Các nguyên tắc cơ bản

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 55)

8. Bố cục luận văn

2.1.3Các nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc là những quan điểm, quy định, quy tắc được rút ra từ thực tiễn với sự kiểm chứng về giá trị và ý nghĩa của nó, làm cơ sở, nền tảng, chỗ

dựa về mặt phương pháp luận cho những hoạt động trong phạm vi mà nó điều chỉnh. Ở đây, do quan hệ quốc tế là mối quan hệ tác động qua lại, xuất phát từ vai trò, vị trí của chủ thể và khách thể quốc tế nên nguyên tắc được đề ra cũng phải xuất phát tử hai hướng, hướng hoàn thiện mình và hướng ứng xử với người. Trong đó, những nguyên tắc đề ra đối với mỗi quốc gia là nhằm xây dựng bản thân, đáp ứng được yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới; những nguyên tắc trong ứng xử với bên ngoài là cơ sở để tăng cường hợp tác, liên kết, gây dựng hình ảnh. Chúng ta không thể đưa ra những nguyên tắc thực thi với bên ngoài nếu bản thân chưa đủ khả năng đáp ứng.

2.1.3.1. Đối với mình

- Không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ, văn hóa đối ngoại dựa trên nền tảng sự am hiểu sâu rộng về văn hóa, tình hình, động cơ, mục đích các nước liên quan, đặc điểm, xu thế quan hệ quốc tế mỗi thời kì. Ngoài việc học tập, nghiên cứu những nội dung liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, quan hệ quốc tế, cần bổ sung những tư tưởng, tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ vững lập trường cách mạng biện chứng, tránh tả khuynh hoặc hữu khuynh. Phải có được nền tảng vững chắc về đạo đức, tri thức về đối ngoại thì mới có thể đủ khả năng, bản lĩnh để nhìn nhận một sự việc, hiện tượng cũng như đánh giá đối tác, đối tượng trong quan hệ quốc tế. Bác Hồ có viện dẫn một công thức của Khổng Tử: “Nhìn ngoài, nhìn vào việc từ chỗ nào đi đến như thế, xem cái người ta đi đến chỗ đó, xét cài người ta hòa lòng, thì người ta giấu làm sao được mình” [38, tr. 562]. Người cũng nhắc nhở: “chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì đọc các tác phẩm của Lênin” [38, tr. 563].

viên các báo về vấn đề đoàn kết năm 1945, Người nói: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” [40, tr. 147]. Ta có mạnh thì người khác mới “đếm xỉa” đến.

Theo Hồ Chí Minh: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”[43, tr. 445]. Từ lâu Người coi việc “lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta” là phương thức, là nguồn động lực chủ yếu để phát triển cách mạng nước ta. Hợp với lô gích đó, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ cũng như các chủ trương và chính sách đối nội khác đều dựa vào sức mình, trí tuệ của mình là chính. Người coi tự lập, tự cường là “cái gốc”, là “cái điểm mấu chốt” của mọi chính sách và sách lược. Căn dặn cán bộ làm công tác ngoại giao, Người nói: Về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo lắm vấn đề này, không thì sẽ đi xiêu vẹo ngay đấy!. Vận dụng quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tế, chúng ta đã giữ được thế cân bằng cần thiết cho đất nước trong quan hệ quốc tế, vượt qua nhiều thách thức và tạo ra sức ủng hộ lớn hơn từ bên ngoài, tranh thủ môi trường quốc tế ngày càng thuận lợi hơn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong từng thời kì lịch sử.

- Chủ động, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế, hợp tác song phương, đa phương, đấu tranh ngoại giao để giành thắng lợi từng bước trong hội nhập quốc tế. Với phương châm tăng bạn, bớt thù, tăng cường hợp tác, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế. Có thể thấy, ngay từ lúc người thanh niên 21 tuổi ra đi tim đường cứu nước, trên phương diện nào đó đã thể hiện tính tích cực chủ động của Người trong việc bắc nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới. Xuyên suốt quá trình, Người luôn xuất hiện ở những hội nghị quốc tế, tham

gia các tổ chức và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, tạo dựng mối liên hệ giữa Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam. Những hoạt động của Người ở nước ngoài những năm bôn ba, lúc đầu dù là tập trung vào việc tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cho nhân dân An Nam nhưng cũng chính nhờ đó mà thế giới biết đến Việt Nam và dần dần hiểu Việt Nam, một cơ sở quan trọng để Việt Nam từng bước hòa nhập với thế giới. Tiếp nối những hoạt động đó, khi trở thành lãnh tụ cách mạng, Người không ngừng tìm mọi cách để Việt Nam được công nhận, được hòa nhập với thế giới với tư cách là một “chủ thể quan hệ quốc tế”. Hàng ngàn bức thư đã được gửi đi các nước, hàng trăm đề nghị công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, hàng chục văn kiện kí kết là những hành động thiết thực, mạnh mẽ, cầu thị về nguyện vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam mà Hồ Chí Minh là người khởi xướng và dẫn dắt. Vì Người hiểu rằng, bị cô lập đồng nghĩa với thất bại, tụt hậu và suy yếu về mọi mặt.

- Phân biệt rõ đối tác, đối tượng trong từng mối quan hệ, từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể, không quy chụp, “vơ đũa cả nắm”, cào bằng, dẫn đến bỏ sót, đánh mất quyền lợi, chịu thiệt thòi hoặc bị đối phương lợi dụng… Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, phù hợp với từng đối tượng, trên từng vấn đề và ở từng thời điểm; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu, hay bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Những ai chủ trương mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt nam đều là đối tác. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh. Mặt khác cần có cách nhìn biện chứng; trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta. Trên cơ sở đó chống mơ

tình huống cụ thể. Luôn thấm nhuần quan điểm “không có bạn lâu dài, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là trường tồn” trong quan hệ quốc tế.

- Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Điều bất biến là lợi ích cốt lõi của dân tộc, là mục tiêu, lý tưởng, con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vạn biến chính là những thay đổi, biến động có lợi hoặc bất lợi tác động, ảnh hưởng đến cái bất biến. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” chính là dựa trên cơ sở cái bất biến để đưa ra những giải pháp, cách thức xử lý cái vạn biến nhằm đảm bảo, giữ vững được cái bất biến. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt” [44, tr. 555]. “Ứng vạn biến” đòi hỏi một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính khoa học và nghệ thuật trong ứng xử các vấn đề quốc tế. Đó là sự vận dụng sự hiểu biết sâu rộng tri thức đối ngoại với phương pháp phù hợp kết hợp với nghệ thuật ứng xử tài tình, nhằm giữ được những mục tiêu cốt lõi. Để làm được điều đó, đòi hỏi ở nhà ngoại giao một trí tuệ và bản lĩnh không hề nhỏ.

2.1.3.2. Trong ứng xử với bên ngoài

- Hòa bình, hữu nghị: Với Hồ Chí Minh, hòa bình luôn là một trong những vấn đề chiến lược của đường lối ngoại giao. Dẫu khi nhân dân Việt Nam đang tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc hay chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, Người vẫn luôn cố gắng tìm cách giải quyết bằng con đường ngoại giao hòa bình. Dù cho trong tình huống phải cầm vũ khí thì thương lượng hòa bình vẫn luôn là giải pháp ưu tiên Người cố gắng để đạt được. Trong đấu tranh chống Pháp, từ Hiệp định sơ bộ 6-3 đến Tạm ước 14-9-1946, Hồ Chí Minh đều tranh thủ điều kiện hòa bình đến mức tối đa. Khi đã chiến thắng ở Điện Biên Phủ, Hiệp nghị Giơnevơ được kí kết, Người chủ trương

tranh thủ giữ gìn hòa bình và hợp tác lâu dài với đối phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, dù phải đối đầu với sự leo thang chiến tranh khốc liệt, chứng kiến sự tàn ác của đế quốc, tay sai, theo tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ, Đảng và Chính phủ ta vẫn bền bì theo đuổi cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở Pari, tranh thủ mọi điều kiện để giải quyết chiến tranh bằng biện pháp hòa bình.

- Nhân văn, nhân đạo trong xử lý các vấn đề quốc tế; có lý có tình trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế . Nhân văn, nhân đạo là cốt cách truyền thống phản ánh bản tính của dân tộc ta. Tính nhân văn nhân đạo trong lịch sử được bộc lộ không chỉ trong quan hệ bang giao thông thường mà còn cả với kẻ thù đi xâm lược. Cha ông ta coi “hòa hiếu” là kế sách giữ yên bờ cõi, đảm bảo cho yên bình dài lâu, vì vậy, dù đánh bại kẻ thù, chúng ta vẫn cấp phương tiện, lương thực cho quân thù về nước, ở đời “ai cũng có đức hiếu sinh”, ai cũng có mẹ cha, quê hương bản quán. Trong hai cuộc kháng chiến, dù đối đầu nảy lửa với quân thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nhắc nhở quân dân ta phải đối xử tốt, thậm chí còn phải bảo đảm tính mạng cho kiều dân Pháp và Mỹ đang có mặt tại Việt Nam thời điểm đó. Trong giải quyết các vấn đề quốc tế, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa đồng thời rất

tôn trọng những quy định của Liên hiệp quốc về Chung sống hòa bình, tôn

trọng luật pháp quốc tế. Thấm nhuần đạo đức và tư tưởng của Người, nhân dân ta dù bắt được giặc lái của Mỹ đang bị thương cũng sẵn sàng chăm sóc và giao cho chính quyền ta trao trả cho đối phương khi kết thúc chiến tranh. Những hành động cao đẹp đó xuất phát từ đạo lý nhân ái của dân tộc đã góp phần thức tỉnh lực lượng yêu chuộng hòa bình trên khắp năm châu, Việt Nam - Hồ Chí Minh trở thành điển hình cho lương tri nhân loại, là ngọn nguồn cho phong trào phản đối chiến tranh, ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc.

- Bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc: Bình đẳng là nguyên tắc chung về vị trí các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong Tuyên ngôn độc lập 2-9- 1945, khi trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Bác Hồ đã nhấn mạnh “tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng”, trích dẫn này không chỉ đơn thuần là Tuyên ngôn của một quốc gia mà là ý chí, nguyện vọng, chân lý chung của thời đại. Bình đẳng còn phải được thể hiện trong quan niệm của mỗi quốc gia đối với dân tộc khác, không quốc gia nào có thể tự cho mình thuộc dân tộc thượng đẳng, là lực lượng lãnh đạo thế giới hay tự đặt mình ở vị trí cao hơn các dân tộc khác.

- Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp nội bộ của nhau: Tôn trọng ở đây hiểu theo nghĩa hẹp là tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ theo nguyên tắc chung sống hòa bình. Hiểu theo nghĩa rộng đó là sự tôn trọng quốc gia dân tộc nói chung bao hàm con người, lịch sử, văn hóa và các giá trị của dân tộc khác. Đó là sự tôn trọng không chỉ được thể hiện trong các cam kết, các nghị quyết, hiến chương mang tính quốc tế mà phải được thể hiện thông qua những hành động, việc làm, thái độ, cách ứng xử,… xuất phát từ tinh thần “cầu đồng tồn dị”, “biết người biết ta”, “lấy lễ đãi khách” trong

cội nguồn văn hóa phương Đông. Trong Lời tuyên bố gửi Chính phủ các nước

trên thế giới (14-1-1950) Người nói: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính

phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới” [20, tr. 394-395]

- Thật thà đoàn kết, đoàn kết thực lòng, phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Người đã chăm lo xây dựng sự đoàn kết thống nhất cho toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn quân và đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đọc lại Hồ

Chí Minh Tuyển tập, Hồ Chí Minh Toàn tập, một điều dễ cho chúng ta nhận thấy rằng: Hầu như tất cả những bài viết, bài nói chuyện của Người với đồng bào, đồng chí, với bạn bè, anh em Bác đều nhắc nhở phải giữ gìn sự đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là chìa khoá của mọi thành công. Trong diễn văn chúc mừng năm mới đọc ngày 1-1-1955, khi nói về vấn đề tranh thủ sự ủng hộ của thế giới cho cách mạng Việt Nam, Bác khẳng định: “Bất kỳ người nào, bất kỳ nhóm nào, nếu họ tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, thì chúng ta cũng sẵn sàng thật thà đoàn kết với họ. Chúng ta đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn” [25, tr. 227]

Đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở lòng tin, có được sự tin cậy lẫn nhau thì mới có đoàn kết thực sự, đoàn kết lâu bền. Niềm tin đó chỉ được gây dựng bằng sự “thật thà”. Đương nhiên, “thật thà” ở đây không phải là mình có chuyện gì cũng đem ra kể hết cho các nước bạn, mà thể hiện được sự chân thực trong quan hệ bằng mong muốn, bằng hành động thực sự cầu thị, bằng sự chia sẽ những khó khăn chung cũng như những khó khăn riêng, tìm được sự thông cảm, đồng cảm trên tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, chứ không phải vì động cơ, mục đích mang tính vị kỷ, lợi dụng nhau. “Chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và sự cộng tác bình đẳng, thật thà, thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa hai nước” [40, tr. 417]

- Độc lập tự chủ gắn với đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế. Độc lập tự chủ ở đây được hiểu là mình tự làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ trong các vấn đề về chính trị, kinh tế, ngoại giao. Tuy nhiên, trong một thế giới hội nhập, nội hàm khái niệm độc lập tự chủ chí mang tính tương đối, chúng ta không thể tự tách mình ra khỏi thế giới, khỏi xu thế phát triển của nhân loại. Vì vậy, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ là yêu cầu cần thiết. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhưng chúng ta luôn

những lợi ích riêng, đôi khi trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hồ Chí Minh luôn chú ý đến vấn đề này trong đối ngoại. Người tìm mọi cách để đặt quan hệ với những nước dân chủ “muốn làm bạn” với Việt Nam, mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với nhiều nước. Song, nội hàm của mỗi mối quan hệ đối tác này không

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 55)