Nội dung quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 48)

8. Bố cục luận văn

2.1.2 Nội dung quan hệ quốc tế

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quan điểm cốt lõi, xuyên suốt, nhất quán

Đây là quan điểm thể hiện rõ nhất mối quan hệ dân tộc - giai cấp trong Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về đối ngoại nói riêng. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Những nguyên lý của học thuyết tiến bộ này đã đưa Người đến với nhận định có tính cách mạng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Đánh giá được tiềm năng và sức mạnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh nêu lên một luận điểm sáng tạo là cách mạng ở thuộc địa cần chủ động tiến hành và có thể thành công trước khi cách mạng chính quốc thắng lợi. Nhân dân thuộc địa có thể tự đứng lên giải phóng cho mình và góp phần “giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Liên minh và đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa cùng với cách mạng vô sản ở chính quốc là “hai cái cánh của một con chim”.

Đồng thời, để bảo đảm cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành được thắng lợi hoàn toàn, triệt để thì cuộc cách mạng ấy phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung chỉ đạo nhận thức và hành động trong quá trình triển khai đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng ta qua các giai đoạn lịch sử của các mạng Việt Nam.

Hòa bình, hữu nghị, coi trọng đối thoại và hợp tác phát triển là quan điểm nền tảng

Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng quyền tự quyết dân tộc và không can thiệp vào nội của nhau là quan điểm cơ bản, nền tảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế.

Trong giai đoạn 1945-1946, Hồ Chí Minh đã bằng mọi nỗ lực của mình nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn với Pháp. Mặc dù điều này một phần là vì chúng ta muốn có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến không thể tránh nhưng thông qua những cố gắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta có thể thấy mong muốn và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, những nhượng bộ của Chính phủ ta lúc đó chính là nhằm bằng mọi cách để

cứu vãn hòa bình. Trong các cuộc gặp cá nhân, chính thống hoặc ngoài lề, Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ thiện chí của nhân dân Việt Nam với chính phủ Pháp, đó là thiện chí hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Pháp. Thế nhưng những thịnh tình của chúng ta đã không được đáp lại và câu trả lời lại là Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946).

Trong chuyến thăm Pháp năm 1946, Người đã chuyển đến mọi tầng lớp nhân dân Pháp bức thông điệp hòa bình, hòa hiếu và hợp tác, chỉ ra lợi ích của mối quan hệ Việt - Pháp nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập thống nhất trong Liên hiệp Pháp: “Nước Pháp thừa nhận Việt Nam độc lập và cùng chúng tôi gây mối quan hệ mới trên cái niềm tin cậy và tự do thì nước Pháp sẽ thấy danh dự của mình, tinh thần của mình và hấp lực của mình ở Việt Nam thêm nhiều lắm. Mà như thế thì vững vàng, chắc chắn hơn là lấy chiến tranh hoặc sức mạnh hoặc thâm mưu để ép chúng tôi ký điều ước này điều ước nọ” [40, tr. 432].

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù đế quốc Mỹ luôn tìm cách leo thang chiến tranh, Chính phủ Hồ Chí Minh vẫn luôn tìm cách để đi đến một giải pháp hòa bình tối ưu, tránh mất thể diện nước lớn. Những hoạt động của Người đã khiến cho nhân loại tiến bộ hiểu được bản chất và nguyện vọng chính đáng mong muốn hòa bình của nhân dân Việt Nam, để rồi từ đó dấy lên phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó nổi lên ở ngay chính nước Mỹ. Khi cuộc chiến đi vào “nước rút”, trên bàn đàm phán ở Pa-ri, ta đã chủ động, kịp thời đưa ra các đề nghị

mở đường cho Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc và từng bước đi

vào giải pháp rút quân về nước.

Độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, đồng thời phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là quan điểm xuất phát

Độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế và đối ngoại thể hiện trước hết ở tư duy, nhận thức độc lập, sáng tạo, xuất phát từ lợi ích chính đáng của dân tộc, không giáo, điều rập khuôn, máy móc trong quá trình hoạch định cũng như triển khai đường lối chính sách đối ngoại, trong xác định bạn thù và tập hợp lực lượng quốc tế. Độc lập không phải là đứng một mình, “độc lập là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào” [41, tr. 162]

Sau khi giành được chính quyền, Người nhấn mạnh: Về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Tháng 4-1950, sau khi thăm Trung Quốc và Liên Xô về, Người nhắc nhở: Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi phải do nỗ lực của chính bản thân ta quyết định.

Tự lực cánh sinh là phương châm giúp ta vực dậy sức mạnh của dân tộc, khi chúng ta có sức mạnh thì mới mong nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài, mới có khả năng tận dụng hết nguồn lực từ bên ngoài. Sức mạnh dân tộc là tổng hợp hữu cơ giá trị vật chất và tinh thần, truyền thống và hiện đại ẩn tàng trong các nhân tố địa lý, dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao,… Sức mạnh thời đại lại là khái niệm mang nội dung mới theo từng giai đoạn lịch sử, tổng hợp những giá trị đặc trưng của thời đại có sức ảnh hưởng và tác động sâu rộng trên phạm vi thế giới. Nhận thức đúng đắn về sức mạnh thời đại là cơ sở để hoạch định đường lối đối ngoại phù hợp trong việc tập hợp lực lượng quốc tế và phát huy được tối đa khả năng, nội lực của bản thân chúng ta.

“Các bạn giúp ta một cách khảng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành thống nhất, nước ta

mau giàu mạnh, dân ta được ấm no. Ta được các nước bạn giúp, tức là có thêm điều kiện để tự lực cánh sinh” [46, tr. 144].

Ngoại giao là một mặt trận là quan điểm then chốt

Trong giai đoạn 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng thành công ngoại giao như một vũ khí sắc bén và hiệu quả phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, thực tế đó đã được Đảng ta xác định: Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cốt yếu cho một nước độc lập.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 13, khóa III (1-1967) đề ra chủ trương: “Đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam là nhân tố quyết định giành thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất của cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng tích cực và chủ động”[55, tr. 49]. Như vậy, ngoại giao là một mặt trận ngoài mục đích phản ánh tính cam go, khốc liệt trên nghị trường không thua kém trên chiến trường còn được hiểu là bản thân ngoại giao phải chủ động, tích cực, đóng một vai trò độc lập và phối hợp cùng với các “binh chủng” khác nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đưa mục tiêu quốc gia đi đến thắng lợi. Trong một hoàn cảnh nào đó, ngoại giao có thể được xem là đội quân tiên phong, là “chìa khóa” mở ra hướng đi mới, tránh được xung đột và bế tắc trong quan hệ giữa các nước liên quan.

Đề cao đạo lý trong quan hệ quốc tế là quan điểm bền vững, mang tính chiều sâu

Truyền thống ngoại giao của Việt Nam chúng ta là đề cao đạo lý, giuơng cao ngọn cờ chính nghĩa, đó là nền ngoại giao “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, đó là ngoại giao “đánh vào lòng người”, “đánh vào lương tri” nhân loại, dùng chân lý, lẽ phải để thu phục nhân tâm, nhằm mưu cầu sự thái bình lâu dài cho dân tộc.

Hồ Chí Minh đã dung hòa triết lý ngoại giao truyền thống và hiện đại để đưa ra những lập luận sắc bén, phản ánh được sự am tường văn hóa đông

tây, dân tộc và nhân loại. Tuyên ngôn Độc lập 1945 là một kiệt tác về đề cao

đạo lý trong quan hệ quốc tế. Người đã trích dẫn những luận điểm quan trọng, tiến bộ được nhân loại thừa nhận trong Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) để khẳng định các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, bởi vì đó là “những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Đối với các nước lớn đối phương, Người luôn phân định rõ bọn thực dân và nhân dân nước đó. Người không bỏ lỡ một cơ hội nào để bày tỏ và chuyển tải đến nhân dân các nước đó cũng như đến toàn nhân loại tiến bộ thông điệp về khát vọng hòa bình của Việt Nam, làm cho họ hiểu và thông cảm với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của chúng ta, để từ đó, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ tinh thần vô giá, phong trào phản chiến rầm rộ chống chiến tranh Việt Nam ngay tại chính quốc của những nước đi xâm lược. Ngay cả đối với quân chiếm đóng, Hồ Chí Minh cũng luôn tìm kiếm cơ hội để giải quyết bằng thương lượng hòa bình. Trong giải pháp, Người luôn chú ý đến thể diện nước lớn và “không để bỏ lỡ một thời cơ nào có thể hòa giải với nước Pháp”. Trong thời kỳ chống Mỹ, bên cạnh quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Người cũng chủ trương nếu Mỹ có thiện chí hòa bình, ta còn có thể “trải thảm đỏ” để quân Mỹ rút về nước và “hoan tống một cách lịch sự”.

Đề cao đạo lý trong quan hệ quốc tế không phải là nghệ thuật ngoại giao mà là bản chất của truyền thống ngoại giao Việt Nam, là sự phản ánh cốt cách dân tộc Việt Nam, là đặc trưng của đạo đức Việt Nam.

Coi trọng và xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng là quan điểm ưu tiên

Trong lịch sử thế giới cận, hiện đại, chính sách của các nước lớn, quan hệ giữa họ với nhau có tác động và ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Nhìn tổng thể, có thể thấy quan hệ giữa các nước

lớn luôn mang tính đấu tranhthỏa hiệp. Trong thực tế, có không ít trường

hợp các nước lớn đã tìm cách dàn xếp với nhau về các giải pháp giải quyết các vấn đề quốc tế theo hướng có lợi cho họ, những lúc như vậy, các nước nhỏ liên quan thường được xem là những “lá bài” dùng để “mặc cả”, thương lượng. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các nước nhỏ là phải có đối sách đúng đắn, khôn khéo, linh hoạt và kịp thời để hạn chế những thỏa hiệp bất lợi cho mình. Sớm nhận thức được điều đó, vấn đề quan hệ giữa các nước lớn đã xuất hiện và giữ vị trí nổi bật trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh từ những năm 1920. Trong quá trình vận động cách mạng, các nước lớn luôn là mối quan tâm và ưu tiên trong hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực tiễn lịch sử với sự giúp đỡ của quân đội Mỹ trong thời kỳ những năm đầu chống Pháp; đối sách ứng phó với lực lượng của năm nước lớn và bốn đạo quân nước ngoài trên 30 vạn người có mặt ở Việt Nam nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ thời kì 1945 - 1946; sự ủng hộ của quốc tế trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là vào thời điểm bất đồng Xô - Trung, Việt Nam phải chịu nhiều sức ép từ các nước bạn muốn ta bày tỏ quan điểm và “chọn bên”… nhưng chúng ta vẫn giữ được độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế và quan hệ cân bằng, giữ gìn được tình cảm quốc tế thủy chung với các

nước lớn xã hội chủ nghĩa đã khẳng định sự không khéo, tài tình trong đường lối đối ngoại Việt Nam.

Quan hệ với các nước láng giềng cũng luôn là mối quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với Trung Quốc, ngay từ những năm tháng đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã chú ý xây dựng quan hệ đoàn kết với các lực lượng tiến bộ và cách mạng của Trung Quốc. Đồng thời, Người cũng đã thiết lập quan hệ với chính quyền Quốc dân đảng, tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Từ khi cách mạng Trung Quốc thành công và hai nước có quan hệ ngoại giao, trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước. Trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện chính sách dân tộc tự quyết và tăng cường đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung. Lịch sử đấu tranh kề vai sát cánh mấy mươi năm, trải qua hai cuộc kháng chiến là minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Lào - Campuchia mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo hai nước bạn đã cùng nhau gây dựng. Tuy quan hệ láng giềng của ta không phải lúc nào cũng thuận lợi, có những thời điểm, một số vấn đề trong những quan hệ đó đã bị các thế lực bên ngoài khai thác để gây bất hòa giữa ta và các nước bạn. Thế nhưng, với đường lối đối ngoại đúng đắn dựa trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta đã gìn giữ và bảo vệ tốt được mối quan hệ thân thiện, tương thân tương ái, trên tinh thần giúp bạn là tự giúp mình, chứng tỏ cho các nước bạn thấy chúng ta “thật thà” đoàn kết với họ vì những mục tiêu chung vì hòa bình và tiến bộ.

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)