Quan hệ Ấn Độ ASEAN giai đoạn 2002-2010

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 60)

2.4.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh

Chính trị ngoại giao: Kể từ khi Ấn Độ trở thành bên đối thoại đầy đủ của

ASEAN, hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN có những bƣớc đột phá mạnh mẽ trên cả mặt chính trị và ngoại giao. Ấn Độ đã tham gia vào hàng loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN theo quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ, trong đó bao gồm Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trƣởng, các cuộc họp giữa các quan chức cao cấp và các cuộc họp ở cấp chuyên gia. Đồng thời thông qua các khuôn khổ đối thoại và hợp tác do ASEAN khởi xƣớng nhƣ: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị sau Bộ trƣởng (PMCs) 10 +1, cấp cao Đông Á (EAS), hợp tác giữa hai dòng sông Mekong và sông Hằng, Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC),… đã góp phần tăng cƣờng hợp tác đối thoại trong khu vực và xúc tiến quá trình hội nhập khu vực.

Đến nay Ấn Độ đã trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN trên rất nhiều lĩnh vực. Cơ chế đối thoại hai bên bao gồm: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cuộc gặp cấp cao Ấn Độ - ASEAN, hội nghị sau Ngoại trƣởng ASEAN

60

(PMC) trong khuôn khổ ASEAN + 10 và ASEAN + 1 (Hội nghị của ASEAN với từng bên đối thoại), Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN - Ấn Độ, Ủy ban hợp tác chung Ấn Độ - ASEAN (JCC) và nhóm làm việc Ấn Độ - ASEAN.

Ngoài ra, các quốc gia này còn tăng cƣờng hiểu biết và hợp tác qua các nhóm làm việc chuyên biệt trong một số lĩnh vực nhƣ khoa học kỹ thuật, thƣơng mại và đầu tƣ, giao thông, cơ sở hạ tầng… Có thể thấy những bƣớc tiến và sự đánh giá ngày càng cao của ASEAN đối với vai trò Ấn Độ ở Đông Nam Á. Biểu hiện rõ ràng nhất chính là sự kiện ASEAN nâng tầm mối quan hệ đối tác với Ấn Độ lên cấp thƣợng đỉnh, ngang hàng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại hội nghị Thƣợng đỉnh các nƣớc ASEAN lần thứ 7 họp tại thủ đô Darussalam của Brunei tháng 11 năm 2001. Và năm sau, tháng 12 năm 2002, Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại Phnôm Pênh, Campuchia, trong đó hai bên đã tuyên bố chung về hợp tác ASEAN - Ấn Độ trong thế kỷ XXI.

Hội nghị thƣợng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ nhất đã quyết định tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh này hàng năm là một thắng lợi to lớn của Ấn Độ trƣớc Trung Quốc trong quan hệ với ASEAN. Đến nay, hai bên đã mở tám hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN - Ấn Độ. Bản thân Ấn Độ đã đề nghị đƣợc tham gia ASEAN + 3, một cơ chế đối thoại thƣờng xuyên giữa ASEAN và ba đối tác cấp thƣợng đỉnh còn lại của ASEAN (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), ASEAN +3 đƣợc khởi động từ Hội nghị thƣợng đỉnh không chính thức của ASEAN họp tại Manila (Philipin) tháng 11 năm 1999. ASEAN + 3 có thể mang đến cho “chính sách hƣớng Đông” nói riêng và quan hệ Ấn Độ với các đối tác nói chung trong giai đoạn này cơ hội rộng mở hơn và thành công nhiều hơn.

Trƣớc khi gia nhập ARF, năm 1994 thủ tƣớng Narasimha Rao đã đánh giá cao vai trò của diễn đàn này trong lĩnh vực an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Ông chia sẻ “việc tiến tới thành lập diễn đàn ARF có thể sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng khu vực an ninh chung” [54 pg 12].

Trở thành thành viên của diễn đàn ARF 1996, Ấn Độ đã tham gia nhƣ một thành viên tích cực vào công cuộc xây dựng ARF. Ấn Độ cũng đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến ARF. Ấn Độ tổ chức sự kiện đầu tiên trong khuôn khổ ARF là hội thảo về chống xâm phạm đƣờng ranh giới biển đƣợc tổ chức bởi Cơ

61

quan an ninh biển Ấn Độ cùng với Bộ trƣởng các Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng. Hội thảo đƣợc tổ chức khá thành công và đƣợc các đại biểu tham dự đánh giá cao về vai trò lãnh đạo của Ấn Độ trong cuộc chiến chống lại sự vi phạm an ninh biển trong khu vực.

Ấn Độ và Mỹ cũng tổ chức Hội thảo ARF về vấn đề “những thách thức và an ninh biển” tại Mumbai từ ngày 27 tháng 3 đến 1 tháng 4 năm 2003 trong đó các đại biểu từ 16 thành viên của ARF cùng tham dự. Hội thảo là cơ hội để các thành viên có cái nhìn mới về vấn đề an ninh biển cũng nhƣ những nỗ lực hợp tác để ngăn chặn những thách thức về an ninh biển trong tƣơng lai.

Thể hiện cam kết của mình và mối quan tâm chung để đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ còn tham gia Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào ngày 08 tháng 10 năm 2003 trong Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai tại Bali. Cũng vào dịp này, ASEAN và Ấn Độ cũng đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế, tƣợng trƣng cho các sáng kiến cụ thể để đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố.

Phản ánh sự quan tâm của ASEAN và Ấn Độ trong việc tăng cƣờng cam kết về mọi mặt, ASEAN và Ấn Độ ký kết quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vƣợng chung tại Hội nghị Thƣợng đỉnh lần thứ ba ASEAN - Ấn Độ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn, đƣa ra lộ trình cam kết giữa ASEAN - Ấn Độ trong dài hạn. Một kế hoạch hành động cũng đã đƣợc phát triển ngay sau đó để thúc đẩy các chính sách cho quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa ASEAN và Ấn Độ.

Sau khi Hiến chƣơng ASEAN có hiệu lực, và dựa trên nền tảng vững chắc của quan hệ đối thoại giữa ASEAN - Ấn Độ, Ấn Độ đã công nhận ngài Đại sứ Neelakantan Ravi là Đại sứ của mình cử đến ASEAN ngày 1 tháng 1 năm 2009 và nhiệm kỳ của ông sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm 2010. Sau đó, Chính phủ Ấn Độ đã bổ nhiệm Ngài Biren Nanda là Đại sứ của mình cử đến ASEAN.

Năm 2009 là năm trọng đại đối với quan hệ Ấn Độ và ASEAN bởi vì FTA hai bên đƣợc ký kết sau nhiều năm đàm phán và trì hoãn. FTA không chỉ mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Ấn Độ có mặt tại khu vực kinh tế năng động ASEAN mà còn mở ra thị trƣờng tự do lớn nhất thế giới với xấp xỉ 2 tỷ ngƣời tiêu dùng. FTA là bƣớc

62

thành công lớn nhất kể từ khi “chính sách hƣớng Đông” Ấn Độ bắt đầu bƣớc vào giai đoạn 2, Ấn Độ đã đi từng bƣớc chắc chắn bằng các FTA song phƣơng và hợp tác tiểu khu vực. Có đƣợc FTA, Ấn Độ đã xây dựng một nền móng vững chắc cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thế kỷ mới.

ASEAN Ấn Độ sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 20 quan hệ đối thoại vào năm 2012 bằng việc tổ chức Hội nghị cấp cao tổ chức tại Ấn Độ. Một số hoạt động kỷ niệm đã đƣợc lên kế hoạch để đánh dấu sự mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN. Hàng năm, các cuộc họp thƣợng đỉnh cấp nhà nƣớc giữa ASEAN và Ấn Độ đƣợc tổ chức thƣờng niên: một mặt để tổng kết lại những tiến triển đã đạt đƣợc trong quan hệ giữa hai khu vực; mặt khác để gắn chặt hơn nữa mối quan hệ của Ấn Độ và ASEAN trên mọi lĩnh vực, đồng thời cũng đƣa ra những khó khăn và những nhận định về xu thế và đƣờng lối hợp tác trong tƣơng lai. Có thể nói Ấn Độ và ASEAN ngày càng có mối quan hệ bền chặt, ngoài các khuôn khổ đã đƣợc ký kết giữa hai bên, hai bên đều cố gắng đƣa mối quan hệ đi vào chiều sâu ổn định.

An ninh: Các bên tái khẳng định tầm quan trọng trong việc thành lập mạng

lƣới hợp tác chống khủng bố và tội phạm quốc tế thông qua trao đổi thông tin và xây dựng các kênh thông tin chung với mục tiêu nhằm tăng cƣờng khả năng chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế tại khu vực. Kể từ đầu thập niên 90, quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN đƣợc trú trọng hơn, trong đó hợp tác giữa Ấn Độ với Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam đƣợc đề cập đến ngày một nhiều.

Singapore: Đầu thập niên 90 tàu hải quân Singapore đã thăm cảng Andaman và Vishakhapatnam, đáp lại chuyến thăm của tàu hải quân Ấn Độ đến Singapore trƣớc đó. Hai nƣớc bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong hợp tác an ninh biển. Lực lƣợng không quân và quân đội hai nƣớc cũng có các cuộc tập trận chung theo thỏa thuận đã đƣợc ký giữa RSAF (Agreement on Conduct of Joint Military Training and Exercises in India between the Republic of Singapore Air Force và IAF (Indian Air Force) năm 2007.

Indonesia: Indonesia đã đề xuất một bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự (MoU) với Ấn Độ năm 1995 trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhƣ cung cấp thiết bị công nghệ quân sự, tổ chức các dự án nghiên cứu chung giữa Indonesia

63

và Ấn Độ. Mặc dù MoU đã đƣợc ký kết giữa hai nƣớc, tuy nhiên MoU vẫn chƣa đƣợc Quốc hội phê chuẩn. Trong chuyến thăm của thủ tƣớng Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tháng 11 năm 2005, hai nƣớc đã đồng ý tổ chức các cuộc “đối thoại chiến lƣợc” cấp cao giữa hai nhà nƣớc (cuộc đối thoại đầu tiên đƣợc tổ chức đầu năm 2006). MoU cũng đƣợc ký kết trong lĩnh vực đào tạo nhân lực quân sự, theo đó Ấn Độ đã cử nhiều cán bộ đào tạo đến Indonesia theo chƣơng trình ITEC-I.

Cả Ấn Độ và Indonesia đã ký kết bản ghi nhớ trong lĩnh vực chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế tháng 7 năm 2004, hợp tác song phƣơng quan trọng trong lĩnh vực phòng chống tội phạm trên biển giữa hai nƣớc cũng đƣợc ký kết. Kể từ 1995, Ấn Độ cùng Indonesia, Singapore, Thái Lan và Malaysia (MILAN) cùng tổ chức các cuộc họp 2 năm một lần về các vấn đề khủng bố xuyên quốc gia và nạn cƣớp biển. Ấn Độ cũng hợp tác với Indonesia trong việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển (SAREX), từ 1997 SAREX nhận đƣợc sự tham gia của các thành viên khác nhƣ Malaysia và Singapore. Ấn Độ thậm chí cũng đề xuất việc điều tra chung trên biển với các nƣớc ASEAN nhƣ Indonesia, Malaysia và Singapore.

Malaysia: Ấn Độ và Malaysia đã ký MoU trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng năm 1993, nhiều cuộc họp về vấn đề này sau này đã diễn ra với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao của các nƣớc. Hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Malaysia thông qua các cuộc tập trận chung, đào tạo về nhân lực trong lĩnh vực quân sự, mua bán trang thiết bị quân sự. Ấn Độ chủ động đề xuất việc giúp Malaysia trong lĩnh vực đào tạo nhân lực trong hải quân, cùng với Malaysia, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, Thái Lan tổ chức các cuộc tập trận chung trên biển. Hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Malaysia đem lại kỳ vọng cho cả hai nƣớc cả về kinh tế và chiến lƣợc lâu dài. Ấn Độ và Malaysia cũng phối hợp cùng nhau trong lĩnh vực tuần tra chung và bảo vệ vùng eo biển Malacca, đây là nơi xung yếu nhất trong việc đảm bảo an ninh năng lƣợng của khu vực.

Việt Nam: Tính đến nay, hai nƣớc đã cùng tổ chức 6 lần “Đối thoại chiến lƣợc quốc phòng”, 2 lần “Đối thoại chiến lƣợc” và 5 lần “trao đổi ngoại giao”. Đặc biệt sau khi hai nƣớc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng vào tháng 11 năm 2009, giao lƣu hợp tác quân sự song phƣơng tăng lên rõ rệt. Tháng 7/2010 Tƣ lệnh

64

lục quân Ấn Độ lần đầu tiên sau 10 năm đi thăm Việt Nam; Tháng 7/2011, Việt Nam mời tàu tấn công đổ bộ “INS Airavat” đến Việt Nam. Ủng hộ nhau về chính trị, dựa vào nhau về an ninh trở thành đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ Ấn Độ- Việt Nam. Việt Nam là sợi dây nối quan trọng để Ấn Độ phát triển quan hệ với các nƣớc ASEAN [7].

Nhìn chung, kể từ khi phát động chính sách Hƣớng Đông 1992, quan hệ về an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN đã đƣợc cải thiện đáng kể giữa Ấn Độ với ASEAN nói chung và Ấn Độ với từng thành viên nói riêng. Tuy nhiên, nhƣ ta thấy, quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN còn có nhiều giới hạn và chƣa đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Mặt khác, Ấn Độ mới thực sự chỉ có mối liên kết an ninh chính với một số nƣớc trong ASEAN nhƣ Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam.

2.4.2. Lĩnh vực kinh tế

Thương mại hàng hóa và đầu tư

Kể từ năm 1993 đến năm 2003, tăng trƣởng thƣơng mại song phƣơng Ấn Độ - ASEAN đạt tốc độ trung bình 11.2% từ 2,9 tỷ USD 1993 lên 12,1 tỷ USD năm 2003 [ 8 ]. Năm 2008 tổng khối lƣợng thƣơng mại ASEAN - Ấn Độ đạt 47,5 tỷ USD. ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 30,1 tỷ USD tăng 21,1% so với năm 2007 và nhập khẩu từ Ấn Độ là 17,4 tỷ USD tăng 40,2% so với năm 2006. Đầu tƣ trực tiếp (FDI) của Ấn Độ vào các thành viên ASEAN đạt 476,8 triệu USD năm 2008 chiếm 0,8% so với tổng đầu tƣ trực tiếp vào khu vực ASEAN. Tổng số vốn Ấn Độ đầu tƣ vào các nƣớc ASEAN từ năm 2000 – 2008 đạt 1,3 tỷ USD.

7 http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2090-2090- [access on 4 Oct 2011]

65

Bảng 2.3: Tổng thƣơng mại nội khối các nƣớc ASEAN trong 2 năm 2008 và 2009

Đơn vị: Triệu USD

Country

2008 2009 Year-on-year change

Exports Imports Total trade Exports Imports Total trade Exports Imports Total trade

Brunei Darussalam 10,268.0 2,506.7 12,774.7 7,168.6 2,399.6 9,568.2 (30.2) (4.3) (25.1) Cambodia 4,358.5 4,417.0 8,775.6 4,985.8 3,900.9 8,886.7 14.4 (11.7) 1.3 Indonesia 137,020.4 129,197.3 266,217.7 116,510.0 96,829.2 213,339.2 (15.0) (25.1) (19.9) Lao PDR 827.7 1,803.2 2,630.9 1,237.2 1,725.0 2,962.1 49.5 (4.3) 12.6 Malaysia 194,495.9 144,298.8 338,794.7 156,890.9 123,330.5 280,221.4 (19.3) (14.5) (17.3) Myanma 6,620.6 3,794.9 10,415.4 6,341.5 3,849.9 10,191.3 (4.2) 1.4 (2.2) The Philippines 49,025.4 56,645.6 105,671.0 38,334.7 45,533.9 83,868.6 (21.8) (19.6) (20.6) Singapore 338,175.9 319,780.3 657,956.2 269,832.5 245,784.7 515,617.1 (20.2) (23.1) (21.6) Thailand 174,966.7 177,567.5 352,534.2 152,497.2 133,769.6 286,266.8 (12.8) (24.7) (18.8) Viet Nam 61,777.8 79,579.2 141,357.0 56,691.0 69,230.9 125,921.9 (8.2) (13.0) (10.9) ASEAN 977,536.9 919,590.5 1,897,127.5 810,489.2 726,354.1 1,536,843.3 (17.1) (21.0) (19.0) Nguồn: http://www.asean.org/18137.htm, [bảng 17]

66

Nhận thức đƣợc khuynh hƣớng và tiềm năng hợp tác kinh tế khu vực, hai bên đã ra sức thúc đẩy quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ đi vào chiều sâu và ổn định, đồng thời cùng đàm phán để đi đến một thỏa thuận hiệp định khung làm nền tảng cho việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN - Ấn Độ sau này.

Tại hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã đƣợc ký kết giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ. Hiệp định khung đặt nền tảng vững chắc cho những thỏa thuận cuối cùng về hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai khu vực ASEAN và Ấn Độ (RTIA), bao gồm mậu dịch tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ.

Hiệp định thƣơng mại về hàng hóa (TIG) cũng đƣợc hai bên ký kết ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Băng Cốc Thái Lan sau sáu năm đàm phán. Việc ký kết Hiệp định về thƣơng mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ mở đƣờng cho việc tạo ra một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với một thị trƣờng xấp xỉ 1,8 tỷ ngƣời với tổng mức GDP khoảng 2,8 nghìn tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ đƣợc kỳ vọng sẽ miễn trừ thuế đến 90% các mặt hàng buôn bán giữa hai bên bao gồm cả những mặt hàng đặc biệt nhƣ dầu cọ, cà phê, trà, hạt tiêu. Ít nhất trên 4000 mặt hàng sẽ đƣợc loại trừ hoàn toàn thuế quan vào năm 2016. Hiệp định thƣơng mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2010. Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ bảy giữa ASEAN và Ấn Độ tại Chaam Hua Hin (Thái Lan) ngày 24 tháng 10 năm 2009, hai bên đồng ý xem xét và thúc đẩy mục tiêu thƣơng mại song

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)