Tình hình trong nƣớc

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 32)

Về vị trí địa lý, dân số: Ấn Độ có tiềm năng lớn về dân số, vị trí địa lý, tiềm lực kinh tế, sức mạnh văn hóa để thực hiện chính sách hƣớng ra bên ngoài. Hiện tại Ấn Độ có khoảng 1,2 tỷ ngƣời, dự báo đến năm 2025 dân số Ấn Độ sẽ vƣợt qua Trung Quốc và trở thành nƣớc có dân số đông nhất thế giới [2]. Ấn Độ nằm trọn trên tiểu lục địa Ấn Độ có diện tích khoảng 3,25 triệu km2, tiếp giáp với khu vực Đông Nam Á ở phía Đông Bắc, Trung Quốc ở phía Bắc, Pakixtan ở phía Tây, Giáp biển ARập và Vịnh Bengan ở phía Tây Nam và Đông Nam, gần các khu vực có vị trí xung yếu về an ninh, chính trị, kinh tế của khu vực Châu Á và thế giới. Địa hình của Ấn Độ vƣơn ra biển Ấn Độ Dƣơng án giữ con đƣờng hàng hải quốc tế từ Á sang Âu, từ kênh đào Xuyê sang eo Malắca. Với vị trí xung yếu này cho phép Ấn Độ có thể khống chế khu vực biển Ấn Độ Dƣơng nhằm củng cố vững chắc hơn vị thế của mình trong khu vực.

Với vị trí Địa lý cực kỳ thuận lợi này, Ấn Độ có đầy đủ các cơ sở để trở thành một cƣờng quốc trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ có cánh tay dài nối ra Ấn Độ Dƣơng nằm giữa con đƣờng huyết mạch trung chuyển hàng hóa thế giới. Mặt khác dân số Ấn Độ đƣợc đánh giá là đang trong giai đoạn dân số vàng và có trình độ ngoại ngữ tiếng anh rất tốt cộng với các kỹ sƣ có trình độ cao. Chính các điều kiện

2 http://nld.com.vn/2010123010489515P0C1006/dan-so-an-do-se-vuot-trung-quoc.htm [access on 2 Mar 2011]

32

về vị trí địa lý và con ngƣời đã phần nào khẳng định tiền năng của Ấn Độ trên con đƣờng trở thành một cƣờng quốc.

Về kinh tế - chính trị: Trong 20 năm tiến hành cải cách mở cửa, Newdelhi đã thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn, từ quốc gia chậm phát triển, nghèo đói, lạc hậu đến nay đất nƣớc này đã từng bƣớc khẳng định đƣợc mình trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ hiện tại là thành viên nhóm G20, nhóm có vị trí quyết định đối với sự phát triển của kinh tế thế giới hiện nay. Ấn Độ cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng nhƣ: ASEAN + 8, ARF, ASEM, Diễn đàn kinh tế Đông Á, SAARC, UN… và ngày càng có tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề khu vực và trên thế giới. Ấn Độ hiện tại là nền kinh tế thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) với nhiều lĩnh đứng vực hàng đầu thế giới nhƣ công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo ô tô…

Ấn Độ là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và có lực lƣợng lao động hùng hậu. Vào thời điểm 1991, nền kinh tế của Ấn Độ đang chuyển biến từ một nền kinh tế đóng với các chính sách theo mô hình chủ nghĩa xã hội sang một nền kinh tế mở theo hƣớng kinh tế thị trƣờng. Sự thay đổi mô hình kinh tế này dẫn đến nhu cầu cần có nhiều bạn hàng cũng nhƣ nhu cầu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển các ngành kinh tế trong nƣớc.

Ấn Độ cần thiết phải phát triển nền kinh tế tự do. Vào năm 1991, việc Liên Xô sụp đổ và chiến tranh vùng Vịnh dẫn đến giá dầu tăng vọt là một trong những nhân tố dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính ở Ấn Độ. Ấn Độ rơi vào tình trạng nợ nần và không còn dự trữ ngoại tệ nên đã phải yêu cầu vay 1.8 tỷ USD từ IMF. Đổi lại, Ấn Độ phải tiến hành cải cách nền kinh tế. Thủ tƣớng Nahasimha Rao cùng với bộ trƣởng tài chính Manmohan Singh đã đề ra những chính sách tự do hóa kinh tế. Quá trình tự do hóa kinh tế này dần dần dẫn đến sự hình thành của những tập đoàn tƣ sản dân tộc mới, nhu cầu thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng. Một chính sách đối ngoại hƣớng tới tìm kiếm các thị trƣờng và bạn hàng mới là một nhu cầu tất yếu. Khu vực châu Á, đặc biệt các nƣớc Đông Nam Á với sự gần gũi về địa lý, văn hóa, sự tƣơng đồng về lịch sử là chọn lựa số một cho chính sách này.

33

2.2. “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ

Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh bắt đầu có những bƣớc khởi sắc rõ rệt. Đầu thập niên của thế kỷ XX là lúc Ấn Độ thực hiện đƣờng lối đối ngoại đổi mới là đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, mở rộng quan hệ đối ngoại ra bên ngoài, đặc biệt hƣớng tới khu vực Đông - Nam Á trong đó lấy ASEAN là trọng tâm. Vậy đâu là nguyên nhân khách quan để Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác đến ASEAN đến nhƣ vậy?

+ Trƣớc hết, hãy xét mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc: ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1991) quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã bắt đầu đƣợc khởi động bằng việc Bộ trƣởng ngoại giao Trung Quốc họp không chính thức với những ngƣời đồng nhiệm các nƣớc ASEAN. Ba năm sau đó, Trung Quốc là thành viên đối thoại bộ phận của ASEAN và đến năm 1996 Trung Quốc chính thức trở thành thành viên đối thoại đầy đủ. Hai bên ký kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện năm 2002, mở đƣờng cho việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) (khu mậu dịch lớn nhất thế giới với số dân gần 2 tỷ ngƣời và có hiệu lực vào 2010). Tại hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc tổ chức ở Indonesia năm 2003, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và thịnh vƣợng. Cùng năm đó, Trung Quốc đã gia nhập hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á. Với kim ngạch thƣơng mại hai chiều lên tới 136,5 tỷ USD (6 tháng đầu năm 2010) [3] tăng 55% so với cùng kỳ năm 2009, các nƣớc ASEAN chiếm vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Trung Quốc với khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng và thế giới.

Ngoài cơ chế hợp tác trên, hai bên còn có nhiều cơ chế hợp tác đa phƣơng nhỏ hơn nhƣ: Hợp tác vành đai Vịnh Bắc Bộ, Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Trung Quốc là thành viên của ARF, ASEAN + 3, ASEAN + 1… và trong khuôn khổ những cơ chế này, quan hệ trên các lĩnh vực giữa Trung Quốc với ASEAN phát triển mạnh mẽ.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997), đến năm 1999 cơ chế hợp tác ASEAN + 3 bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ra đời nhằm giải quyết các khó khăn về kinh tế xã hội mà các bên gặp phải. Đây là cơ sở hợp tác

34

quan trọng để hình thành ASEAN + 6 và ASEAN + 8 sau này. Trung Quốc và ASEAN cùng nhau tham gia Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cam kết giải quyết mọi tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc với các nƣớc ASEAN bằng biện pháp hòa bình. Trung Quốc và ASEAN cũng tích cực tham gia giải quyết các cơ chế hợp tác an ninh phi truyền thống nhƣ tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao. Tại các hội nghị ARF, hội nghị bộ trƣởng ngoại giao, bộ trƣởng kinh tế, nguyên thủ quốc gia hàng năm của ASEAN với 8 đối tác. Các vấn đề về kinh tế xã hội, an ninh chính trị đều đƣợc bàn thảo.

Nhƣ vậy, ngay sau chiến tranh lạnh kết thúc, Trung Quốc đã đi một nƣớc cờ chiến lƣợc sang khu vực Đông Nam Á. Nhận biết tầm quan trọng về địa chiến lƣợc và lợi ích từ khu vực này Trung Quốc đã nhanh chân ký kết các thỏa thuận, các hiệp ƣớc với khu vực ASEAN nhằm có sự ảnh hƣởng nhất định tới khu vực đầy tiềm năng này.

+ Nhật Bản cũng nhận thấy tầm quan trọng về địa chiến lƣợc của khu vực Đông Nam Á. Tháng 05 năm 1991, trong chuyến thăm các nƣớc ASEAN, Thủ tƣớng Nhật Bản Toshiki Kafu đã cam kết tiếp tục viện trợ đối với các nƣớc ASEAN. Tiếp đó năm 1993, Thủ tƣớng Miyazawa đã đƣa ra quan điểm hợp tác tập trung vào 4 điểm chính: Tăng cƣờng hợp tác ổn định khu vực; tiếp tục phát triển kinh tế; hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu và phối hợp với ASEAN để phát triển Đông Dƣơng (thành lập Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dƣơng). Trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, Thủ tƣớng Nhật Bản Hashimoto đã công bố học thuyết mới nêu bật chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, trong đó đặc biệt chú trọng các nƣớc ASEAN bao gồm 3 điểm chính: Tăng cƣờng hơn nữa quan hệ Nhật Bản – ASEAN; tiến hành trao đổi định kỳ cấp cao Nhật Bản – ASEAN; bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản chuyển mối quan hệ Nhật Bản từ chỗ lấy quan hệ hợp tác kinh tế (ODA) làm trung tâm sang các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hóa, phúc lợi xã hội và các vấn đề toàn cầu.

Năm 1997 thủ tƣớng Nhật Bản Hasimoto đƣa ra ý tƣởng thành lập “đồng tiền chung Châu Á”. Với ý tƣởng này, Tokyo muốn duy trì, xác lập ảnh hƣởng của mình

35

ở Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á và muốn dùng Đông Á là nơi kiềm chế sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc ở khu vực, gạt bỏ ảnh hƣởng của Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dƣơng nhƣng đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Mỹ. Cùng năm đó Nhật Bản đƣa ra mô hình học thuyết “Đàn sếu bay” ở Đông Á. Tokyo xác định trong mô hình này mình sẽ làm đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Khu vực Đông Á còn Trung Quốc ở đằng sau sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không chấp nhận quan điểm này, họ cho rằng mô hình kinh tế ở Đông Á phải là “đoàn tàu hai đầu”, ở đó hai nƣớc sẽ làm hai đàu tàu kéo kinh tế khu vực đi lên.

Hiện nay Tokyo đang cạnh tranh rất quyết liệt với Bắc Kinh ở Đông Nam Á, họ là những nhà buôn bán và đầu tƣ hàng đầu vào khu vực này. Quan hệ buôn bán đôi bên giữa Nhật Bản và ASEAN xấp xỉ 120 tỷ USD (2010). Nhật hiện tại cũng là nhà đầu tƣ, buôn bán, cung cấp ODA hàng đầu cho một số quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam. Năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, Nhật Bản vẫn cung cấp hơn 1,1 tỷ USD viện trợ ODA cho Việt Nam. Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhập khẩu 100% dầu thô từ bên ngoài nên việc thắt chặt quan hệ với các nƣớc ASEAN là điều dễ hiểu. Nhật Bản còn có mối quan hệ khá chặt chẽ với các nƣớc nằm cạnh eo Malacca nhƣ Malaysia, Indonesia để đảm bảo tuyến đƣờng vận chuyển dầu an toàn từ Trung Đông, Bắc Phi về Nhật Bản.

Nhật Bản là thành viên đối thoại của ASEAN, của ASEAN + 3,… Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản cũng có hiệu lực từ cuối năm 2008. Nhật Bản hiện là một trong những đối tác hàng đầu của ASEAN về thƣơng mại, đầu tƣ, viện trợ phát triển.

Nhƣ vậy, không chỉ Trung Quốc mà Nhật Bản cũng đặt ASEAN trong đƣờng lối chiến lƣợc của mình sau chiến tranh lạnh. “Miếng bánh” ASEAN không to ra khi nhiều đối tác cùng quan tâm và khai thác. Tuy nhiên, nƣớc nào giành đƣợc miếng to hơn sẽ tùy thuộc vào sự nhanh nhạy và chính sách đối với khu vực.

Ngoài Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang rất quan tâm đến khu vực đầy tiềm năng và có vị trí chiến lƣợc quan trọng này. Ấn Độ có lợi thế hơn Trung Quốc và Nhật Bản ở chỗ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Ấn Độ có chính sách trung lập. Chính sách trung lập đó đã không đẩy Ấn Độ tham gia bất kỳ liên minh

36

quân sự nào và điều đó vô hình tạo niềm tin không chỉ cho các nƣớc trong khối không liên kết mà có niềm tin với các nƣớc và khối nƣớc trên thế giới. Một thuận lợi khác là các nƣớc ASEAN và Ấn Độ cùng là thành viên của phong trào không liên kết (NAM), có điều kiện hoàn cảnh địa lý lịch sử tƣơng đồng, có nhu cầu khôi phục phát triển đất nƣớc mình thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng gặp rất nhiều khó khăn trên con đƣờng tìm lại vị thế của mình trên trƣờng quốc tế. Tại khu vực Châu Á, Ấn Độ phải đối mặt với cả Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh hƣởng của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ về kinh tế và chính trị ở khu vực là khá lớn. Họ có thực lực kinh tế mạnh hơn Ấn Độ. Nền chính trị tại hai quốc gia Đông Á cũng ổn định hơn Newdelhi. Vì vậy việc chen chân vào khu vực Đông Nam Á để cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ trên hiện rất khó khăn.

Cùng với những bƣớc đi chiến lƣợc tiến sát tới khu vực Đông Nam Á hơn nữa của Trung Quốc và Nhật Bản thì Ấn Độ cũng nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Thủ tƣớng J. Nehru từng nói “Tôi đồng ý rằng Châu Âu rất quan trọng tuy nhiên tôi nhận thấy mọi ngƣời đang sai lầm khi không dành sự quan tâm đúng mức tới sự phát triển của khu vực châu Á” [61, tr55]. Ngay từ khi mới giành đƣợc độc lập, vị Thủ tƣớng đầu tiên của Ấn Độ J. Nehru đã nhận ra tầm quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và tích cực thực thi “chính sách hƣớng Đông”. Tuy nhiên, từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ thực thi chính sách cải cách kinh tế lớn dƣới thời Thủ tƣớng P.V.Narasimha Rao, “chính sách hƣớng Đông” mới trở thành chiến lƣợc quốc gia, một chính sách nhất quán và liên tục.

2.2.1. Các nguyên nhân hình thành

Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã tạo ra những khó khăn mới

cho Ấn Độ.

Trƣớc đây, Liên Xô vốn là chỗ dựa vững chắc của Ấn Độ về kinh tế. Các nhà máy chủ chốt trong nền công nghiệp của Ấn Độ phần lớn đƣợc xây dựng dƣới sự giúp đỡ của Liên Xô. Đây là những nhà máy sản xuất chiếm 80% tổng sản lƣợng thiết bị luyện kim, 60% thiết bị điện, 70% sản lƣợng khai thác dầu. Từ năm 1955

37

đến năm 1977, Liên Xô đã giúp Ấn Độ đào tạo trên 96.000 công nhân, trong đó, 19.000 công nhân có trình độ đại học và trung học, 77.000 công nhân lành nghề. Về thƣơng mại, Liên Xô là nƣớc bạn hàng lớn thứ hai của Ấn Độ và là bạn hàng “dễ tính” mà Ấn Độ có thể xuất mọi sản phẩm từ nông nghiệp tới các hàng công nghiệp tiêu dùng mà không bị đòi hỏi khắt khe về chất lƣợng. Hàng năm, Liên Xô đều dành một khoản tín dụng lớn, thậm chí bán chịu hàng hóa cho Ấn Độ. Không những thế, từ đầu những năm 1950 đến cuối những năm 1980, trong khi tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ sang Tây Âu giảm, thì kim ngạch xuất khẩu sang các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu lại có xu hƣớng tăng lên (từ 0,9% trong hai năm 1950-1951 lên 13,6% trong năm 1970-1971 và 18,4% trong năm 1985-1986) [1 tr53].

Thứ hai, tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991).

Nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của Ấn Độ đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi giá dầu tăng do chiến tranh vùng Vịnh. Chỉ trong giai đoạn 1990 - 1991, giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9% (tính bằng đồng ru-pi) [21 tr3]. Nếu nhƣ năm 1965, chi phí dành cho nhập khẩu năng lƣợng của Ấn Độ khoảng 8% giá trị xuất khẩu thì tới năm 1990, con số đó đã tăng lên tới 25%. Sự bất ổn định về nguồn cung cấp dầu cùng giá dầu

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 32)