Mục tiêu quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 43)

8. Bố cục luận văn

2.1.1Mục tiêu quan hệ quốc tế

Mục tiêu tổng quát

Giữ vững chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tạo dựng môi trường hoà bình, tận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong bài nói chuyện với cán bộ ngoại giao năm 1962, Bác nói: “Nói tóm tắt là nâng cao địa vị quốc tế của nước mình, góp phần vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, vào cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam” [6, tr. 44].

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. “Gắn liền” ở đây không chỉ thể hiện ở tính nhất quán trong lựa chọn con đường xây dựng xã hội mới mà còn thể hiện mối liên hệ mật thiết với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như tiếp thu, kế thừa và phát huy các giá trị tiến bộ của nhân loại nhằm bổ sung, hoàn thiện đường lối cách mạng Việt Nam. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước chính là nhằm tập hợp đông đảo lực lượng quốc tế, thêm bạn, bớt thù, “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết” góp phần phát huy sức mạnh tổng lực bên trong lẫn bên ngoài, đảm bảo sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với cương vị Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, trong giai đoạn 1945 - 1946, Hồ Chí Minh đã kiên trì đấu tranh giữ vững chủ quyền ngoại giao, coi vấn đề “có ngoại giao riêng” là nhân tố quan trọng để hoàn chỉnh nền độc lập: Nếu quân đội và ngoại giao Việt Nam ở dưới quyền Pháp tức là Việt Nam chưa độc lập hẳn và vẫn là thuộc địa của Pháp.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 về đại thể ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề “có ngoại giao riêng” vẫn là một trong ba vấn đề mà hai bên chưa đi đến thỏa hiệp và sẽ được bàn tiếp ở Hội nghị chính thức Pháp - Việt. Vào lúc cuộc hoà đàm Fontainebleau bắt đầu, trong tuyên bố tại Paris 12/7/1946, Người lại khẳng định đòi hỏi: “Việt

Nam có quyền phái sứ thần và lãnh sự đi các nước”[40, tr. 417], coi đó như

một yêu cầu tiên quyết để đi đến thỏa hiệp giữa hai bên.

Tháng 3/1947, trả lời câu hỏi của các nhà báo liên quan đến cuộc “tranh luận về vấn đề Việt Nam tại Quốc hội Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nêu rõ lập trường của nhân dân ta: “Nếu nước Pháp ưng thuận để nước ta thống nhất và độc lập đủ quyền kinh tế, quân sự và ngoại giao như Mỹ đã ưng thuận với Phi Luật Tân, Anh đã ưng thuận với Ấn Độ thì dân ta rất sẵn sàng hợp tác thân thiện trong khối Liên hiệp Pháp” [41, tr. 132]

Quan điểm về chủ quyền ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc hoạch định phương hướng chính sách đối ngoại độc lập tự chủ dựa trên cơ sở lợi ích chiến lược của cuộc kháng chiến, lợi ích lâu dài của dân tộc và phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, (quyền dân tộc cơ bản, quyền dân tộc tự quyết, v.v… đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi sau Chiến tranh thế giới thứ II), hoà đồng với đặc điểm và xu thế thời đại.

Câu nói: Độc lập có nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc

nước lớn. Trong Tuyên ngộn độc lập 2/9/1945, Người khẳng định quyết tâm xoá bỏ mọi quan hệ bất bình đẳng và nêu ra đạo lý làm nền tảng cho chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, tiến tới định hướng mới cho Nhà nước Việt Nam độc lập trong lĩnh vực quan hệ quốc tế: “… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của Hồ Chí Minh còn phản ánh phương pháp tư duy triết học, logic khi khẳng định vai trò gắn bó của cái

riêng trong cái chung: Trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân

tộc và những điều kiện riêng biệt của từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi Đảng Cộng sản, mỗi Đảng Công nhân… Dân tộc Việt Nam chẳng hạn, phải vạch ra những phương pháp

và biện pháp riêng của mình. Tuy nhiên, Người cũng vạch rõ: Không thể nào

hạn chế những hoạt động hiện nay và tương lai của chúng tôi trong khuôn

khổ dân tộc thuần tuý, rằng những hoạt động đó có muôn vàn sợi dây liên hệ

với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ.

Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ rõ ràng không hướng tới sự đơn độc, biệt lập, mà trái lại theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ phải đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế. Tăng cường đoàn kết quốc tế, gắn mình với xu thế bên ngoài là mục tiêu mà đường lối đối ngoại độc lập tự chủ nhằm vươn tới.

Đánh giá ý nghĩa việc lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN năm 1950, Người nói: “Xô Liên, Trung Quốc và các nước dân chủ mới thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một cuộc thắng lợi chính trị rất to lớn cho nhân dân Việt Nam. Chắc chắn rằng thắng lợi chính trị ấy sẽ đẩy mạnh cuộc thắng lợi quân sự” [42, tr. 346]. Mục tiêu của chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh không những nhằm nâng cao vị trí quốc tế

của công cuộc cách mạng, mà còn hướng tới góp phần tích cực vào việc cải thiện tương quan lực lượng có lợi nhất cho cách mạng trong từng thời điểm nhất định.

Song song với quá trình kêu gọi, vận động các nước công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng như xuyên suốt tiến trình cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cố gắng để giữ tốt quan hệ với đồng minh cũng như các nước dân chủ, góp phần tạo sự ổn định trong các mối quan hệ, khu vực và trên thế giới. Người luôn tìm mọi cách mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác, cũng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, mong nuốn thiết lập quan hệ với tất cả các nước tiên tiến, ủng hộ cách mạng Việt Nam, tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, gây dựng tiếng nói của Việt Nam trên chính trường quốc tế cũng chính là nhằm mục đích giữ vững an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc

Mục tiêu về kinh tế

Trong thời kì khó khăn những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, đất nước kiệt quệ về kinh tế, nạn đói hành hoành khắp nơi do hậu quả từ chính sách đô hộ của Pháp - Nhật. Mục tiêu ngoại giao về kinh tế của Chính phủ Hồ Chí Minh bấy giờ là kêu gọi ủng hộ, viện trợ, giúp đỡ về kinh tế nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: Điện gửi Chủ tịch Xtalin ngày 22 tháng 9 năm 1945: “Thời gian này, do hệ thống đê điều bị vỡ, một nữa Bắc Kỳ bị ngập lụt, đã gây nên những tổn thất khổng lồ. Nhân dân bắt đầu bị chết đói. Chúng tôi mong mỏi ở quý Ngài bất kỳ một sự giúp đỡ nào có thể” [40, tr. 25]

Tiếp đó, để mở rộng quan hệ hợp tác nhằm phát triển kinh tế, tháng 12 -1946, trong thư gửi các nước Anh, Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô và Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ mong muốn về hợp tác kinh tế, khoa học - kĩ thuật

mội quan hệ kinh tế đa phương, rộng mở của Việt Nam với thế giới: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẳn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc…” [40, tr. 523]

Mục tiêu về quân sự, an ninh - quốc phòng

Bên cạnh tích cực kêu gọi viện trợ của các nước XHCN anh em, các lực lượng tiến bộ, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kêu gọi các chiên sĩ của ta ra sức học tập các phương pháp, nghệ thuật quân sự của các quốc gia nhằm tăng khả năng chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam ( tập luyện cùng quân lính Mỹ trong nhóm OSS và toán Connai, sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô, Trung Quốc…). Chúng ta bằng mọi cách để tận dụng tối đa sự giúp đỡ từ bên ngoài về cố vấn, chuyên gia phân tích, vũ khí, khí tài của các nước bạn giúp đỡ để tăng cường sức chiến đấu cho quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, Hồ Chí Minh đã từ chối lời để nghị của Chủ tịch Cu Ba Phiđen Caxtơrô khi

ngài nói: Nếu Việt Nam cần, Cu Ba có thể hiến dâng cả máu của mình, bởi vì,

hơn ai hết, Người ý thức được rằng, vận mệnh của chúng ta thì tự chúng ta phải thay đổi và ở đời, “nợ xương máu” là món nợ không bao giờ có thể trả được.

Văn hóa, khoa học - kĩ thuật, giáo dục, y tế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp cận, học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của các nước phát triển. Chú trọng mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục, y tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nâng cao chất lượng phục vụ trong y tế. Hồ Chí Minh chống chủ nghĩa tư bản chứ không bài bác những thành tựu của các cuộc cách mạng tư sản mang lại. Người hiểu rằng, tất cả những thành tựu đó là thành quả phát triển của nền văn minh nhân loại, là giá trị chung của lịch sử, cần phải tiếp thu, học hỏi. Trước đây, V.I.Lênin đã có chủ trương:

khiến các nhà tư bản phải cày trên những cánh đồng của nước Nga, tức là

kêu gọi sự đầu tư từ thế giới tư bản cùng với du nhập những thành tựu từ các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, lôi kéo đội ngũ các chuyên gia… vào nước Nga sống và làm việc, mục đích không chỉ là phát triển kinh tế mà còn muốn biến nước Nga từ một nước công nghiệp trung bình trở thành một nước phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Là học trò của Lênin, cùng với tư tưởng cách tân, tiến bộ bộc lộ từ ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, quan điểm chính trị rõ ràng, sự thấu hiểu vai trò và sự cần thiết từ thành quả của nền văn minh hiện đại đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn “để mở” những đề nghị trong rất nhiều văn kiện kí với Pháp, điện gửi Liên Hợp Quốc, thư gửi đi các nước cũng như kêu gọi các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức trong tất cả các lĩnh vực sang sống và làm việc tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 43)