Cách tính giá nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT

Một phần của tài liệu HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT (Trang 46)

- Đại diện bên giao

c, Cách tính giá nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT

E.NHẤT

Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT rất đa dạng và nhiều chủng loại, mỗi loại có tính chất, đặc điểm, công dụng khác nhau. Để thuận lợi trong việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu một cách chính xác, hợp lý và có hiệu quả thì việc phân nhóm nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý nguyên vật liệu.

Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT chia nguyên vật liệu thành những loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là những loại sau khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm bao gồm: Tôn, thép, Inox… Trong mỗi loại nguyên vật liệu lại chia thành nhiều loại khác nhau.

Cụ thể là:

Thép: Thép tấm, thép góc, thép hình… Tôn: Tôn 5 ly, tôn 6ly…

- Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tại Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT vật liệu phụ là ốc, vít, bulong, que hàn, dây hàn…

- Nhiên liệu: là những loại được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như: khí O2, khí CO2, dầu diezen, gas hoá lỏng….

c, Cách tính giá nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Công nghiệpE.NHẤT E.NHẤT

Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.

vật liệu tại Công ty Cổ Phần Công nghiệp E.NHẤT phương pháp tính giá nhập kho theo phương pháp thực tế và giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Cụ thể:

* Giá nguyên vật liệu nhập kho

Giá nguyên vật

liệu nhập kho =

Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán +

Chi phí thu mua (nếu có) Trong đó:

- Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán không bao gồm thuế GTGT do công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho…

Đối với phế liệu thu hồi: Giá thực tế của phế liệu thu hồi theo giá bán thực tế trên thị trường.

* Giá nguyên vật liệu xuất kho:

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ =

Giá NVL tồn đầu kỳ + Giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

Cụ thể:

Trong tháng 9 năm 2011, tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu chính của Công ty là thép tấm 2 ly có số liệu sau:

- Tồn đầu tháng: 1.876 kg đơn giá 18.200 đ/kg - Ngày 1/9/2011 nhập: 1.740 kg đơn giá 18.500 đ/kg - Ngày 5/9/2011 xuất: 1.940 kg

- Ngày 15/9/2011 nhập: 4.045 kg đơn giá 18.300 đ//kg - Ngày 21/9/2011 xuất: 1.870 kg - Ngày 27/9/2011 xuất: 2.700 kg Đơn giá xuất kho = 1.876 x 18.200 + 1.740 x 18.500 + 4.045 x 18.300 1.876 + 1.740 + 4045 = 18.321 đ/kg Giá trị xuất kho

Ngày 5/9/2011: 1.940 x 18.321 = 35.542.740 đồng Ngày 21/9/2011: 1.870 x 18.321 = 34.260.270 đồng Ngày 27/9/2011: 2.700 x 18.321 = 49.466.700 đồng Tổng giá trị xuất kho: 119.269.710 đồng

Cũng trong tháng 9 tình hình nhập xuất nguyên vật liệu phụ của Công ty là que hàn có số liệu sau:

- Tồn đầu tháng: 170 kg đơn giá 32.100 đồng

- Ngày 2/9/2011 nhập kho: 500 kg đơn giá 32.000 đồng - Ngày 5/9/2011 xuất kho 215 kg.

- Ngày 15/9/2011 nhập kho 460kg đơn giá 32.300 đồng - Ngày 21/9/2011 xuất kho 176 kg

- Ngày 27/9/2011 xuất kho 252 kg Đơn giá

xuất kho =

170 x 32.100 + 500 x 32.000 + 460 x 32.300 170 + 500 + 460

= 32.137 đồng/kg Giá trị xuất kho

- Ngày 5/9: 215 x 32.137 = 6.909.455 đồng - Ngày 21/9: 176 x 32.137 = 5.656.112 đồng - Ngày 27/9: 252 x 32.137 = 8.098.524 đồng Tổng giá trị xuất kho 20.664.091 đồng

Một phần của tài liệu HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w