Tình hình thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 29)

Thập niên 90 chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lƣỡng cực và chuyển biến sang một trật tự thế giới mới. Liên Xô sụp đổ dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Hệ thống chính trị thế giới không còn là sự phân chia giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa mà bị chi phối bởi nhiều cƣờng quốc và khối cƣờng quốc đan xen. Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 đã tác động to lớn đến Ấn Độ bởi lẽ:

Thứ nhất, tuy từ khi bắt đầu chiến tranh lạnh vào những năm 1950, Ấn Độ

chủ trƣơng đƣờng lối chính trị không liên kết và là nƣớc đi đầu của phong trào không liên kết. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ sau khi giành đƣợc độc lập, các nhà lãnh đạo của Ấn Độ trong đó có Thủ tƣớng Nehru đã chọn mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô để làm mô hình cho nền kinh tế Ấn Độ. Đó chính là mô hình kinh tế tập trung có sự quản lý của nhà nƣớc theo những lý tƣởng của chủ nghĩa xã hội. Nhƣ vậy, sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính là sự sụp đổ của mô hình kinh tế xã hội mà Ấn Độ cố gắng xây dựng.

Thứ hai, từ sau khi giành độc lập, không phải lúc nào quan hệ Ấn Độ - Liên

Xô cũng tốt đẹp nhƣng nhìn chung đây là mối quan hệ gắn bó và bền vững. Hai nƣớc đã ký kết hiệp ƣớc Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1971 và hiệp ƣớc này đƣợc ký kết lại vào năm 1991. Đến cuối những năm 1970, Liên Xô đã trở thành nƣớc có quan hệ thƣơng mại, viện trợ và đầu tƣ chủ yếu và lớn nhất với Ấn Độ, là nƣớc cung cấp chủ yếu các loại vũ khí và thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ. Từ một chính sách ngoại giao phụ thuộc khá nhiều vào Liên Xô, sự sụp đổ của Liên Xô khiến Ấn Độ phải định hình lại chính sách đối ngoại của mình.

Thứ ba, Sự sụp đổ của Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu làm

cho Ấn Độ mất đi nguồn viện trợ chính, nguồn đào tạo nhân lực dồi dào và một thị trƣờng xuất khẩu trọng yếu. Việc Ấn Độ nợ Liên Xô đến 11 tỉ USD (trong số nợ 70

29

tỉ USD – chiếm 23% GDP năm tài khóa 1990 - 1991) là một minh chứng cho sự hẫng hụt kinh tế mà Ấn Độ phải gánh chịu.

Những năm đầu của thập niên 90 chúng ta cũng chứng kiến một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn đó là chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến diễn ra tuy không có ảnh hƣởng trực tiếp đến Ấn Độ nhƣng cũng chính là một nhân tố gián tiếp tác động đến cách nhìn nhận về chính sách đối ngoại của nƣớc này. Xét về mặt địa chính trị, vùng Vịnh là một khu vực có vị trí chiến lƣợc đối với Ấn Độ, là cầu nối giữa Ấn Độ và vùng Trung Á. Tầm quan trọng về mặt địa chính trị của vùng Vịnh đối với Ấn Độ có thể thấy đƣợc từ thời thuộc địa khi thực dân Anh kiểm soát chặt chẽ vùng Vịnh vì họ nhận ra vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng của khu vực này đối với việc phòng thủ Ấn Độ.

Xét về mặt kinh tế, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của khu vực cung cấp khoảng một phần ba lƣợng dầu mỏ của thế giới này. Trong những năm 1990 – 1991 giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ vùng Vịnh đã tăng 21,9%. Nếu năm 1965 chi phí dành cho nhập khẩu năng lƣợng của Ấn Độ vào khoảng 8% giá trị xuất khẩu thì đến năm 1990 đã tăng lên tới 25% . Điều này có thể thấy qua tác động to lớn của các cuộc khủng hoảng tại khu vực này trong lịch sử dẫn đến những ảnh hƣởng nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy rõ nhất qua các cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran 1979 hay cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Vùng Vịnh cũng đóng vai trò quan trọng hơn nữa đối với các cƣờng quốc mới nổi ở châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ bởi nhu cầu về dầu khí và khí đốt cho nền công nghiệp trong nƣớc rất cao cũng nhƣ sự cạnh tranh giữa các quốc gia này rất ác liệt.

Vì vậy, cuộc chiến tranh vùng Vịnh dù không tác động trực tiếp đến Ấn Độ nhƣng cũng khiến những ngƣời lãnh đạo Ấn Độ phải nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của mình. Đã đến lúc phải từ bỏ chính sách đối ngoại truyền thống mà thay bằng một định hƣớng quan hệ hợp tác mới với các tiểu khu vực ở Đông Á giàu tiềm năng và giữ vị trí chiến lƣợc.

Tại khu vực Nam Á, tình hình chính trị luôn bất ổn do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và nƣớc láng giềng Pakixtan. Thêm vào đó, tình hình càng trở nên phức tạp do Pakixtan có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh và luôn

30

tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakixtan mà còn có ảnh hƣởng lớn đối với ba nƣớc láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh và Myanma. Giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn đề trong đó nổi lên là vấn đề Giamu và Casmir, Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma và vấn đề biên giới lãnh thổ khi Bắc Kinh vẫn chiếm giữ của New Delhi 38.000 km2 thuộc bang Xích Kim, chiếm 15% đất đai của bang Casmir do Pakixtan nhƣợng cho Trung Quốc vào năm 1960. Trung Quốc hiện vẫn đòi của New Delhi hơn 10 vạn km2 đất ở bang Indra Pradet mà Bắc Kinh cho là đất của họ.

Nhìn chung, quan hệ ở khu vực Nam Á này phụ thuộc nhiều vào nhân tố Trung Quốc. Mặc dù New Delhi đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế ảnh hƣởng của Trung Quốc và lập lại trật tự cho khu vực này nhƣng nó vẫn chƣa mang lại hiệu quả. Nhƣ vậy, nếu không có một chính sách đối ngoại khôn khéo và hợp lý thì trong tƣơng lai gần, Ấn Độ sẽ bị cô lập giữa các quốc gia láng giềng chịu ảnh hƣởng của Trung Quốc.

Mặt khác, Hiệp hội hợp tác khu vực SAARC tỏ ra không hiệu quả, không giải quyết đƣợc những bất đồng giữa Ấn Độ và Pakixtan về vấn đề Giamu và Casmir, giữa Ấn Độ và Banglades về vấn đề phân chia nguồn nƣớc của một số dòng sông. Đó là những trở ngại rất lớn cho sự phát triển của Ấn Độ. Đấy là chƣa kể đến việc hầu hết các nƣớc Nam Á đều là những nƣớc nghèo hoặc đang phát triển, rất hạn chế về vốn và khoa học công nghệ. Ấn Độ khó có thể dựa vào những nƣớc này để làm bàn đạp cho sự phát triển kinh tế của mình.

Việc đối đầu giữa Ấn Độ và Pakiastan cũng ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ. Mỹ luôn là đối tác chiến lƣợc của Ấn Độ nhƣng mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakixtan đã khiến Mỹ không sẵn sàng ủng hộ sự có mặt của hải quân Ấn Độ ở vùng vịnh Ba Tƣ [40]. Trong quá khứ, kể từ khi Ấn Độ và Pakixtan giành đƣợc độc lập, hai nƣớc đã xảy ra năm cuộc chiến tranh. Năm 1998 khi Ấn Độ và Pakixtan thử hạt nhân, quan hệ giữa hai nƣớc trở nên hết sức căng thẳng và đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ tiến công tiêu diệt lực lƣợng Taliban ở Apganixtan, Pakixtan trở thành mặt trận tiền

31

tiêu chống khủng bố của Mỹ. Mặt khác, vào thời điểm này các thế lực Hồi giáo cực đoan ở Pakixtan cũng đòi tách Casmir ra khỏi Ấn Độ một cách mạnh mẽ.

Muôn vàn khó khăn chồng chất đối với New Delhi. Trong bối cảnh ấy, New Delhi nhận ra rằng đã đến lúc họ cần phải có một định hƣớng mới trong chính sách đối ngoại của mình. Trên cơ sở đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác là lựa chọn số một của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ từng bƣớc lấy lại vị thế và ảnh hƣởng của mình trên trƣờng quốc tế và trƣớc hết là các nƣớc trong khu vực, đặc biệt khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Kỷ nguyên châu Á không chỉ là sự vùng dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế hàng đầu khu vực nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc mà còn ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt từ các nền kinh tế mới nổi khác trong đó có Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)