Kinh nghiệm thế giới và điều kiện lịch sử

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 30)

8. Bố cục luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm thế giới và điều kiện lịch sử

1.2.2.1. Thực tiễn và kinh nghiệm về quan hệ giữa các nước lớn trong lịch sử

Các cuộc xung đột ở Viễn Đông mà nổi bật là ở Trung Quốc trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đem lại những nhận thức ngoại giao quan trọng đối với Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó, Người là nhà quan sát chính trị,

chung cảnh ngộ với nhân dân Trung Quốc anh em. Các cuộc xung đột này phơi bày các thủ đoạn, mánh lới ngoại giao giữa các nước lớn với nhau, lúc tinh vi, lúc thô bạo. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì lợi ích của từng nước đế quốc, dựa trên tương quan lực lượng mới, các nước này tập hợp lực lượng, thay đổi liên minh khá mau lẹ. Đó còn là chính sách ngoại giao của giai cấp tư sản quốc tế đối phó với các chính quyền tiến bộ Trung Quốc, một thứ ngoại giao đầy tính chất can thiệp - ngoại giao của các tuần dương hạm, như Tôn Dật Tiên từng nhận xét. Sự chia rẽ và xung đột nội bộ ở Trung Quốc, trước hết là giữa các tập đoàn quân phiệt đã làm suy yếu Trung Quốc và làm cho kẻ thù (nước Anh) có thể thực hiện được “sách lược cổ truyền” là “đục nước béo cò” [37, tr. 344].

Từ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, Hồ Chí Minh rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, Người chỉ rõ cho đồng bào: “Chúng ta phải học gương anh dũng của dân tộc Trung Hoa trong hồi kháng chiến. Mất Thượng Hải, gìn giữ Nam Kinh, mất Nam Kinh, gìn giữ Hán Khẩu, mất Hán Khẩu, gìn giữ Trùng Khánh, đến Trùng Khánh vẫn chuẩn bị để nếu cần thì giữ nơi khác, quyết kháng chiến.

…Còn một tấc đất, còn một người dân thì còn tranh đấu, lúc nào cũng sẵn sàng và không bao giờ do dự hoang mang…

Kinh nghiệm của Trung Quốc bày cách thực hành trường kì kháng chiến và toàn dân kháng chiến bằng quân sự (dũng cảm, kỉ luật), bằng chính trị (đoàn kết, trật tự), bằng kinh tế (tăng gia, sản xuất), bằng ngoại giao (thêm bạn bớt thù)” [40, tr. 214].

Hồ Chí Minh sống, làm việc, học tập rất lâu ở nước Nga. Người thông thạo tiếng Nga, hiểu biết sâu sắc văn hoá, lịch sử nước Nga, trong đó có lịch sử ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao thời kì nhà nước Xô viết. Hồ Chí Minh

tạo cán bộ. Trong tư tưởng của Người, việc lợi dụng mâu thuẫn đối phương, tìm cách cô lập kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc, hy sinh tạm thời không gian và một số lợi ích để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng… đều có dấu ấn kinh nghiệm của nền ngoại giao Xô viết.

Lợi dụng mâu thuẫn giữa phe Đức - Áo - Hung và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Mỹ), nước Nga Xô viết đã kí được Hiệp ước Bretlitốp ngày 03-03- 1918. Mặc dù phải nhân nhượng rất lớn về đất đai (750.000 cây số vuông với hơn 50 triệu dân), về bồi thường chiến phí (6 tỷ mác), song nước Nga đã tranh thủ thêm được thời gian, đã chia rẽ được lực lượng kẻ thù. Hoà ước Bretlitôp là một mẫu mực của nghệ thuật nhân nhượng có nguyên tắc của Lênin. Việc Liên Xô kí Hiệp ước không tấn công Xô - Đức ngày 23-08-1939 và Hiệp ước trung lập Xô - Nhật ngày 12-04-1941 cũng đã để lại kinh ngiệm quý báu về lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tranh thủ thời gian tập hợp lực lượng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chiến tranh.

Kinh nghiệm đó đã được Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo trong đấu tranh ngoại giao thời kì 1945 - 1946 trong lúc nước ta đang cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, phía Nam là liên quân Anh - Pháp, phía Bắc là quân Tưởng được Mỹ hậu thuẫn. Chính sách hoà với Tưởng để đánh Pháp và hoà với Pháp để đuổi Tưởng trước và sau Hiệp định sơ bộ 06-03-

1946 đã cho thấy khả năng phân hoá kẻ thù một cách tài tình của Hồ Chí

Minh. Đồng thời, với Hiệp định sơ bộ, ta đã biến hiệp ước tay đôi giữa Pháp và Tưởng thành hiệp ước tay ba với những điều kiện có lợi cho ta và cùng với Tạm ước 14-09-1946, ta đã kéo dài thời gian hoà hoãn cần thiết để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng. Đó là một minh chứng sinh động cho trí tuệ Hồ Chí Minh đã từng bước đưa nước ta thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá tình hình quốc tế và quá trình vận động thực tiễn cách mạng trong nước, Hồ Chí Minh đã từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đối ngoại Việt Nam. Trải qua thực tế từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và việc nhìn rõ bộ mặt các nước đế quốc thực dân trong Hội nghị Vécxây, nhìn nhận thực tế từ sự chia cắt nước Đức từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, vấn đề Triều Tiên năm 1953, quan hệ giữa các nước lớn… cũng như trực tiếp ở Việt Nam chúng ta trong tiến trình cách mạng từ sau năm 1945 và Hiệp định Giơnevơ, có thể nhận ra rằng:

Một là, các nước lớn bao giờ cũng có mưu đồ bá quyền thế giới.

Hai là, các nước lớn không bao giờ gây chiến với nhau vì quyền lợi của một nước nhược tiểu.

Ba là, các nước lớn luôn muốn thao túng các nước nhỏ nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới, đặc biệt đối với những nước có vị trí địa chiến lược quan trọng.

Bốn là, để nhận được sự giúp đỡ từ các nước đồng minh, mình cũng phải chứng minh thực lực của mình trước đã.

Năm là, các nước lớn sẵn sàng “dùng” các nước nhỏ làm con bài mặc cả trong các cuộc thương lượng quốc tế vì những mục đích riêng - cần nhận định rõ để có thể tận dụng cơ hội và tránh bị thao túng.

1.2.2.2. Đặc điểm tình hình thế giới và trong nước thời kì 1945-1969 - Giai đoạn 1945-1946

Thời kì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là lúc mà nước ta lâm vào tình trạng cam go nhất. Về nội bộ trong nước là khó khăn chồng chất về chính trị như chính quyền cách mạng non trẻ, các thế lực phản động trong nước nổi lên khắp nơi; về kinh tế thì kiệt quệ; văn hóa, xã hội thì “giặc đói”, “giặc dốt” hoành hành.

Riêng về đối ngoại, Nhà nước mới chưa được quốc tế công nhận, bị cô lập, bao vây. Ở miền Nam, ngày 23-9-1945, quân Pháp gây hấn, đánh chiếm Sài Gòn với âm mưu dùng làm bàn đạp để chiếm cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược trở lại ba nước Đông Dương. Ở miền Bắc, Lư Hán đưa 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất là muốn lật đổ chính quyền cách mạng để dựng lên chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. Ngày 10-9-1945, chúng kéo đến Hà Nội và lần lượt mở rộng ra đến tận vĩ tuyến 16.

Hơn thế nữa, tướng lĩnh Quốc dân đảng vào nước ta thuộc nhiều phe phái khác nhau, bao gồm bọn quân phiệt Vân Nam - Lưỡng Quảng và quân của chính phủ trung ương Tưởng Giới Thạch. Giữa bọn chúng có nhiều mâu thuẫn vì quyền lợi riêng của mỗi tập đoàn. Trong đội ngũ quân Tưởng sang Việt Nam lại có những tên vì mâu thuẫn với chính quyền Trung ương nên bị điều sang nước ta theo kế “điệu hổ ly sơn” của Tưởng Giới Thạch. Một đạo quân ô hợp, thổ phỉ đều là những tên chống cộng điên cuồng, chủ trương gây rối loạn tình hình nước ta để thực hiện mưu đồ “diệt Cộng, cầm Hồ” là mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền cách mạng. Bên cạnh đó, bọn phản động trong các tổ chức Việt quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng cũng quyết tâm cướp phá chính quyền cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

Có thể thấy, bấy giờ trên đất nước ta cũng một lúc cón rất nhiều kẻ thù nước ngoài “với khoảng 30 vạn quân Tưởng, Anh, Pháp, Nhật” [33, tr. 270]. Không những thế, theo chân chúng là bọn phản động tay sai, hoạt động ngấm ngầm và công khai chống lại chính quyền cách mạng. Quân Pháp được Anh giúp đỡ cũng xâm chiếm lại Lào và Campuchia, hình thành thế bao vây nước ta ở phía Tây và Tây Nam.

Thực dân Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam để quay lại ách thống trị như cũ. Ngày 24-8-1945, Đờ Gôn đã thẳng thừng tuyên bố mưu đồ thống trị trở lại ở Đông Dương: “Nước Pháp khẳng định lại việc thu hồi chủ quyền của mình ở Đông Dương” [33, tr. 271].

Tuy nhiên, “trong một công hàm giữa tháng 1 (năm 1946 - TG),

Sainteny thấy cần khẳng định rằng “Bắc Kỳ trở lại dưới chủ quyền của Pháp

chỉ có thể thực hiện được dưới sự đồng ý của Trung Quốc”, vì Trung Quốc

giờ đây “đang thực sự là người làm chủ tuyệt đối tình hình”, “Trung Quốc sẽ

phản đối bất cứ một sự tiếp cận Pháp - Việt nào không được họ chuẩn y và không thực hiện qua trung gian của họ”, “Ngược lại Trung Quốc sẽ sẵn sàng

làm môi giới cho một hiệp định trong đó họ được nhiều cái lợi”[68, tr. 147].

Đây cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh đã nắm được để biến Hiệp ước Hoa - Pháp từ “tay đôi” thành “tay ba” nhằm tìm những hướng đi có lợi dù là nhỏ nhất nhưng cần thiết cho Việt Nam.

Về phía Mỹ, dưới thời Rudơven, ông ta từng tuyên bố về “thác quản quốc tế” đối với Đông Dương. Tuy nhiên, đến lúc này, Mỹ muốn lôi kéo Pháp giữ vai trò then chốt trong kế hoạch kiềm chế các lực lượng cách mạng ở Tây Âu và những nơi khác, vì vậy, chính quyền Truman ngày càng nhân nhượng với Pháp. Quan điểm “trung lập” về vấn đề Đông Dương của Mỹ được thể hiện rõ trong thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi cho đại diện của mình ở nước ngoài: “Mỹ không phản đối cũng không ủng hộ việc thiết lập lại nền cai trị của Pháp ở Đông Dương. Nhưng cũng tỏ ra “hài lòng” thấy quyền cai trị của Pháp được thiết lập trên cơ sở của một kết luận trong tương lai về sự ủng hộ của dân chúng đối với các yêu sách của Pháp”

Đối với Liên Xô, sau cuộc đánh phá ác liệt của bọn Quốc xã cần có thời gian để xây dựng và khôi phục lại. Bên cạnh đó, Việt Nam bấy giờ với Liên Xô vẫn chưa thực sự tạo dựng được lòng tin về con đường đi lên cộng sản chủ

nghĩa, cũng như có vai trò gì đó quan trọng đối với Liên Xô, hơn thế nữa, Stéphan Solosieff - người đại diện Xô Viết tại Đông Dương cũng cho rằng “sự can thiệp của người Liên Xô vào Đông Dương sẽ gây ra xung đột với những quyền lợi truyền thống của Anh và Pháp, mà điều đó lại không đáp ứng được những quyền lợi tối cao của Liên Xô trong lúc này” [69, tr. 378]. Thậm chí, ông còn hơi ảo tưởng khi nghĩ rằng: “Thời đại của chủ nghĩa thực dân Pháp đã qua, người Đông Dương phải gánh lấy tránh nhiệm dân tộc của mình cho dù họ có thể chưa đủ sức nắm quyền cai trị một mình. Có thể với sự giúp đỡ sáng suốt của người Pháp và sự viện trợ kĩ thuật của người Mỹ, họ có khả năng thực hiện được nền độc lập dân tộc trong vòng ít năm” [69, tr. 378].

- Giai đoạn 1946 - 1954

Giai đoạn này đánh dấu những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế. Từ chỗ là đồng minh, hợp tác với nhau để cùng đối phó và đánh bại chủ nghĩa phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu. Hệ quả là, trên thế giới đã dần hình thành hai phe đối lập - phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa - và mỗi phe đều tập hợp xung quanh một cực siêu cường của mình. Sự đối đầu đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân (sự khác biệt về hệ tư tưởng, sự khác nhau về bản chất chế độ, tham vọng của mỗi cường quốc, những mục tiêu và lợi ích căn bản mà mỗi phe theo đuổi…). Thực trạng đó đã đưa đến sự ra đời của một hình thức quan hệ quốc tế chưa từng có trong lịch sử dưới tên gọi “Chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ và giữa hai phe. Cuộc “Chiến tranh lạnh” (hình thành năm 1947 và kéo dài đến 1989) đã có tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội và quan hệ đối ngoại của hầu hết các nước trên thế giới. Chiến tranh lạnh

không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất nhiều thứ. Nhà nghiên cứu

riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập

vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác.

Về phía các nước xã hội chủ nghĩa, từ phạm vi một nước (Liên Xô) đã lớn mạnh, trở thành một hệ thống thế giới với hơn 10 quốc gia trải rộng từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mỹ Latinh, trong đó, có Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (1949), một nước lớn xã hội chủ nghĩa và là láng giềng của Việt Nam. Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế hùng hậu, và là một nhân tố tác động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiều hướng phát triển của tình hình thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành chỗ dựa tin cậy đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một thực tế là, trong các kế hoạch của mình, Mỹ và chủ nghĩa tư bản không thể không tính đến nhân tố Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

Một đặc điểm nữa là ngay vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai

sắp sửa kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết các châu lục. Chính điều này đã giáng những đòn tấn công mạnh mẽ vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, làm tan rã từng mảng lớn trong thập niên 50 của thế kỷ XX và tới giữa thập niên tiếp theo thì sụp đổ về cơ bản. Sự xuất hiện trở lại trên bản đồ chính trị quốc tế của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã có ảnh hưởng to lớn tới trật tự hai cực Ianta, khiến cho cả Mỹ lẫn Liên Xô không thể bỏ qua vai trò của họ trong các tính toán chiến lược của mình. Điều này không chỉ mang ý nghĩa cỗ vũ đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà hơn thế nữa còn định hình vị thế quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa cũng như trên trường quốc tế. Điều này đã được hiện thực hóa bởi một loạt công nhận chính thể Việt Nam dân chủ cộng

hòa của Trung Quốc (18-01-1950), Liên Xô (30-01-1950), và tiếp theo là các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,…

- Giai đoạn 1954 - 1969

Có thể thấy, đây là thời kỳ đỉnh cao của “Chiến tranh lạnh”, biểu hiện thông qua sự gia tăng nhanh chóng về chi phí quân sự và sự thành lập các khối, liên minh quân sự trên nhiều khu vực. Trước đó, vào năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập, đến tháng 9- 1954 là Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) ở Đông Nam Á, năm 1955 Mỹ - Anh thành lập Tổ chức Hiệp ước Trung tâm (CENTO) ở Trung Đông. Cũng trong năm 1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thành lập khối quân sự Vácsava.

Tuy nhiên, đến những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, do những khủng hoảng từ cuộc chạy đua vũ trang gây ra trong nội bộ hai cường quốc về kinh tế cũng như sự ly tâm về chính trị của các quốc gia theo hệ thống mỗi

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)