Ấn Độ Việt Nam: mối quan hệ thuỷ chung

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 93)

Cơ sở của mối quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ

Thứ nhất, hai bên có nhiều điểm tƣơng đồng trong nhận thức về thế giới và

khu vực, vì vậy hai bên thƣờng phối hợp có hiệu quả với nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ hữu nghị truyền thống đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khai sáng ra nhà nƣớc Ấn Độ nhƣ Găngđi, Nêru, Indra Ganđi, nhà thơ Tago xây dựng. Đồng thời, mối quan hệ đó còn dựa trên sự tƣơng đồng về lịch sử giữa hai nƣớc. Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, Ấn Độ luôn là nƣớc sát cánh ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh giành lại độc lập. Năm 1950 khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đƣợc quốc tế công nhận, Ấn Độ cũng là nƣớc đầu tiên không thuộc khối các nƣớc Xã hội chủ nghĩa chúc mừng thành tựu ngoại giao vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

93

Thứ hai, tăng cƣờng quan hệ hợp tác là vấn đề đƣợc nhân dân và lãnh đạo hai

nƣớc hết sức quan tâm và đồng tình sâu sắc. Mối quan hệ này đƣợc xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích và tin tƣởng lẫn nhau.

Thứ ba, hai dân tộc đều mang những nét đặc sắc của nền văn hóa phƣơng

Đông, cùng có nền văn minh lúa nƣớc, Việt Nam và Ấn Độ đều quan tâm đến việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc. Từ xa xƣa, nền văn hóa rực rỡ của Ấn Độ đã tỏa sáng và ảnh hƣởng sâu sắc đến khu vực Đông Nam Á làm cho nền văn hóa của các nƣớc trong khu vực này thêm phong phú, đa dạng và đậm nét nhân văn. Việt Nam chịu ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ rõ nét qua đạo Phật, kế thừa những di sản vật thể của văn hóa Chăm cổ xƣa ở miền Trung.

Thứ tư, chiến tranh lạnh kết thúc, hai nƣớc cùng đứng trƣớc vấn đề lớn là phải

tìm cho mình một đƣờng lối phát triển phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc. Với Việt Nam, đó là công cuộc đổi mới đƣợc Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo thực hiện từ 1986, là đƣờng lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Với Ấn Độ, đó là việc thực thi chƣơng trình cải cách kinh tế từ tháng 7/1991 nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề bằng hàng loạt các giải pháp nhƣ tƣ nhân hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, cho phép đầu tƣ nƣớc ngoài có tỉ lệ góp vốn nhiều hơn, giảm giá đồng Rupi… Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hai nƣớc đều phải giải quyết nhiều nhiệm vụ bức xúc nhƣ cải tiến hệ thống tài chính – ngân hàng, xóa bỏ những bao cấp tài chính không hợp lý… Vì vậy, trong quá trình thực thi chính sách “hƣớng Đông”, Ấn Độ rất coi trọng mối quan hệ với các nƣớc Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam. Quan hệ song phƣơng Việt Nam - Ấn Độ luôn giữ vai trò là cầu nối và thúc đẩy sự phát triển quan hệ nhiều mặt Ấn Độ - ASEAN tạo ra những bƣớc tiến mới.

Chính trị - ngoại giao

Trong khi triển khai “chính sách hƣớng Đông”, Ấn Độ hết sức coi trọng và ƣu tiên cao cho việc củng cố và tăng cƣờng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy với Việt Nam. Ấn Độ coi một nƣớc Việt Nam mạnh đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á là có lợi đối với mình cũng nhƣ cân bằng lực lƣợng ở khu vực [44, pg 261]. Trong giai đoạn này, quan hệ gắn bó và tin cậy về mặt chính trị giữa hai nƣớc tiếp

94

tục đƣợc củng cố và ngày càng trở nên gắn bó. Hai bên trao đổi nhiều đoàn cấp cao, nổi bật là các chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thƣ Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời (1992), Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt (1997), Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng (1999), Tổng bí thƣ Nông Đức Mạnh (2003), Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng (2007) … Tổng thống Ấn Độ R. Vekartaraman đã thăm chính thức Việt Nam (1991), tiếp đó là các chuyến thăm của Phó Tổng thống K. R. Narayanan (1993), Thủ tƣớng Ấn Độ N. Rao (1994), Bộ trƣởng Quốc phòng Ấn Độ George Fernandes (2000), Bộ trƣởng Ngoại giao Ấn Độ Natwar Singh (2004), Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng (2007), Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết (2009).

Chuyến thăm Việt Nam năm 1994 của Thủ tƣớng Narasimha Rao là một mốc mới trong quan hệ hai nƣớc. Hai bên đã thẳng thắn chỉ ra rằng mức độ hợp tác về kinh tế thƣơng mại còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc mong muốn của hai nƣớc và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công cuộc cải cách kinh tế đang diễn ra ở hai nƣớc. Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt và Thủ tƣớng N. Rao khẳng định đã đến lúc quan hệ chính trị gắn liền với quan hệ kinh tế và bày tỏ lòng mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế - thƣơng mại để tạo dựng nền tảng cho mối quan hệ lâu bền. Sau chuyến thăm của Thủ tƣớng Ấn Độ sang Việt Nam, quan hệ hai nƣớc ngày càng chặt chẽ hơn. Nhiều nhà doanh nghiệp Ấn Độ đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tƣ, nhiều dự án đƣợc triển khai và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam thống nhất đất nƣớc và hai nƣớc lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng đã tiến hành chuyến thăm nhà nƣớc tới Ấn Độ vào 1999. Chuyến thăm đã đánh dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nƣớc. Trong các cuộc tọa đàm, lãnh đạo cấp cao Ấn Độ đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam, nhấn mạnh là “quan hệ đặc biệt”, là “chính sách nhất trí quốc gia”, đƣợc sự ủng hộ của tất cả các đảng và các tầng lớp nhân dân. Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng thì khẳng định “quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hữu nghị truyền thống, hợp

tác lâu dài, hướng tới tương lai” [ 21 ]. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo cấp cao

hai nƣớc đã đạt sự nhất trí cao về phƣơng hƣớng tăng cƣờng quan hệ hợp tác song phƣơng nhằm nâng quan hệ hai nƣớc lên tầm cao mới khi bƣớc vào thế kỷ 21. Trong chuyến thăm trên, hai bên đã ký một loạt hiệp định, trong đó có hiệp định về

95

việc chính phủ Ấn Độ cho Việt Nam vay tín dụng tƣơng đƣơng 15 triệu USD và thỏa thuận về việc thành lập các trung tâm phần mềm máy tính ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Ấn Độ.

Việc Thủ tƣớng Ấn Độ A.B.Vajpayee thăm chính thức Hà Nội 2001 là một phần trong “chính sách hƣớng Đông” của Ấn Độ, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử quan hệ hai nƣớc, tạo thêm xung lực cho quan hệ kinh tế thƣơng mại. Trong chuyến thăm này, Thủ tƣớng đã khẳng định quan hệ “đối tác chiến lược” giữa hai nƣớc và nhấn mạnh: “trong quá khứ chúng ta cũng đã sát cánh đấu tranh chống

chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trong tương lai chúng ta càng có cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác đa dạng, nhất là về kinh tế” [25, tr 74-75]. Còn Thủ

tƣớng Phan Văn Khải của Việt Nam thì khẳng định “Việt Nam và Ấn Độ ngày nay

không những là bạn mà còn là đối tác tin cậy của nhau. Nếu tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước đã là một nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của mỗi nước trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc trước đây, thì ngày nay, trong thời đại đấu tranh gay gắt trên mặt trận kinh tế, tình đoàn kết và hợp tác giữa hai nước là một nhân tố không thể thiếu được để mỗi nước chúng ta giành thắng lợi

trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh”[ 22 ]. Nhândịp này, hai nƣớc đã ký

kết 3 văn kiện quan trọng là Nghị định thƣ gia hạn chƣơng trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Ấn Độ 2001 – 2003, thỏa thuận hợp tác năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình và Hiệp định hợp tác du lịch.

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thƣ Nông Đức Mạnh vào 2003, hai nƣớc đã ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Cộng hòa Ấn Độ

và Cộng hòa XHCN Việt Nam khi hai nước bước vào thế kỷ 21”. Những điều khoản

quan trọng hơn đƣợc đƣa ra trong bản tuyên bố chung này gồm: Tiến hành các cuộc gặp cấp cao thƣờng kỳ; hợp tác chặt chẽ trong tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác; giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền lợi của nhau tại vũ đài quốc tế; hai bên nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Tại kỳ họp lần thứ 12 của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tổ chức tại Hà Nội vào 10/2004, hai bên nhất trí

96

tiến hành Chƣơng trình hành động ba năm, bắt đầu bằng “Chƣơng trình hành động 2005 - 2006” với những kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác song phƣơng trên các lĩnh vực hợp tác nhƣ: chính trị, kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, công nghiệp, tín dụng, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, viễn thông, hàng không, du lịch, văn hóa và giáo dục đào tạo…; tăng cƣờng và mở rộng hợp tác đầu tƣ trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh; phấn đấu thực hiện có hiệu quả các hiệp định và thỏa thuận giữa hai bên. Ấn Độ cam kết ủng hộ và tạo thuận lợi trong đàm phán song phƣơng với Việt Nam trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO (thực tế Việt Nam đã tham gia vào WTO năm 2007) và trở thành ủy viên không Thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 (thực tế Việt Nam đã trở thành ủy viên không Thƣờng trực nhiệm kỳ 2008 - 2009). Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên Thƣờng trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và tham gia ASEM (Ấn Độ đã tham gia ASEM 2008).

Đặc biệt, từ ngày 4 - 6/7/2007, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nƣớc tới Ấn Độ. Nhân dịp này, hai nƣớc đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt Nam - Ấn Độ và nhiều văn kiện hợp tác khác, góp phần quan trọng đƣa quan hệ Việt - Ấn lên một tầm cao mới.

Năm 2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sang thăm Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch đã gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil về việc Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), trở thành Uỷ viên không thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008- 2009, công nhận quy chế kinh tế thị trƣờng cho Việt Nam. Tổng thống Pratibha Patil cho biết Ấn Độ sẽ hỗ trợ một khoản tín dụng cho Việt Nam, mong muốn phiên họp của Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về hợp tác kinh tế, văn hoá, và khoa học kỹ thuật diễn ra vào năm 2009 tại Hà Nội sẽ tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa hai nƣớc.

Hai bên đánh giá cao và nhất trí tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có hợp tác ASEAN - Ấn Độ, cấp cao Đông Á (EAS), hợp tác sông Hằng - sông Mêkông (MGC), Cấp cao Á - Âu (ASEM), Phong

97

trào Không liên kết, hợp tác Nam - Nam, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và tại Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết khẳng định Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trở thành Uỷ viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng và ủng hộ Ấn Độ ứng cử làm Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an khoá 2011-2012. Ngày 25/02/2010 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Ấn Độ nhằm tăng cƣờng hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Bên cạnh những chuyến thăm cấp cao của ngƣời đứng đầu các nhà nƣớc Ấn Độ, Việt Nam thì các cuộc viếng thăm cấp nhà nƣớc diễn ra thƣờng xuyên nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cƣờng hợp tác, tin tƣởng lẫn nhau giữa hai nhà nƣớc. Các cuộc viếng thăm của Phó chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Doan tới Ấn Độ, cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng với bà Meira Kumar chủ tịch hạ viện Ấn Độ, với ông Hamid Ansarri chủ tịch thƣợng viện Ấn Độ … Các cuộc viếng thăm thƣờng xuyên trong những năm gần đây thể hiện tầm quan trọng đặc biệt trong chính sách đối ngoại giữa Ấn Độ và Việt Nam. Trong bối cảnh các toàn cầu hóa quốc tế và khu vực, việc tạo ra mối liên kết bền chặt và tin tƣởng lẫn nhau là tối cần thiết đối với cả hai nhà nƣớc. Phía Việt Nam luôn giữ vững lập trƣờng sẽ ủng hộ Ấn Độ vào chiếc ghế thƣờng trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Ấn Độ cũng luôn cam kết sẽ giúp đỡ Việt Nam trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ thông tin… đặc biệt coi Việt Nam nhƣ một cửa ngõ quan trọng để thực hiện “chính sách hƣớng Đông” ra khu vực và mở rộng thế mạnh của mình ra thế giới.

Nhƣ vậy, với một loạt các hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực và đỉnh cao là “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt Nam - Ấn Độ”, Việt Nam và Ấn Độ đã tạo ra một tiền đề, một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nƣớc trong thế kỷ 21, khẳng định thêm một lần nữa mối quan hệ thủy chung giữa hai đảng và hai nhà nƣớc, tiếp nối truyền thống và mối quan hệ ông cha để lại. Việt Nam - Ấn Độ hứa hẹn một thế kỷ mới đầy triển vọng trong quan hệ hợp tác chiến lƣợc.

98

Trong hơn 50 năm qua kể từ khi giành đƣợc độc lập đến ngày nay, Ấn Độ đã có những bƣớc tiến dài và đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, từng bƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Là một nƣớc đông dân, từ chỗ thiếu đói trầm trọng, Ấn Độ vƣơn dần lên vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất lƣơng thực thực phẩm nhƣ: gạo, sữa,… Sau nhiều thập niên kiên trì thực hiện chính sách công nghiệp hóa, đặc biệt ƣu tiên phát triển các ngành luyện kim, chế tạo máy, dệt hóa chất… một số ngành nhƣ chế tạo máy, sản xuất phần mềm vi tính đạt trình độ tiên tiến thế giới. Những thành tựu trên là kết quả của công cuộc cải cách kinh tế một cách toàn diện và triệt để từ tháng 7/1991, nhằm điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và đóng cửa sang nền kinh tế thị trƣờng, tự do hóa và mở cửa, đạt đƣợc những thành tựu lớn về mọi mặt.

Xét về tổng thể, kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực: sản xuất nông nghiệp từ chỗ thiếu lƣơng thực triền miên đã đạt tới đủ ăn, có dự trữ và vƣơn lên trở thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới (xấp xỉ 6 triệu tấn, trị giá khoảng 2,5 tỷ USD, trong khi đó Thái Lan là 8,57 triệu tấn)

Việt Nam và Ấn Độ cũng có những mặt hàng mà cả hai nƣớc đều có thế mạnh và là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trƣờng thế giới nhƣ gạo, cà phê. Để tăng cƣờng hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này đòi hỏi hai nƣớc phải hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực thế mạnh, tạo ra sản phẩm cạnh tranh vƣợt trội so với các nƣớc trong khu vực. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể đóng vai trò nhƣ nƣớc trung gian tái xuất gạo của Việt Nam ra thị trƣờng thế giới.

Về mặt pháp lý, Hiệp định thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc ký lần đầu tiên vào năm 1978 và sửa đổi vào năm 1997. Năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt Nam - Ấn Độ. Ngoài ra, gần đây có hàng loạt buổi gặp mặt trao đổi giữa các nguyên thủ quốc gia

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)