Nhân tố chủ quan – nhân cách và bản lĩnh Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 40)

8. Bố cục luận văn

1.3.Nhân tố chủ quan – nhân cách và bản lĩnh Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ra trong một dân tộc với lịch sử dựng nước là chiến tranh liên miên và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân điêu đứng lầm than, bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hoá, bị đoạ đày trong đói rách, bệnh tật. Toàn xã hội Việt Nam, đặc biệt là quần chúng lao động lâm vào số phận nô lệ bi thảm, quyền sống và mọi quyền con người bị chà đạp. Đau xót trước cảnh dân tộc bị đoạ đày, hơn ai hết, “Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ còn là một thanh niên, một thanh niên xứ thuộc địa đã day dứt trong lòng: làm sao cứu được nước, cứu được dân, giải phóng được dân tộc?” [28, tr. 113].

Có thể nói, lòng yêu nước của Hồ Chí Minh được hình thành từ thời niên thiếu là tiền đề hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, là nguồn gốc hình thành và phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước cùng với phẩm chất của con người xứ Nghệ và sự sinh trưởng trong một gia đình Nho học đã bước đầu định hình phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.

Chính lòng yêu nước sâu sắc đã xây đắp nên hoài bão được cống hiến, được hy sinh đời mình cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân ngay từ khi Người đang còn trẻ. Khi tìm được con đường cứu nước, Người kiên trì đường lối, trung thành, tận tụy chiến đấu hy sinh cho mục tiêu, sự nghiệp bằng cả nhiệt tình và bản lĩnh cách mạng, bằng cả ý chí mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, và nghị lực phi thường. Người viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục

Một yếu tố đặc biệt nữa ở con người Hồ Chí Minh là tư chất thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới xuất hiện rất sớm. Những phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã phân tích, tổng hợp, khái quát, phát triển thành những luận điểm đúng đắn, sáng tạo, không những đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng mà còn có ý nghĩa vượt thời đại.

Hồ Chí Minh chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, một nhân tài chiến lược kiệt xuất mà còn là một nhân cách xuất chúng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc và nhân dân thế giới. Nhân cách này đã được bắt đầu hình thành rất sớm từ thời niên thiếu trong một gia đình nho giáo. Nhân cách của Hồ Chí Minh được rèn luyện, bồi đắp và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn, luôn phấn đấu cho hòa bình, độc lập, dân chủ, dân sinh. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là tấm gương về nhân sinh quan và thế giới quan cao đẹp, làm sáng lên chủ nghĩa nhân văn, kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài người. Việc UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá không chỉ xuất phát từ vốn hiểu biết, tri thức, văn hoá sâu rộng; sự đóng góp to lớn của Người vào kho tàng văn hoá nhân loại; hiện thân của một nhân cách cao đẹp… mà còn thể hiện tình cảm, sự khâm phục của nhân dân thế đối với một nhà ngoại giao mang phong cách nhân văn.

Từ những phân tích trên có thể thấy ở Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa, tri thức đông tây kim cổ, biểu hiện bằng chính tấm gương sống là Người. Tích lũy không ngừng nghỉ những tinh hoa, bản thân

rèn luyện và học hỏi không mệt mỏi, suốt một đời phấn đấu, hy sinh cho dân tộc; phải chăng chính tấm lòng vì dân vì nước đã hun đúc lên tài năng Hồ Chí Minh, không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà cả trong mắt bạn bè thế giới. Một viên nhà báo Mỹ qua những lần được gặp gỡ, tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc hội đàm đã từng nhận xét: “Hồ Chí Minh là học trò lỗi lạc không chỉ của Các Mác mà còn của cả Thánh Khổng Tử và Đức Chúa Giê-su. Một dân tộc đã sản sinh ra con người như vậy thì chân lý và phần thắng là thuộc về họ” [30, tr.128]

Chƣơng 2

HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC NƢỚC LỚN THỜI KÌ 1945 - 1969

2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, nội dung và nguyên tắc quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các nước lớn. Lịch sử và bài học (1945 - 1969 (Trang 40)