã hội có thể mang hình thức một hệ thống đẳng cấp (caste system), là hệ thống mà các thành viên trong những đẳng cấp khác nhau đều cùng gắn bó với nhau trong những vai trò nào đó, và không hề có sự thay đổi từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Thông thƣờng hơn, sự phân tầng xã hội mang hình thức là những tầng lớp xã hội.

Tầng lớp xã hội (social class) là những giai tầng (division) tƣơng đối đồng nhất và bền vững trong một xã hội, đƣợc sắp xếp theo trật tự tôn ti, và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia xẻ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng xử giống nhau.

Các tầng lớp xã hội có những sở thích về sản phẩm báo chí khác nhau trong các lãnh vực nhƣ xã hội, hoạt động giải trí và phƣơng tiện đi lại. Một số ngƣòi làm truyền hình tập trung nỗ lực của họ vào một tầng lớp xã hội nhất định. Chẳng hạn, những kênh truyền hình nào đó thì thu hút những ngƣời thuộc tầng lớp cao; còn những cửa hàng khác thì chuyên phục vụ những ngƣời ở tầng lớp thấp hơn, v.v...

Ở 3 địa điểm phân tích thì có sự phân biệt tầng lớp và địa vị xã hội khác nhau rõ rệt. Khi phân tích làm nối bật rõ đƣợc sự tác động của địa vị xã hội ảnh hƣởng trực tiếp tới nhu cầu tiếp nhận thông tin của báo chí Nghệ An.

Qua phiếu khảo sát tình hình điều kiện sống của các vùng khác nhau của Nghệ An, thấy rất rõ điều kiện sống, công việc chi phối rất lớn trong nhu cầu của công chúng trong nội dung và hình thức của các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Cụ thể hơn ta có các số liệu thông kê sau:

Bảng 2.1: Điều kiện xã hội của công chúng Nghệ An

Công việc T.p Vinh Huyện Nghi Lộc Huyện Kỳ Sơn

N % N % N %

Công nhân viên 79 39.5 31 20.95 17 13.39

Nông dân 0 0 55 37.16 60 47.24

Công nhân 43 21.5 20 13.51 21 16.54

Nghề tự do 23 11.5 7 4.73 17 13.39

Về hƣu 55 27.5 35 23.65 12 9.45

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.1: Điều kiện xã hội của công chúng T.p Vinh

Biểu đồ 2.2: Điều kiện xã hội của công chúng huyện Nghi Lộc

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.3: Điều kiện xã hội của công chúng huyện Kỳ Sơn

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy đƣợc cơ cấu về công việc hay điều kiện xã hội của công chúng Nghệ An tại các vùng có sự khác biệt rõ rệt.

Tại T.p Vinh công nhân viên chiếm một tỉ trọng khá cao, đây là tầng lớp trí thức nên có nhu cầu lớn hơn về báo chí và yêu cầu cao hơn về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức. Tiếp đó là tầng lớp công nhân cũng chiếm tỉ trọng cao, đây là khu đô thị, do đó có rất nhiều thành phần xã hội tập trung tại đây, do đó cũng tập trung khá nhiều loại hình thông tin đại chúng để phục vụ nhu cầu của nhiều tầng lớp khác nhau.

Tại huyện Nghi Lộc và Huyện Kỳ Sơn, tỷ lệ công nhân viên chiếm tỉ trọng thấp hơn so với tỉ trọng của nông dân và công nhân. Do đó điều kiện xã hội ở đây không đƣợc nhƣ khu thành thị, cơ hội ít tiếp xúc với nhiều loại phƣơng tiện đại chúng hơn.

Để nắm bắt đƣợc nhu cầu báo chí của công chúng Nghệ An, còn phải đi vào phân tích sâu điều kiện xã hội của từng vùng để hiểu đƣợc nhu cầu thực tế công chúng cần, từ đó mới có các chiến lực báo chí cụ thể và hiệu quả nhất.

2.3.2. Cách thức tiếp nhận thông tin từ báo chí của công chúng Nghệ An

Công chúng ít nhiều đều có khả năng tiếp cận với các loại hình báo chí. Tất nhiên việc tiếp cận của họ đối với các loại hình, giữa các sản phẩm báo chí không đồng đều và có sự khác biệt về mức độ.

2.3.2.1 Địa điểm và cách thức đọc báo in

Việc lựa chọn địa điểm theo dõi thông tin đại chúng liên quan chặt chẽ với cách thức phân bổ quỹ thời gian rãnh đối với công chúng báo chí. Ba địa điểm đọc báo chủ yếu của các ngƣời dân ba vùng đƣợc khảo sát: T.p Vinh, huyện Nghi Lộc và huyện Kỳ Sơn là: tại nơi ở, tại nơi làm việc, tại nơi khác. Tuy nhiên, các địa điểm càng ít tính gần gũi, thân mật hơn thì lại càng đòi hỏi sự tích cực ƣu tiên về sử dụng thời gian rỗi của cá nhân tiếp nhận thông tin hơn.

Một số vùng có đặc trƣng kinh tế, xã hội riêng nên địa điểm đọc báo in của họ cũng không đồng đều. Ở vùng thành phố chủ yếu đọc báo ở công viên,

quán nƣớc, còn vùng nông thôn miền núi ngƣời dân ít có có hội tiếp xúc với báo in hơn thì chủ yếu đọc ở địa điểm công cộng (nhƣ bệnh viện, ủy ban,….)

Bảng 2.2: Địa điểm đọc báo in của công chúng Nghệ An Nơi tiếp cận T.p Vinh Huyện Nghi Lộc Huyện Kỳ Sơn

N % N % N %

Tại nơi ở 36 40.00 11 20.37 10 27.78

Tại nơi làm

việc 47 52.22 33 61.11 23 63.89

Tại nơi khác 7 7.78 10 18.52 3 8.33

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.4: Địa điểm đọc báo in của công chúng T.p Vinh

Biểu đồ 2.5: Địa điểm đọc báo in của công chúng huyện Nghi Lộc

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.6: Địa điểm đọc báo in của công chúng huyện Kỳ Sơn

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Từ bảng số liệu cho thấy ba vùng T.p Vinh, huyện Nghi Lộc, huyện Kỳ Sơn có sự tƣơng đồng trong việc sử dụng các địa điểm đọc báo in. Cụ thể là có

tỉ lệ tƣơng đối cao: địa điểm tại nơi làm việc T.p Vinh chiếm 52.22%, huyện Nghi Lộc chiếm 61.11%, huyện Kỳ Sơn chiếm 63.89%.

Việc đọc báo tại nơi ở của T.p Vinh chiếm 40%, huyện Nghi Lộc chiếm 20.37%, huyện Kỳ Sơn chiếm 27.78%. Tại nơi khác T.p Vinh chiếm 7.78%, huyện Nghi Lộc chiếm 18.52%, huyện Kỳ Sơn chiếm 8.33%.

Với số liệu thống kê trên, có thể thấy rõ huyện Nghi Lộc và huyện Kỳ Sơn địa điểm đọc báo in tại nơi làm việc chiếm đa số. So với các thành phần xã hội khác trong cùng địa bàn thì ngƣời nông dân có những điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí bị hạn chế do sự khác biệt về trình độ dân trí, nghề nghiệp, thói quen, môi trƣờng chính trị - xã hội, môi trƣờng văn hóa, mức thu nhập tài chính, khả năng tiếp cận với công nghệ… Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin báo chí đến với ngừời nông dân là điều không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội mà còn thúc đẩy tiến trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Do đặc thù của vùng miền, tại nơi nông thôn và miền núi ngƣời dân ít đƣợc tiếp cận với báo in hơn, chủ yếu đọc báo in trong các cơ quan nhà nƣớc, các công nhân viên chức mới thƣờng xuyên đọc. Còn lại đọc tại gia đình chỉ có số ít ở khu vực thị trấn của các huyện này mới có khả năng đặt báo hoặc mua trực tiếp báo về đọc. Tại nơi khác chủ yếu ngƣời dân đến các khu vực bệnh viện, hành chính nhà nƣớc đọc báo ở khu vực thông tin công cộng.

Ở khu vực T.p Vinh chủ yếu vẫn là đọc tại nơi làm việc nhƣng chiếm tỉ trọng không cao, do ở đây có nhiều loại hình truyền thông đại chúng hơn, nên báo điện tử đƣợc sử dụng nhiều hơn là báo in. Hầu hết chỉ những ngƣời có nhu cầu đọc báo in là ngƣời cao tuổi và họ thƣờng đặt báo hoặc mua báo ngay tại các sạp báo gần nhà.

Qua khảo sát cho thấy, dấu hiệu tích cực tiếp cận thông tin từ công chúng Nghệ An vẫn còn chủ yếu ở khối nhà nƣớc, ngƣời dân thành thị, ngƣời nông dân nông thôn và miền núi rất ít có cơ hội tiếp cận với báo giấy.

2.3.2.2 Địa điểm và cách thức theo dõi báo truyền hình

Với sự mạnh mẽ của truyền hình cùng với mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao nên việc mua tivi để thay thế các phƣơng tiện thông tin đọc, nghe ngày càng phổ biến (70,4%). Nhiều ngƣời cho rằng, phát thanh là “dành cho ngƣời nghèo” và chủ yếu là thính giả vùng nông thôn, thế nên sự lựa chọn ƣu tiên tiếp theo của công chúng nông thôn là loại hình này. Hiện các hộ gia đình nông thôn có radio khá nhiều (hơn 50%) nhƣng tỷ lệ nghe đài lại rất thấp. Các đài phát thanh trong những năm qua có nhiều thay đổi cả về nội dung lẫn phƣơng thức thực hiện (có sự tham gia trực tiếp của thính giả (phone-in), có chƣơng trình phát thanh trực tiếp, chƣơng trình thực tế...) nhƣng vẫn không đủ hấp dẫn bộ phận công chúng này. Trong khi đó, các kết quả khảo sát gần đây cho thấy, trái ngƣợc với quan niệm phát thanh dành cho ngƣời dân sống ở nông thôn, các thành phố lớn không ngừng gia tăng lƣợng thính giả.

Sở dĩ có sự chênh lệch trong việc lựa chọn loại hình báo chí nhƣ vậy là do phát thanh tác động thông tin vào công chúng thông qua bộ máy nhận thức, họ phải ghi nhớ đƣợc thông tin, chuyển sang ký ức lâu dài, sẽ tạo ra biểu tƣợng mới - biểu tƣợng tƣợng thanh trong não ngƣời. Trong khi đó truyền hình với lợi thế từ hình ảnh, mọi thứ đƣợc bày sẵn trên màn hình, cộng hƣởng bởi lời bình, âm thanh, tiếng động làm cho ngƣời xem hứng thú hơn. Chính vì vậy, truyền hình là sự lựa chọn số một của nông dân.

Một thực tế đáng lƣu ý, hầu hết trong các gia đình công chúng nông dân đều có ti vi nhƣng việc mua sắm này không xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc tiếp nhận thông tin báo chí, mà chỉ thỏa mãn tƣ duy “cho bằng ngƣời ta”, “con gà tức nhau tiếng gáy”, phục vụ cho nhu cầu giải trí đơn thuần (xem phim, ca nhạc, bóng đá...). Nhiều gia đình nông dân có mức thu nhập ít ỏi nên việc xem truyền hình cũng hạn chế, hoặc phải có sự kiện quan trọng mới bật ti vi để xem.

Dựa vào sự thuận lợi và thói quen sinh hoạt của ngƣời dân, chúng tôi đƣa ra năm phƣơng án để khảo sát là: tại nhà, tại nơi làm việc, ô tô/ phƣơng tiện di chuyển, nhà hàng xóm, ngƣời quen, nơi khác. Trong đó, khác với phần phân tích trên tại nơi ở đƣợc xem là địa điểm mang tính gia đình, gần gũi và là nơi giải trí sau quãng thời gian lao động mệt mỏi tại cơ quan, nơi làm việc.

Khảo sát sâu hơn về việc lựa chọn địa điểm xem truyền hình và phát thanh của ngƣời dân các vùng T.p Vinh, huyện Nghi Lộc, huyện Kỳ Sơn cho thấy rõ nét hơn về xu hƣớng này và tập trung chủ yếu ở 3 địa điểm: tại nhà, tại nhà hàng xóm, ngƣời quen, tại nơi khác.

Bảng 2.3: Địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng Nghệ An Nơi tiếp cận T.p Vinh Huyện Nghi Lộc Huyện Kỳ Sơn

N % N % N % Tại nơi ở 94 59.87 56 62.22 45 61.64 Tại nhà hàng xóm, ngƣời quen 37 23.57 23 25.56 21 28.77 Tại nơi khác 26 16.56 11 12.22 7 9.59

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.7: Địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng T.p Vinh

Biểu đồ 2.8: Địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng huyện Nghi Lộc

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.9: Địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng huyện Kỳ Sơn

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Qua bảng khảo sát và biểu đồ đã thể hiện đƣợc hiệu quả tiếp nhận thông tin của báo truyền hình tạiT.p Vinh, huyện Nghi Lộc, huyện Kỳ Sơn, tuy có sự phân biệt rõ rệt do đặc thù về kinh tế xã hội. Địa điểm lựa chọn theo dõi và tiếp

nhận báo truyền hình của ba khu vực trên vẫn chủ yếu là tại nhà, lần lƣợt chiếm tỉ lệ là: 59.87%, 62.22%, 61.64%. Còn theo dõi truyền hình tài nhà ngƣời quen, hàng xóm ở T.p Vinh chiếm 23.57%, ở huyện Nghi Lộc chiếm 25.56%, ở huyện Kỳ Sơn chiếm 28.77%. Ở khu vực nông thôn và miền núi có lối sống làng xóm nhiều hơn nên tỉ lệ này cao hơn các khu thành phố, đô thị với lối sống cách biệt. Tại nơi khác nhƣ hàng quán, nơi công cộng, ô tô, điện thoại thì ở T.p Vinh chiếm tỉ lệ cao hơn, tới 16.56%; ở vùng nông thôn huyện Nghi Lộc chiếm 12.22%; đặc biệt ở khu vực trung du miền núi tỉ lệ này là rất nhỏ khi nơi đây rất ít các phƣơng tiện báo truyền hình công cộng nên chỉ chiếm có 9.59%.

Việc khảo sát này cũng cho thấy rằng, đây có lẽ là do thói quen chung của ngƣời dân Việt Nam, khi hầu nhƣ nhà nào cũng có vô tuyến. Khung giờ theo dõi vô tuyến tại nhà của ngƣời dân cũng chủ yếu vào buổi tối lúc ăn cơm, trƣớc khi đi ngủ. Tại khung giờ này thƣờng có các chƣơng thời sự và phim truyện giúp cho ngƣời dân biết tin tức trong ngày cũng nhƣ có quãng thời gian thƣ giãn. Khảo sát quãng thời gian xem báo truyền hình của T.p Vinh thì thời gian xem báo truyền hình chủ yếu vào buổi tối khi chiếm tới 79%, của huyện Nghi Lộc chiếm 91 % và của huyện Kỳ Sơn chiếm tới 95,3%. Ở khu vực miền núi, nông thôn, ngƣời dân ban ngày thƣờng đi làm và xem truyền hình chỉ có quãng thời gian đầu tối.

Qua khảo sát về địa điểm và thời gian theo dõi báo truyền hình của công chúng T.p Vinh, huyện Nghi Lộc, huyện Kỳ Sơn, thấy đƣợc sự tiếp nhận thông tin của ba vùng khá cao. Khi ở nhà và tại khung giờ buổi tối chủ yếu tập trung các chƣơng trình chính có nội dung thông tin lớn trong ngày nhƣng do điều kiện kinh tế và quãng thời gian rảnh không cho phép nên các chƣơng trình giải trí chƣa đƣợc chú ý nhiều.

2.3.3 Tần suất tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Nghệ An

Sự tác động của kinh tế, văn hóa và xã hội vào sự tiếp nhận thông tin của các vùng trên thế giới là không thể bàn cãi. Những nƣớc càng phát triển thì kéo

theo nó là sự phát triển của truyền thông và báo chí. Ở vùng nông thôn, miền núi có kinh tế kém phát triển hơn nên hiển nhiên vùng này cũng là vùng kém phát triển nhất về báo chí và thông tin. Họ còn không có cơm để ăn và lo cho cuộc sống qua ngày, còn thiếu rất nhiều hiểu biết về thông tin về khoa học kỹ thuật. Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đang dùng rất nhiều biện pháp giúp cải thiện tình hình ở đây bằng cách xóa đói giảm nghèo và cùng với nó là xóa đi sự mù thông tin, giúp các xã trong khu vực này sớm rút ngắn khoảng cách về thông tin với các vùng khác trên cả tỉnh.

2.3.3.1. Tần suất tiếp nhận thông tin của công chúng với báo in

Bảng 2.4: Tần suất tiếp nhận thông tin báo in của công chúng Nghệ An

Thời gian T.p Vinh Huyện Nghi Lộc Huyện Kỳ Sơn

N % N % N %

Rất ít khi 5 6.94 3 11.11 2 6.45

Vài lần một tuần 21 29.17 13 48.15 20 64.52

Đọc hàng ngày 46 63.89 11 40.74 9 29.03

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.10: Tần suất tiếp nhận thông tin báo in của công chúng huyện Nghi Lộc

( Nguồn: Điều tra công chúng Nghệ An của tác giả luận văn năm 2013)

Biểu đồ 2.11: Tần suất tiếp nhận thông tin báo in của công chúng huyện

Một phần của tài liệu Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)