Lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 48)

Chỉ chƣa đầy một năm sau khi thủ tƣớng Nahasimha Rao lên cầm quyền và sau khi Ấn Độ tiến hành cuộc cải cách kinh tế, tức là từ năm 1992 đến năm 1996, năm kết thúc nhiệm kỳ của thủ tƣớng N.Rao, các quan chức cao cấp của Ấn Độ bao gồm Thủ tƣớng, Bộ trƣởng các bộ Ngoại giao, Tài chính, Thƣơng mại của Ấn Độ đã lần lƣợt thăm các nƣớc Đông Nam Á. Trong các chuyến thăm, các nhà lãnh đạo Ấn Độ luôn khẳng định sự ủng hộ của Ấn Độ đối với các mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển của các nƣớc Đông Nam Á, tuyên truyền cho cuộc cải cách kinh tế đang đƣợc tiến hành ở Ấn Độ, coi Đông Nam Á cũng nhƣ châu Á – Thái Bình Dƣơng là nguồn vốn công nghệ và thị trƣờng hết sức quan trọng để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ và nhấn mạnh mong muốn tăng cƣờng quan hệ chặt chẽ với các nƣớc ASEAN cũng nhƣ Đông Nam Á. Trong số này, đáng chú ý là những cuộc viếng thăm của Thủ tƣớng N.Rao. Sau khi nhận chức một năm, Thủ tƣớng N.Rao đã lần lƣợt viếng thăm hầu hết các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Indonesia (1992), Thái Lan (1993), Singapore và Việt Nam (1994)… Sự kiện này đã đƣợc giới ngoại giao và báo chí đánh giá là một sự kiện đặc biệt cũng nhƣ một dấu hiệu tích cực của Ấn Độ sau gần ba thập kỷ có vai trò rất mờ nhạt ở Đông Nam Á. Phát biểu với các phóng viên báo chí tại New Delhi nhân chuyến đi thăm Ấn Độ, Thứ trƣởng Ngoại giao Thái Lan Pitsuwan đã cho rằng: Ấn Độ đã có những dấu hiệu tích cực trong thái độ đối với khu vực Đông Nam Á, chƣa bao giờ một vị Thủ tƣớng Ấn Độ lại liên tục đến vùng này trong một thời gian ngắn nhƣ vậy [8, tr247].

Vào năm 1994 Thủ tƣớng N.Rao thăm Singapore và Việt Nam, hai nƣớc có quan hệ chặt chẽ thân thiện nhất với Ấn Độ trong các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á: Singapore có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế còn Việt Nam có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Tại Singapore, sau khi có những cuộc gặp gỡ với các quan chức cao cấp đến Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore – một Viện nghiên cứu về khu vực có uy tín hàng đầu ở Đông Nam Á, Thủ tƣớng N.Rao đã trình bày một bài thuyết trình dài trong đó thể hiện toàn bộ ý tƣởng cơ bản về “chính sách hƣớng Đông” của Ấn Độ.

48

Trong bản thuyết trình của mình, Thủ tƣớng N.Rao đã nhắc đến mối quan hệ lịch sử, văn hóa, lâu đời giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, xua đuổi sự e ngại của một số nƣớc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng về sự hùng mạnh của lực lƣợng hải quân Ấn Độ. Giới thiệu cho các thính giả về cuộc cải cách kinh tế đang diễn ra ở Ấn Độ và khẳng định quyết tâm của Ấn Độ trong việc thực hiện cuộc cải cách này. Ông cũng gợi ý một số lĩnh vực mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nên quan tâm nhƣ: năng lƣợng, bƣu chính viễn thông, giao thông vận tải và nông nghiệp. Ông đánh giá cao vai trò châu Á – Thái Bình Dƣơng đối với quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Ấn Độ với lời tuyên bố nổi tiếng vẫn thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu và giới báo chí nhắc đến: “Ấn Độ đã từng bƣớc tự do hóa hệ thống tiền tệ của mình, mở cửa nền kinh tế cho nhập khẩu, đầu tƣ và giáo dục con ngƣời theo chiều hƣớng có lợi để mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng có thể là tấm ván bật cho chúng tôi bƣớc vào thị trƣờng thế giới” [8 tr248]. Cũng trong chuyến thăm này, Ấn Độ và Singapore đã ký đƣợc 12 Hiệp định đầu tƣ với số vốn 530 triệu USD.

Trong nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ dƣới nhiệm kỳ của Thủ tƣớng Narasimha Rao đã có những hoạt động hết sức chủ động và tích cực để tăng cƣờng sự hợp tác về mọi mặt với các nƣớc Đông Nam Á và đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Những hoạt động này tiếp tục đƣợc đẩy mạnh trong những nhiệm kỳ của các Thủ tƣớng tiếp theo nhƣ Thủ tƣớng I.K.Guijral (1996 – 1998), Thủ tƣớng A.B.Vajpayee (1998 – 2004). Việc thủ tƣớng Gujral đích thân tham dự hội nghị diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á ARF vào tháng 7/1997 với tƣ cách kiêm Bộ trƣởng Bộ ngoại giao mà không cử một trong hai quốc vụ khanh tới dự hội nghị đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng và sự đánh giá cao của Ấn Độ đối với khối ASEAN cũng nhƣ những hoạt động của tổ chức này. Với sáng kiến của Thủ tƣớng Gujral, từ năm 1996 – 1997 Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo tại New Delhi và thủ đô của một số nƣớc Đông Nam Á, trong đó mời những nhân vật nổi tiếng của Ấn Độ và Đông Nam Á bao gồm các quan chức ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ cũng nhƣ xã hội, các nhà doanh nghiệp, để tìm ra một tiếng nói chung giữa hai bên cũng nhƣ khả năng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, công

49

nghệ, môi trƣờng cũng nhƣ lịch sử, văn hóa. Còn Thủ tƣớng Vajpayee mặc dù là ngƣời của đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Hindu, đã có những chính sách cứng rắn hơn trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và Pakixtan so với các Thủ tƣớng ở nhiệm kỳ trƣớc nhƣng đối với khu vực Đông Nam Á cũng nhƣ châu Á – Thái Bình Dƣơng, ông vẫn luôn khẳng định sự gắn bó của Ấn Độ đối với khu vực này. Trƣớc cuộc khủng hoảng tài chính ở ASEAN, ông vẫn bày tỏ sự tin tƣởng của Ấn Độ vào khả năng tự vƣợt qua cuộc khủng hoảng của các nƣớc ASEAN và những cố gắng mà Ấn Độ có thể làm đƣợc để giúp ASEAN trong giai đoạn khó khăn này.

Thiện chí và những nỗ lực về mặt ngoại giao của Ấn Độ đã đƣợc các nƣớc Đông Nam Á ghi nhận và đáp lại khá mặn mà. Tổng thống và Thủ tƣớng của hầu hết các nƣớc Đông Nam Á đã đến thăm Ấn Độ một hoặc nhiều lần trong nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX nhƣ Thủ tƣớng Singapore Gochoctong, Tổng thống Indonesia Suharto, Thủ tƣớng Malaysia Mahathir Mohanmad, Thủ tƣớng Việt Nam Võ Văn Kiệt. Đồng thời từng bƣớc một, Ấn Độ đã đƣợc công nhận là thành viên đối thoại bộ phận của ASEAN (1992), thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN (1995) và đƣợc mời tham dự hội nghị sau Hội nghị bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN và diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á (ARF) năm 1996. Năm 1997, Ấn Độ lần đầu tiên đƣợc tham gia vào cuộc họp các quan chức cấp cao SOM lần thứ tƣ của ARF. Năm 2002 Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia).

Việc Ấn Độ đƣợc ASEAN công nhận là thành viên đối thoại đầy đủ và đƣợc mời tham dự Hội nghị sau Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN cũng nhƣ diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á là một thắng lợi lớn về mặt ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á sau một thời gian dài im lặng. Với tƣ cách mới, lần đầu tiên Ấn Độ cùng với các nƣớc lớn và các tổ chức khu vực khác trên thế giới cũng nhƣ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng nhƣ Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Australia, đƣợc ngồi thảo luận về những vấn đề chung của toàn khu vực. Đây là kết quả cùng những nỗ lực không ngừng của Ấn Độ trong mấy năm điều chỉnh chính sách đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là từ năm 1992 – năm Ấn Độ đƣợc nhận là thành viên đối thoại bộ phận của ASEAN. Phát biểu tại hội nghị Bộ trƣởng ngoại giao ASEAN với các bên đối thoại ở thủ đô Giacacta ngày 24 tháng 7 năm

50

1996, Thủ tƣớng I.K.Gujral, mà lúc đó còn là Ngoại trƣởng đã nhấn mạnh: “Quyết định của ASEAN nâng Ấn Độ lên quy chế đối thoại đầy đủ thể hiện sự đánh giá sáng suốt của ASEAN về sự gần gũi, tƣơng đồng giữa Ấn Độ và ASEAN về mặt chiến lƣợc, sự gia tăng mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế và tiềm năng to lớn của sự hợp tác đó” [53].

Về mặt an ninh chính trị: lịch sử Ấn Độ đã chứng minh rằng Ấn Độ tuy là một nƣớc lớn nhƣng chƣa bao giờ xâm lăng một dân tộc nào. Hiện tại, Ấn Độ tuy có chung đƣờng biên giới với một số nƣớc thuộc Đông Nam Á nhƣng Ấn Độ không có sự tranh chấp biên giới lãnh thổ với các nƣớc này bởi vì các đƣờng biên giới trên biển hoặc trên bộ với Myanma, Thái Lan, Indonesia đều đã đƣợc hoạch định rõ ràng. Là một nƣớc tiếp giáp với Đông Nam Á, Ấn Độ rất quan tâm và coi việc tăng cƣờng sự ổn định và an ninh ở khu vực Đông Nam Á cũng là lợi ích của chính mình. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tới nay, cùng với những nỗ lực trên mặt trận ngoại giao, sự hợp tác về mặt an ninh quốc phòng với Đông Nam Á cũng đƣợc Ấn Độ thúc đẩy mạnh mẽ trên cơ sở lợi ích của cả hai bên. Trong bức điện mừng nhân dịp 30 năm thành lập ASEAN, Thủ tƣớng Ấn Độ I.K.Gujral đã viết: Ấn Độ có chung biên giới trên đất liền và trên biển với ASEAN dài hàng trăm kilômét. Là bạn đối thoại đầy đủ và là thành viên ARF, Ấn Độ hiểu và chia sẻ nguyện vọng và những mối quan tâm của ASEAN.

Vì vậy, để tạo ra sự gần gũi về mặt quan điểm và nhận thức về mặt an ninh cũng nhƣ tạo ra bầu không khí thân thiện và tin cậy trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, một mặt Ấn Độ khẳng định chính sách ủng hộ các mục tiêu hòa bình ở Đông Nam Á về những nhu cầu an ninh chính đáng của mình, mặt khác đã chủ động tiến hành một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin và đã nhận đƣợc sự chia sẻ của các nƣớc Đông Nam Á. Trƣớc sự e ngại của một số nƣớc Đông Nam Á về việc Ấn Độ mau chóng tăng cƣờng sức mạnh của lực lƣợng hải quân vào nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX bằng việc trang bị các loại thiết bị tối tân nhƣ tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay, tàu chiến, máy bay do thám trên biển của Liên Xô và Đức, Ấn Độ đã cắt giảm bớt chi phí quốc phòng, giảm bớt tốc độ hiện đại hóa lực lƣợng hải quân. Đồng thời, để xóa đi sự lo ngại của một số nƣớc Đông Nam Á về các cơ sở hải quân của Ấn Độ trên quần đảo Ađaman, Ấn Độ đã mời các quan chức hải quân của

51

những nƣớc này đến xem xét trực tiếp các căn cứ trên [8, tr 258]. Cùng với các cuộc trao đổi, thăm viếng giữa các quan chức cao cấp của Bộ quốc phòng hai bên, Ấn Độ đã chủ động mời các nƣớc thuộc khối ASEAN tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung vào tháng 11 – 1992 để tăng cƣờng sự hợp tác về mặt kỹ thuật quốc phòng. Tuy cuộc tập trận chung không thành vì một số nƣớc trong khối ASEAN lo ngại sự phản ứng của Trung Quốc nếu ASEAN tỏ ra quá thân thiết với Ấn Độ, nhƣng sự kiện này đã chứng tỏ thiện ý và những nỗ lực không ngừng của Ấn Độ để thắt chặt mối quan hệ về nhiều mặt với các nƣớc Đông Nam Á. Ấn Độ và từng nƣớc trong ASEAN vẫn tiến hành tập trận chung và nhiều nƣớc Đông Nam Á vẫn bày tỏ quan điểm muốn hợp tác vơi Ấn Độ về mặt quốc phòng.

Không kể cuộc tập trận hải quân chung giữa Ấn Độ với Indonesia và Malaysia từ năm 1991, tháng 2 năm 1993 Singapore đã tiến hành tập trận chung với hải quân Ấn Độ. Thái Lan cũng muốn tiến hành tập trận hải quân chung và nếu Thái Lan quyết định mua tàu sân bay cho máy bay lên thẳng thì Ấn Độ sẵn sàng giúp đỡ về mặt vận hành tàu này [8, tr 259]. Cũng vào tháng 2 năm 1993 Ấn Độ và Malaysia đã trao đổi giác thƣ về hợp tác quốc phòng với nội dung Ấn Độ sẽ giúp Malaysia đào tạo phi công tại Ấn Độ trong trƣờng hợp Malaysia mua máy bay chiến đấu MIG-29 do Liên Xô sản xuất, đồng thời Ấn Độ cũng cung cấp cho Malaysia phụ tùng của loại máy bay này. Malaysia cũng muốn đào tạo các lực lƣợng chỉ huy trên biển và sửa chữa tàu chiến tại Ấn Độ và duy trì các cuộc trao đổi thƣờng xuyên giữa hải quân hai nƣớc. Một số nguồn tin cho biết rằng Indonesia còn muốn hợp tác với Ấn Độ trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

Ấn Độ cũng đã cử hai tàu khu trục và một tàu hộ tống đi thăm Philippin vào tháng 10 năm 1998. Còn bộ trƣởng Bộ quốc phòng Philippin Orlando Mercado đã bày tỏ mong muốn của Philippin muốn hợp tác quốc phòng với Ấn Độ khi ông tới thăm một hạm đội của Ấn Độ đậu tại cảng Manila.

Đối với Việt Nam và Lào, những nƣớc vốn có quan hệ truyền thống tốt đẹp với Ấn Độ, Ấn Độ sẵn sàng giúp đỡ những nƣớc này bảo dƣỡng và nâng cấp trang thiết bị quân sự cũng nhƣ đào tạo sĩ quan. Ấn Độ tỏ ra hết sức quan tâm tới triển vọng hợp tác về hạt nhân và quốc phòng với Việt Nam, hai bên đã ký nghị định thƣ về quốc phòng và cùng đƣa ra một loạt sáng kiến về hợp tác quốc phòng và năng

52

lƣợng. Ấn Độ cũng đã bảo dƣỡng máy bay cho Việt Nam và cung cấp một số phụ tùng máy bay cho Việt Nam. Một số sĩ quan Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Ấn Độ dành sự viện trợ cả gói cho các binh chủng quốc phòng của Việt Nam. Sự hợp tác này đã đƣợc đẩy mạnh hơn với chuyến viếng thăm Ấn Độ của Bộ trƣởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà cùng với phái đoàn quan chức cao cấp của Việt Nam do Chủ tịch Trần Đức Lƣơng dẫn đầu vào tháng 12 năm 1999 và chuyến thăm Việt Nam của Bộ trƣởng quốc phòng Ấn Độ George Fernandes vào tháng 3 năm 2000. Lào cũng đã ký một hợp đồng với Hindustan Aeronautics Limited (HAL) để bảo dƣỡng máy bay của lực lƣợng không quân và mời các sĩ quan của Ấn Độ sang dạy tiếng anh cho sĩ quan của Lào [36].

Riêng với Myanma, một quốc gia có chung đƣờng biên giới trên bộ và trên biển với Ấn Độ và có quan hệ an ninh sát sƣờn với Ấn Độ, Ấn Độ đã có những chuyển hƣớng rất mạnh về mọi mặt trong đó có mặt hợp tác về an ninh để khôi phục lại quan hệ. Tháng 5 năm 1994 Cựu tƣ lệnh Ấn Độ Joshi sang thăm Myanma và thảo luận về vấn đề phối hợp hành động chống lại các nhóm phiến loạn dọc biên giới nhằm biến khu vực này thành khu vực yên ổn, hữu nghị và hợp tác. Đồng thời, Ấn Độ đã đào tạo cho Myanma một số sĩ quan quân đội. Tháng 03 năm 1997 Tổng tƣ lệnh quân đội Ấn Độ, Tƣớng Shankar Roychondhury đã đi thăm chính thức Myanma để bàn cách tăng cƣờng quan hệ hợp tác về quốc phòng giữa hai bên.

Những nỗ lực của Ấn Độ trong việc hợp tác về an ninh với các nƣớc Đông Nam Á đã chứng tỏ sự đánh giá cao của Ấn Độ đối với khu vực này về mặt chiến lƣợc. Đồng thời, việc Ấn Độ đƣợc các nƣớc ASEAN mời tham gia diễn đàn ARF đã xác nhận vai trò của Ấn Độ với vấn đề hòa bình và an ninh của khu vực. Báo cáo hàng năm của Bộ quốc phòng Ấn Độ (năm 1996) đã khẳng định rằng: “Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á (ARF) sẽ cho phép Ấn Độ tham gia các cuộc đối thoại về chính trị và an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và đóng góp cho sự ổn định của chính Ấn Độ” [37].

Trên thực tế, Ấn Độ đã hết sức cố gắng để thực hiện điều này. Một mặt, Ấn

Một phần của tài liệu Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010 (Trang 48)