Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thanh Nga. (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp

- Số liệu từ Website và phòng Đào tạo của trƣờng để đánh giá tình hình chung của trƣờng với tƣ cách là địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng công tác đào tạo nghề từ giai đoạn năm 2008 đến nay.

- Các bài viết trên báo, tạp trí, các kỷ yếu Hội thảo về vấn đề nghiên cứu. - Hệ thống hoá các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, về việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.

- Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm

2.2.1.2. Thu thập tài liệu thông tin sơ cấp

- Phương pháp chuyên gia:

Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lã hòng, ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng đƣợc điều tra là học sinh, sinh viên, giáo viên của trƣờng cao đẳng Công nghệ và Kinh tế công nghiệp Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê và phƣơng pháp phân tích để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, đánh giá các mặt của công tác đào tạo nghề; rút ra những ƣu nhƣợc điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nâng cao công tác đào tạo nghề của trƣờng.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007. Thông tin thu đƣợc tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các chỉ tiêu xác định từ trƣớc (theo độ tuổi, theo thâm niên, theo trình độ...), sử dụng số tuyệt đối, số tƣơng đối, biểu đồ... để so sánh và mô tả chính xác số liệu đã thu thập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp phân tích thống kê: Nguồn dữ liệu thống kê về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của trƣờng cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu đƣợc kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện Luận văn. Các nguồn dữ liệu đƣợc thống kờ bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, đƣợc thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề của trƣờng cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên.

- Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu năm nay với các số liệu năm trƣớc để thấy rõ xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu.

- Phương pháp đồ thị:

Chuyển hóa thông tin dạng số sang dạng đồ thị, giúp ngƣời nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông tin phân tích và có cái nhìn trực quan đối với thông tin trong luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm số lƣợng phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị dạy và học (máy vi tính, giáo trình, máy móc....) phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên, học sinh, sinh viên.

2.3.2. Đội ngũ giáo viên

a. Chất lượng giảng dạy công tác

Đánh giá chất lƣợng giảng dạy thông qua một số các chỉ tiêu: - Sử dụng kết hợp các phƣơng pháp dạy học

- Khả năng thu hút đƣợc ngƣời học

- Khả năng tổ chức và điều khiển các hoạt động dạy học - Giải quyết các tình huống sƣ phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Số lượng, tuổi đời và thâm niên của giáo viên

+ Tống số giáo viên, số lƣợng giáo viên phân theo tuổi đời và thâm niên. + Trình độ chuyên môn của giáo viên: Số lƣợng giáo viên có trình độ Thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp.

c. Hiệu quả trong làm việc

+ Thiết kế trình bày bài giảng, văn bản phù hợp với trình độ hiểu của ngƣời nghe, ngƣời đọc

+ Có khả năng làm đƣợc nhiều việc ở các mức độ khác nhau + Tham gia tích cực các hoạt động liên quan đến đào tạo

+ Tham gia vào đánh giá và phát triển chƣơng trình đào tạo, tài liệu học tập

+ Đánh giá các môn học, đổi mới nội dung, điều chỉnh nội dung môn học + Đánh giá phát triển học liệu phục vụ làm việc: ứng dụng công cụ hỗ trợ làm việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

d. Nghiên cứu khoa học

+ Công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố (đề tài khoa học cấp trƣờng, cấp bộ)

+ Số lƣợng và chất lƣợng các ấn phẩm đƣợc xuất bản trong các tạp chí khoa học

+ Kết quả nghiên cứu đƣợc áp dụng vào thực tiễn

2.3.3. Đội ngũ học viên

a. Chất lượng tuyển sinh đầu vào

Chất lƣợng đầu vào là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Bởi ngƣời học chỉ có thể tiếp thu tốt các kiến thức chuyên môn khi các em nắm đƣợc các kiến thức cơ bản khi còn học phổ thông.

b. Tình hình và kết quả học tập của học viên

Số lƣợng học viên tốt nghiệp và tỷ trọng số lƣợng các học viên đạt kết quả ở các xếp hạng: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình khá, trung bình.

c. Tình hình sau khi tốt nghiệp

- Tỷ lệ học viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp

- Tỷ lệ học viên làm đúng chuyên ngành trong đó tỷ lệ học viên tự xin đƣợc việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

3.1. Giới thiệu về trƣờng cao đẳng Công Nghệ và Kinh tế Công nghiệp

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1965, đế quốc Mỹ thực hiện cuộc ném bom bằng không quân ra miền Bắc nhằm đánh vào các cơ sở kinh tế và giao thông huyết mạch ở miền Bắc nƣớc ta cản trở sự tiếp tế của hậu phƣơng ra tiền tuyến và làm suy yếu miền Bắc XHCN. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, với tƣ tƣởng chỉ đạo từ Trung ƣơng: “Phải tích cực phát triển kinh tế ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho miền Nam”. Nhân dân miền Bắc đã đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá nông nghiệp và phát triển công nghiệp nặng. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khu Gang Thép Thái Nguyên trở thành khu công nghiệp số một của đất nƣớc và lớn nhất Đông Dƣơng thời bấy giờ. Đến năm 1967, khu Gang Thép Thái Nguyên đã thực sự lớn mạnh trở thành niềm tự hào của ngành Công nghiệp Việt Nam. Do nhu cầu phát triển nó đƣợc chia thành 02 Công ty: Công ty Gang Thép và Công ty Xây dựng Công nghiệp. Tuy nhiên, có một đặc thù nổi bật thời kỳ đó là đa số lãnh đạo của khu Liên hiệp Gang Thép Thái Nguyên là cán bộ quân đội chuyển sang làm kinh tế, đó là thời kỳ đất nƣớc rất thiếu cán bộ có trình độ Đại học và công nhân kỹ thuật, nhu cầu tất yếu đặt ra là phải nhanh chóng có các trƣờng lớp đào tạo cán bộ và CNKT cho ngành Công nghiệp. Vì vậy cuối năm 1966 Trƣờng nghiệp vụ văn hoá ra đời nhằm dạy bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân của Công ty.

Ngành Công nghiệp Việt Nam càng phát triển, nhu cầu xây dựng công nghiệp bao gồm xây dựng dân dụng công nghiệp và xây dựng quốc phòng càng đòi hỏi lực lƣợng lao động có kỹ thuật đáp ứng, vì thế năm 1968, Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công nghiệp chủ trƣơng nâng cấp Trƣờng Nghiệp vụ Văn hoá thành một trƣờng Trung học kỹ thuật trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 10 năm 1968, theo Quyết định số 1251/QĐ-BCNg của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nặng Trƣờng Trung học Xây dựng Cơ bản đã ra đời trên cơ sở Trƣờng nghiệp vụ văn hoá của Công ty Xây dựng Công nghiệp thuộc liên hiệp Gang thép Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 1997 theo Quyết định số 817/QĐ-TCCB ngày 06/06/1997 Trƣờng trung học xây dựng Cơ bản đƣợc Bộ Công nghiệp cho đổi tên thành Trƣờng Trung học Xây lắp Điện

Do tác động của cuộc cách mạng công nghệ làm cho các hàng hoá, những kiến thức cũ trở nên lỗi thời, nhiều phát minh và công nghệ mới ra đời. Để nắm bắt và áp dụng đƣợc nó, ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo ở trình độ cao. Mặt khác trƣờng Trung học Xây lắp Điện có bề dày lịch sử phát triển 37 năm với đặc thù là trƣờng duy nhất đào tạo ngành Xây lắp Điện. Đội ngũ này ra trƣờng đã cống hiến nhiều cho các công trình Xây lắp và quản lý vận hành lƣới điện quốc gia nhƣng chƣa có điều kiện đƣợc nâng cao trình độ. Vì vậy, học sinh của Trƣờng cần đƣợc đào tạo liên thông lên trình độ CĐ để có nguồn nhân lực kỹ thuật bậc cao của ngành. Do đó ngày 27/03/2006 theo quyết định số 1533/QĐ- BGD &ĐT của Bộ giáo dục & đào tạo trƣờng trung học Xây lắp Điện đƣợc nâng cấp thành trƣờng CĐ Xây lắp điện. Vào năm 2007, theo quyết định 3699/QĐ- BGD&Đ, Trƣờng đã đổi tên thành trƣờng CĐ Công Nghệ và kinh tế Công nghiệp nhƣ hiện nay.

Hiện nay, Trƣờng có hai cơ sở đào tạo:

+ Cơ sở I: Xã Trung Thành- Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên với diện tích trên 5 ha,

+ Cơ sở II: Phƣờng Cải Đan -thị xã Sông Công với diện tích trên 5 ha và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng giai đoạn 2.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường

Bộ máy Tổ chức của Nhà trƣờng thực hiện theo Điều lệ Trƣờng CĐ do Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành gồm có:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ban giám hiệu: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo, phó hiệu trƣởng phụ trách giáo dục quốc phòng và an ninh, phó hiệu hiệu trƣởng phụ trách vật tƣ. - Các phòng chức năng: + Phòng Đào tạo, + Phòng Tổ chức – hành chính + Phòng Tài chính – Kế toán, + Phòng Quản trị - Đời sống, + Phòng Công tác HS – SV, + Phòng Nghiên cứu khoa học,

+ Phòng Khảo thí và kiểm định chất lƣợng,

+ Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Công nghệ. - Các khoa chuyên môn: Hiện nhà trƣờng có 05 khoa gồm: + Khoa Khoa học Cơ bản,

+ Khoa điện, + Khoa Xây dựng,

+ Khoa Kinh tế- tài chính, + Khoa Mác- Lênin.

-Các đơn vị trực thuộc các khoa chuyên môn: tổ bộ môn, nhà xƣởng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành.

-Đội ngũ giáo viên, giảng viên

-Các lớp học sinh sinh viên

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của trƣờng CĐ Công nghệ và Kinh tế công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức trƣờng CĐ Công nghệ và Kinh tế công nghiệp

(Nguồn: Trường CĐ CN&KTCN)

Hiệu trƣởng

Phó hiệu trƣởng Phó hiệu trƣởng Phó hiệu trƣởng

P hòng đà o t ạo o t ạo P hòng TC - HC P hòng TC - KT P hòng QT - ĐS P hòng kh ảo thí và KĐ C L Khoa Khoa h ọc cơ b ản Khoa Xâ y d ựng Khoa KI nh t ế- Tà i C hính Khoa Đ iệ n KH oa Má c- Lê nin

Hệ thống nhà xƣởng, phòng thí nghiệm, thực hành, các lớp học sinh sinh viên

P hòng C T HS_S V Tr ung tâm TN&CGC N P hòng Nghiê n c ứu KH o tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường

- Chức năng: đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ.

- Nhiệm vụ:

+ Đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp các ngành: xây lắp đƣờng dây và trạm điện từ 35KV- 500KV, quản lý vận hành lƣới điện đến 500KV, xây dựng dân dụng và công nghiệp, điện xí nghiệp, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, tin học. Phục vụ nhân lực thi công và quản lý vận hành các công trình xây lắp mạng lƣới Điện quốc gia từ 35KV đến 500KV cho các Công ty, Tổng Công ty, Điện lực các Tỉnh và nhu cầu của các tổ chức kinh tế – xã hội; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bồi dƣỡng và đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân bậc cao ngành Xây lắp Điện cho các Công ty Xây lắp Điện, Điện lực các Tỉnh trên miền Bắc;

+ Bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh cho cán bộ từ Tổ trƣởng Tổ sản xuất đến Chánh phó Giám Công ty, Xí nghiệp;

+ Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ chuyên ngành Xây lắp Điện và Điện công nghiệp; Thực hiện gắn đào tạo với việc làm nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất - kinh doanh;

+ Hợp tác, liên kết, liên thông về đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức đào tạo kết hợp với lao động sản xuất, dịch vụ gắn đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Nhà trƣờng.

3.1.4. Quy mô và ngành nghề đào tạo

Hiện nay trƣờng có 4 loại hình đào tạo là: a) Bậc cao đẳng

Đối với hệ cao đẳng, nhà trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 1000- 1500 sinh viên. Hiện nay Nhà trƣờng có 5125 sinh viên, gồm các chuyên ngành:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Hạch toán kế toán, + Tài chính ngân hàng, + Quản trị kinh doanh,

+ Công nghệ kỹ thuật xây dựng, + Tin học ứng dụng,

+ Hệ thống điện,

+ Công nghệ kỹ thuật điện, + Ngành Cơ khí.

b) Bậc trung học

Trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 400- 500 học sinh. Hiện nay trƣờng có 915 học sinh gồm các chuyên ngành:

+ Xây lắp Đường dây và Trạm, + Quản lý vận hành lưới Điện,

+ Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, + Kế toán doanh nghiệp.

c) Bồi dưỡng cán bộ

Từ nhiều năm nay Nhà trƣờng đƣợc Bộ Công thƣơng giao chỉ tiêu bồi dƣỡng cán bộ, giáo viên bình quân là 30 suất/năm, hàng năm Nhà trƣờng thực hiện từ 120-150 lƣợt ngƣời, đối tƣợng : Từ Tổ trƣởng Tổ sản xuất đến Trƣởng phó phòng và Chánh phó giám đốc Công ty, Xí nghiệp cho các Công ty Xây lắp Điện I, II, IV thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam; Công ty Xây lắp Điện III - Đà Nẵng và Điện lực các tỉnh phía Bắc

d) Đào tạo liên kết

Liên kết với ĐH Thái Nguyên, ĐH Công nghiệp Hà Nội đào tạo ĐH tại chức 2 chuyên ngành: Hệ thống Điện và Kế toán tài chính. Số lƣợng hàng năm từ 120-150 sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng đào tạo nghề tại trƣờng CĐ Công nghệ và Kinh tế công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đỗ Thanh Nga. (Trang 43)