PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế (Trang 64)

632 166565833 31/8/01 Số dư cuối kỳ 16712

PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ.

Ngày 31 tháng 8 năm 2001 Bộ phận sử dụng

Tên công trình: Toà án Hà Nam TT Tên, nhãn hiệu quy cách

vật tư

Mã số Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Sắt Φ6, 8 Kg 105

2 Que hàn Kg 2

3 Xi măng PC30 Kg 560

4 Thép ống Φ50 M 12

5 Đá 1 x 2 M3 2

Ý kiến 2: Về hệ thống sổ sách và phương pháp kế toán

Hệ thống sổ sách và phương pháp kế toán ở Công ty tư vấn xây lắp và thiết kế như đã trình bày ở mục 2.1.4b, kế toán sử dụng bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng và bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Nghiên cứu hai bảng kê này ta thấy chúng chỉ là những sổ tờ rời liệt kê số chi phí bằng tiền phát sinh trong kỳ sản xuất kinh doanh. Song thực tế, không thể đánh đồng bộ chi phí bằng tiền phát sinh trong một kỳ nhất định với số chi phí sản xuấta kinh doanh của kỳ đó.

Tổng chi phí bằng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm cả khoản chi phí trả trước hoặc chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chưa phân bổ. Những khoản chi này không được tính vào tổng chi phí sản xuất trong kỳ.

đã tính cho công trình nhưng còn nợ chưa thanh toán lại được tính vào tổng chi phí sản xuất kinh doanh mà không hạch toán được ở bảng kê chi phí bằng tiền phát sinh.

Cứ tạm chấp nhận rằng do đặc điểm kinh doanh của công ty, chỉ nhập đủ lượng vật liệu trong một kỳ nhưng đối với những dụng cụ sản xuất mua về nhiều khi không thể chuyển toàn bộ giá trị của nó vào một kỳ tính giá mà phải phân bổ cho kỳ sau. Bên cạnh đó, việc mua nguyên vật liệu không phải lúc nào công ty cũng thanh toán ngay mà rất thường xảy ra trường hợp vật liệu mua về đưa ngay vào sản xuất nhưng chưa thanh toán tiền cho người cung cấp (Nợ TK 621/Có TK 331). Như vậy khoản chi này không được hạch toán trên bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ vấn đề trên em nhận thấy, công ty nên thay đổi hệ thống sổ sách và phương pháp hạch toán trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để có những thông tin xác thực hơn. Do kế toan theo phương pháp chứng từ ghi sổ, Công ty nên mở những sổ, thẻ kế toán chi tiết cho các khoản mục chi phí như sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung

Hệ thống sổ và phương pháp kế toán kiến nghị:

Ý kiến 3: Về phương pháp kế toan chi phí công cụ dụng cụ.

Ta thấy rằng, ở công trình "Toà án tỉnh Hà Nam", chi phí công cụ dụng cụ trong tháng 8 năm 2001 không phát sinh nhưng ở tháng 5 năm 2001 chi phí mua một chiếc máy khoan trị giá 3 triệu đồng. Song chiếc máy khoan ở trên không thể khấu hao hết ở công trình "Toà án tỉnh Hà Nam" nếu hạch toán toàn bộ công trình sẽlàm tăng chi phí sản xuất nghĩa là tăng giá thành sản phẩm.

Vậy đề nghị Công ty phân bổ giá trị dụng cụ cho công trình liên quan để chi phí sản xuất được phản ánh chính xác.

Ví dụ:

Đội xây dựng của Ông Đình Tăng Long trong cùng một thời gian thi công hai công trình là "Toà án tỉnh Hà Nam" và "Toàn án huyện Nam Trực". Do thời gian thi công dài và giá trị công cụ dụng cụ không lớn lắm nên chi phí này chỉ cần phân bổ cho hai công trình, mỗi công trình 50%. Như vậy, khi hạch toán chi phí công cụ ở mỗi công trình kế toán sẽ nghi:

Nợ TK 627 (Công trình "Toà án tỉnh Hà Nam") 1500000

Có TK 153 1500000

Nợ TK 627 (Công trình "Toà án huyện Trực Nam") 1500000

Có TK 153 1500000 Chứng từ gốc Các sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Chứng từ ghi sổ Sổđăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Các báo cáo kế toán

KẾT LUẬN

Như vậy, dù là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xây lắp hay doanh nghiệp Thương mại dịch vụ thì trong nền kinh tế thị trường, tôn chỉ của tất cả các công ty vẫn là “sử dụng chi phí tối thiểu và kiếm lợi nhuận tối đa”.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm với chức năng vốn có của nó đã trở thành chỉ tiêu kinh tế quan trọng và là vấn đề cần nghiên cứu củng cố thường xuyên ở mọi doanh nghiệp để nó có thể phản ánh đúng nhất chi phí, giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn, khách quan về thực trạng khả năng của mình, từ đó đi đến những quyết định tìm kiếm lợi nhuận hợp lý, đặc biệt là sự phát triển cân đối và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Nhận thức được vấn đề này, em đã đi sâu nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế và có đưa ra một vài ý kiến nhận xét theo hiểu biết của mình Tuy nhiên, thực tế rất đa dạng và luôn thay đổi, mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu và xin ý kiến của thầy giáo hướng dẫn nhưng chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi nhiều khuyết điểm. Với tinh thần thực sự cầu thị em rất mong muốn được sự chỉ bảo tận tình của thấy cô để hoàn thiênj hơn sự hiểu biết của mình về vấn đề này.

Cuối cùng em xin bày tỏ và biết ơn về những sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Vũ Việt, người đã hướng dẫn em trong quá trình viết bài; sự giúp dỡ quý giá cô (*** kế toán của Công ty đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế (Trang 64)