Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế (Trang 34)

phẩm tại Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế.

2.2.2.a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công trình.

Ở công trình Toà án tỉnh Hà Nam, chi phí nguyên vật liệu là 1.023.832.587 đồng, chiếm 78,8% trong tổng chi phí 1.300.726.534 đồng của toàn bộ công trình. Bao gồm:

+ Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu tạo nên sản phẩm như gạch, gỗ, xi măng, sắt thép…

+ Nguyên vật liệu phụ: có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, phục vụ công tác quản lý như giẻ, sơn, xà phòng.

Các loại nguyên vật liệu chính, phụ khi tham gia vào quá trình sản xuất bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị một lần vào chi phí trong kỳ.

Công trường "Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam" tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thực tế đích danh. Khi xuất kho vật liệu, dụng cụ thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính giá thực tế xuất kho. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá nhập và xuất kho của các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ không bao gồm thuế GTGT.

Theo nguyên tắc, khi phát sinh nhu cầu vật liệu ở công trình, tổ trưởng các đội xây dựng sẽ lập phiếu lĩnh vật tư sau khi được ký duyệt sẽ xuống kho vật tư để lĩnh. Ở công ty ngoài một lượng vật liệu nhất định để phòng thiếu hụt kho, công ty thường lợi dụng sự sẵn có của cơ chế thị trường để giảm thiểu chi phí bảo quản dự trữ bằng cách ký hợp đồng đảm bảo trước với các cơ sở cung cấp vật liệu, khi cần mới nhập về và xuất ngay. Vì vậy, vật liệu thường tính theo giá thực tế đích danh và sát với ngày nhập cũng như ngày xin lĩnh. Tuỳ thuộc vào tiến độ thi công ở công trường, tổ trưởng các đội xây dựng sẽ xác định thời điểm nhu cầu phát sinh nhu cầu vật liệu và lập "Phiếu xin lĩnh vật tư". Như vậy, vật liệu nhập về thường đúng số lượng, chủng loại yêu cầu trong phiếu xin lĩnh vật tư kèm theo cả hoá đơn thanh toán.

Thủ kho kiểm tra số liệu nhập về theo phiếu lĩnh vật tư, lập phiếu

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế (Trang 34)