Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã tạo ra những khó khăn mới
cho Ấn Độ.
Trƣớc đây, Liên Xô vốn là chỗ dựa vững chắc của Ấn Độ về kinh tế. Các nhà máy chủ chốt trong nền công nghiệp của Ấn Độ phần lớn đƣợc xây dựng dƣới sự giúp đỡ của Liên Xô. Đây là những nhà máy sản xuất chiếm 80% tổng sản lƣợng thiết bị luyện kim, 60% thiết bị điện, 70% sản lƣợng khai thác dầu. Từ năm 1955
37
đến năm 1977, Liên Xô đã giúp Ấn Độ đào tạo trên 96.000 công nhân, trong đó, 19.000 công nhân có trình độ đại học và trung học, 77.000 công nhân lành nghề. Về thƣơng mại, Liên Xô là nƣớc bạn hàng lớn thứ hai của Ấn Độ và là bạn hàng “dễ tính” mà Ấn Độ có thể xuất mọi sản phẩm từ nông nghiệp tới các hàng công nghiệp tiêu dùng mà không bị đòi hỏi khắt khe về chất lƣợng. Hàng năm, Liên Xô đều dành một khoản tín dụng lớn, thậm chí bán chịu hàng hóa cho Ấn Độ. Không những thế, từ đầu những năm 1950 đến cuối những năm 1980, trong khi tỷ trọng xuất khẩu của Ấn Độ sang Tây Âu giảm, thì kim ngạch xuất khẩu sang các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu lại có xu hƣớng tăng lên (từ 0,9% trong hai năm 1950-1951 lên 13,6% trong năm 1970-1971 và 18,4% trong năm 1985-1986) [1 tr53].
Thứ hai, tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991).
Nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của Ấn Độ đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi giá dầu tăng do chiến tranh vùng Vịnh. Chỉ trong giai đoạn 1990 - 1991, giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9% (tính bằng đồng ru-pi) [21 tr3]. Nếu nhƣ năm 1965, chi phí dành cho nhập khẩu năng lƣợng của Ấn Độ khoảng 8% giá trị xuất khẩu thì tới năm 1990, con số đó đã tăng lên tới 25%. Sự bất ổn định về nguồn cung cấp dầu cùng giá dầu tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến Ấn Độ phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mới và Đông Nam Á là khu vực mà Ấn Độ hƣớng tới.
Thứ ba, tình hình chính trị bất ổn định của khu vực Nam Á.
Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nổi lên mạnh mẽ ở khu vực Nam Á trong những năm 1990, tiêu biểu ở Apganixtan với việc lực lƣợng Taliban lên nắm quyền lãnh đạo quốc gia này năm 1996 đã áp dụng các đạo luật Hồi giáo hà khắc vào đời sống xã hội nƣớc này, nuôi dƣỡng các lực lƣợng khủng bố quốc tế trên lãnh thổ mình nhằm chống phá các nƣớc xung quanh. Trong khi đó ở Pakixtan mặc dù chính quyền của thủ tƣớng Bhutto, Narit và tổng thống Musarap đã tăng cƣờng đẩy mạnh chiến tranh chống khủng bố song chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vẫn phát triển mạnh ở các quốc gia này, liên tục gây ra các vụ đánh bom khủng bố giết hại dân thƣờng. Sự bất ổn về chính trị ở Pakixtan sẽ gia tăng nguy cơ bất ổn định tại khu vực Nam Á này. Ngoài ra, mâu thuẫn về biên giới lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng là những nhân tố gây bất ổn chính trị ở khu vực.
38
Năm 1985, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) đƣợc thành lập với sự tham gia của hầu hết các nƣớc Nam Á. Tuy nhiên, ngay từ khi mới thành lập, cơ chế hợp tác này đã có nhiều hạn chế. Nếu Ấn Độ lo ngại các nƣớc sử dụng diễn đàn này để chỉ trích và cô lập Ấn Độ trong những tranh chấp song phƣơng, thì Pakixtan cũng có mối lo là Ấn Độ sẽ nắm vai trò lãnh đạo toàn khu vực thông qua tổ chức này. Chính vì vậy, một nguyên tắc trong hiến chƣơng của SAARC là không tranh luận những vấn đề gây bất đồng trong quan hệ song phƣơng tại các cuộc họp của Hiệp hội. Về kinh tế, hầu hết các nƣớc Nam Á là những nƣớc đang phát triển ở trình độ thấp, cần nhiều vốn và kỹ thuật. Trong khi đó, Ấn Độ tuy là nƣớc có trình độ phát triển vào bậc nhất trong khu vực nhƣng cũng gặp nhiều khó khăn, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn và kỹ thuật cho các nƣớc thành viên của SAARC. Thêm vào đó, những bất đồng giữa Ấn Độ và Pakixtan về vấn đề Giamu và Casmir, giữa Ấn Độ và Bangladetvề vấn đề phân chia nguồn nƣớc của một số dòng sông, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, đa tôn giáo, đa sắc tộc… là những trở ngại lớn đối với hợp tác khu vực Nam Á.
Thứ tư, những khó khăn từ chính bản thân Ấn Độ.
Tình hình an ninh ở Ấn Độ vẫn luôn là vấn đề nổi cộm kéo dài trong suốt thời kỳ "chiến tranh lạnh" và sau này. Ấn Độ đã trải qua cuộc chiến chống khủng bố kéo dài vài thập kỷ. Các vụ khủng bố ở Ấn Độ liên tục xảy ra ở Giamu và Casmir, mặc dù tình hình ở bang Pungiap bắt đầu có dấu hiệu lắng xuống từ cuối năm 1992.
Vấn đề ly khai thuộc nhóm nguy cơ lớn nhất gây bất ổn về an ninh của Newdelhi. Tại khu vực Giamu – Casmir do hậu quả của chính sách phân chia lãnh thổ từ thời cai trị của thực dân Anh, khu vực này luôn đe dọa sự mất ổn định của Ấn Độ và là nguyên nhân chính gây ra năm cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan từ 1947 đến nay. Các lực lƣợng ly khai tại các bang miền Đông Bắc Ấn Độ: Nagaithan, Assam liên tục đấu tranh đòi tách các bang này ra khỏi Ấn Độ. Họ thƣờng xuyên tổ chức khủng bố, đánh bom vào dân thƣờng, các cơ sở an ninh, kinh tế gây khó khăn cho chính quyền trung ƣơng và góp phần làm bất ổn thêm nền chính trị đã sẵn rối ren tại nƣớc này. Vấn đề tôn giáo, sắc tộc, tín ngƣỡng đa dạng cũng liên tục gây ra các cuộc xung đột gây bất ổn chính trị và xã hội tại Ấn Độ.
39
Tình hình chính trị Ấn Độ trong giai đoạn này cũng rơi vào tình trạng bất ổn định. Sau thất bại của Mặt trận Dân tộc, chính phủ thiểu số do Chan-đra-xi-kha làm Thủ tƣớng đƣợc Đảng Quốc đại hậu thuẫn lên nắm quyền. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi Đảng Quốc đại ngừng giúp đỡ, Thủ tƣớng Chan-đra-xi-kha phải từ chức. Tình hình chính trị càng trở nên phức tạp hơn khi lãnh đạo của Đảng Quốc đại Ra- díp Gan-đi bị ám sát vào năm 1991. Tuy Đảng Quốc Đại vẫn giành thắng lợi chung cuộc trong lần bầu cử sau đó, nhƣng chính phủ mới của Thủ tƣớng Na-ra-sim-ha Rao phải đối mặt với một loạt những vấn đề khó khăn nhƣ đƣa nền kinh tế Ấn Độ trở lại quỹ đạo phát triển; bình ổn chính trị nhằm đối phó với những thách thức do toàn cầu hoá và trật tự thế giới mới mang lại.
Về kinh tế, lạm phát gia tăng, các khoản trợ cấp nhà nƣớc tăng nhanh, lƣợng tiền từ nƣớc ngoài chuyển về giảm mạnh. Trong khi đó, ngân sách dành cho các ngành đầu tƣ không sinh lợi lại tăng lên một cách nhanh chóng. Ngân sách dành cho quốc phòng từ 15,9% tổng ngân sách (năm tài khoá 1980 - 1981) đã tăng lên 16,9% (năm tài khoá 1987 - 1988). Các khoản trợ cấp nhà nƣớc tăng từ 8,5% (năm tài khoá 1980 - 1981) lên 11,4% (năm 1989 - 1990) [39]. Những điều này đã khiến nền kinh tế Ấn Độ sa sút trầm trọng.
Ấn Độ mặc dù đã thu đƣợc những thành quả đáng kể sau 20 năm cải cách, đời sống và thu nhập nhân dân cũng khá lên. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giàu nghèo ở Ấn Độ đang đứng hàng đầu thế giới. Nếu nhƣ ở thành thị Ấn Độ là bức tranh của một xã hội giàu có phong lƣu thì ở nông thôn là bức tranh toàn cảnh về một xã hội nghèo đói và bất ổn. “Chính sách hƣớng Đông” của Ấn Độ hi vọng sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các vùng biên giới kém phát triển của Ấn Độ và họ cũng có cơ sở để hi vọng rằng sự chênh lệch giàu nghèo trong nƣớc sẽ giảm dần cùng với từng bƣớc phát triển của “Chính sách hƣớng Đông”.
Thứ năm, cách nhìn mới của Ấn Độ về khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
nói chung và các nƣớc Đông Nam Á nói riêng.
Năm 1935, nhà tƣ tƣởng vĩ đại và cũng là ngƣời sáng lập nên nƣớc Cộng hoà Ấn Độ G. Nê-ru đã cho rằng Thái Bình Dƣơng có khả năng thay thế Đại Tây Dƣơng với tƣ cách là một trung tâm đầu não của thế giới trong tƣơng lai. Tuy không phải là
40
một quốc gia ở Thái Bình Dƣơng nhƣng Ấn Độ sẽ phải có đƣợc ảnh hƣởng quan trọng ở đó [49 pg 188].
Với ảnh hƣởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á vào cuối những năm 80, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cho rằng, chỉ khi Ấn Độ hạn chế đƣợc ảnh hƣởng của Trung Quốc ở khu vực này thì vai trò của Ấn Độ ở khu vực Nam Á mới đƣợc bảo đảm. Hơn nữa, an ninh cũng nhƣ thƣơng mại trên biển của Ấn Độ lại gắn trực tiếp với những eo biển nằm ở khu vực Đông Nam Á nhƣ Sunđa, Lombo, đặc biệt là eo biển Malacca, nơi có lƣợng tàu thuyền qua lại mỗi năm gần gấp đôi lƣợng tàu thuyền qua kênh đào Xuyê và gần gấp ba lần kênh đào Panama. Ấn Độ tìm kiếm khả năng bảo vệ các hoạt động thƣơng mại trên biển chống lại nạn cƣớp biển, buôn lậu ma túy tại khu vực Tam giác vàng. Không những thế, sự phát triển kinh tế của các nƣớc Đông Nam Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi của ASEAN thực sự gây ấn tƣợng mạnh mẽ đối với Ấn Độ.
Thứ sáu, ASEAN hƣớng tới Ấn Độ với những tính toán chiến lƣợc.
Theo đánh giá của giới phân tích, việc Mỹ và Nga rút quân sự khỏi Đông Nam Á đã tạo nên “khoảng trống quyền lực” ở đây; và việc Trung Quốc, Nhật Bản nuôi tham vọng lấp chỗ trống này đã thúc đẩy ASEAN tiến tới các cơ chế hợp tác về an ninh mà Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một ví dụ điển hình. Sự kiện Ấn Độ đƣợc công nhận là thành viên chính thức của ARF vào năm 1995 đã phần nào cho thấy những tính toán chiến lƣợc của ASEAN đối với đất nƣớc Nam Á này.
Trong hợp tác kinh tế, các nền kinh tế ASEAN sau nhiều năm tăng trƣởng cao phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ từ các nƣớc Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ tiến hành cải cách toàn diện đất nƣớc, tăng cƣờng mở rộng quan hệ với các nƣớc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Ấn Độ là một thị trƣờng rộng lớn với hơn 1 tỉ dân, mức tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 1990-1995 khá cao, ổn định, khoảng 4,5%/năm [8, tr272]. Đến năm 1995, Ấn Độ đứng thứ 15 trên thế giới về GDP (317 tỉ USD), đứng thứ 13 trên thế giới về công nghiệp, đứng thứ 14 về giá trị nông nghiệp. Không những thế, ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ đã thu hút đƣợc sự chú ý của thế giới. Nếu năm 1991, Ấn Độ chỉ có 157 công ty tham gia xuất khẩu phần mềm, đạt doanh thu 128 triệu USD, thì giai đoạn 1994-1995, con số đó là 340 công ty, xuất khẩu đạt
41
458 triệu USD. Từ sau năm 1991, Ấn Độ nhanh chóng trở thành quốc gia đào tạo cán bộ phần mềm máy tính hàng đầu trên thế giới. Với những ƣu thế đó, Ấn Độ đã thu hút đƣợc sự quan tâm lớn của các nƣớc ASEAN.