III 84 Chi phí thành lập doanh nghiệp
TK 241 TK 811 TSCĐ tăng do đầu tư XDCB Chi phí thanh lý, nhượng bán,
TSCĐ tăng do đầu tư XDCB Chi phí thanh lý, nhượng bán,
Phương pháp kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
- TSCĐ tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như : do mua sắm, trao đổi ,do xây dựng cơ bản …
- Khi có phát sinh tăng TSCĐ kế toán phải làm đày đủ thủ tục , xác định đúng nguyên giá của TSCĐ . Chứng từ sử dụng chủ yếu là “Biên bản giao nhận TSCĐ ” theo mẫu ban hành của Bộ Tài Chính .
- Khi phát sinh nghiệp vụ làm tăng TSCĐ , kế toán ghi vào bên nợ TK 211 theo nguyên giá của TSCĐ đó và ghi có cho các TK liên quan .
- Nếu TSCĐ đó được hình thành không phải từ nguồn vốn kinh doanh thì kế toán thực hiện bút toán kết chuyển nguồn hình thành
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tài sản cố định tăng do mua sắm:
Trước tiên, Bộ phận có nhu cầu mua TSCĐ sẽ lập Tờ trình xin mua TSCĐ và nộp cho Giám Đốc duyệt. Sau khi được sự chấp nhận của Giám Đốc, Bộ phận đó sẽ giao nhân viên mua TSCĐ về và nộp bộ chứng từ gồm: Phiếu Nhập, Hóa đơn, Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu, Tờ trình xin thanh toán… cho Phòng kế toán. Kế toán TSCĐ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, sau đó sẽ lưu bộ gốc và photo 1 bộ chuyển sang cho kế toán thanh toán. Kế toán TSCĐ nhập liệu vào máy tính rồi hàng quý lập Bảng Kê và Danh sách theo dõi TSCĐ (có tính khấu hao)
Phương pháp kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
- TSCĐ của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như : nhượng bán , thanh lý , đem góp vốn liên doanh , kiểm kê phát hiện thiếu…
- Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ . kế toán phải làm đầy đủ thủ tục , xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập ( nếu có) . Chứng từ chủ yếu là “ Biên bản thanh lý TSCĐ ” .Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ kế toán .
vào bên Có TK 211 và ghi Nợ cho các tài khoản liên quan
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tài sản cố định giảm do thanh lý:
TSCĐ sau thời gian sử dụng lâu dài, bị hư hỏng hoặc trong trạng thái không sử dụng được nữa thì Bộ phận quản lý lập Tờ trình xin thanh lý TSCĐ rồi đưa cho Giám đốc duyệt. Sau đó Tờ trình được chuyển xuống phòng Kế Toán và Kế toán TSCĐ sẽ xem lại Nguyên giá, Khấu hao đã trích rồi báo lại giá trị còn lại cho Hội đồng giá. Hội đồng giá họp và mời khách hàng muốn mua lại TSCĐ để họ tham gia đấu giá. Sau khi Hội đồng giá quyết định bán TSCĐ ở mức giá phù hợp, Hội đồng giá sẽ gửi thông báo trúng thầu cho khách hàng và yêu cầu Phòng kế toán lập Bộ hồ sơ thanh lý. Căn cứ vào bộ hồ sơ đó, bộ phận quản lý bán TSCĐ và lấy Hóa Đơn. Kế toán TSCĐ sẽ ghi giảm TSCĐ.
* Hạch toán khấu hao TSCĐ :
- Theo QĐ số 48 /2006/QĐ - BTC ban hành ngày 14/09/2006 mà doanh nghiệp đang áp dụng cho việc hạch toán TSCĐ tại đơn vị thì : TSCĐ tăng hoặc giảm ngày nào thì kể từ ngày đó kế toán tính hoặc thôi không tính khấu hao.
- Để hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ ở từng bộ phận kế toán sử dụng “ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ “ . Thông qua bảng tính này , doanh nghiệp có thể xác định được mức khấu hao của tài sản cho từng bộ phận sử dụng.
- Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng - Công thức tính khấu hao:
Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng =
Cụ thể một số nghiệp vụ phát sinh tại Công ty CP công nghiệp E.Nhất:
1- Ngày 4/9/2011 Công ty thanh lý một máy lốc ống do bị lạc hậu về kỹ thuật và không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm. Nguyên giá 560.000.000đồng sử dụng trong 7 năm đã khấu hao 392.000.000đ, chi phí thanh lý bằng tiền mặt là 5.000.000đồng, giá bán tài sản này là 168.000.000đ, thu bằng tiền gửi ngân hàng, thuế GTGT 10%
Khi có Quyết định thanh lý và Quyết định thành lập Hội Đồng thanh lý TSCĐ của Giám đốc Công ty. Hội đồng thanh lý TSCĐ đã lập 02 biên bản thanh lý TSCĐ 01 bản được chuyển cho phòng Kế toán để theo dõi ghi sổ, 01 bản giao cho bộ phận quản lý , sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào Biên Bản Thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu chi thanh lý TSCĐ kế toán tiến hành ghi sổ.
BT 1 : Ghi giảm TSCĐ thanh lý Nợ TK 214 : 392.000.000 Nợ TK 811 : 168.000.000
Có TK 211 ; 560.000.000
BT2 : Phản ánh chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh lý ; Nợ TK 811 : 5.000.000 Có TK 111 : 5000.000 BT3 : Phản ánh số thu về từ thanh lý TSCĐ Nợ TK 112 : 184.800.000 Có Tk 3331 : 16.800.000 Có TK 711 : 168.000.000
2 - Ngày 5/9/2011 Công ty mua một máy đột CNC của Công ty TNHH T.A.T với giá 660.000.000đ cả VAT 10%. Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Máy được giao cho Xí nghiệp cơ khí số 1 sử dụng.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập biên giao nhận TSCĐ, ghi :
Nợ TK 211: 600.000.000đ Nợ TK 1332: 60.000.000đ
BIỂU 2.3
Mẫu số: 02 - TSCĐ
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)