quản tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
1.3.1. Sơ lƣợt lịch sử hình thành và phát triển Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
1.3.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thƣ viện Đông Dƣơng trực thuộc Nha (Sở) Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được thành lập theo Nghị định ngày 29/11/1917 của A.Sarraut – Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Trụ sở đặt tại số 31 đường Trường Thi (nay là phố Tràng Thi) Hà Nội. Ngày 28/2/1935, Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội được đổi tên thành Thƣ viện Pierre Pasquier (Pierre Pasquier: 1877-1934 từng là Toàn quyền Pháp ở Đông Dương).
Ngày 8/9/1945, chỉ 6 ngày sau khi tuyên bố Độc lập, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 13 chuyển giao các Thư viện công cộng trong đó có Thư viện Pierre Pasquier về cho Bộ Quốc gia Giáo dục quản lý. Cùng ngày hôm đó Chính phủ lại ra Sắc lệnh số 21 bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc Nha Lƣu trữ công văn và Thƣ viện toàn quốc.
Ngày 20/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ra quyết định đổi tên Thư viện Pierre Pasquier thành Quốc gia Thƣ viện. Nhưng sau đó, cùng với một số cơ quan khác, Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc được sáp nhập vào Nha Giám đốc Đại học vụ và được đổi tên thành Sở Lƣu trữ công văn và Thƣ viện toàn quốc.
Từ khi Pháp chiếm lại Hà Nội (tháng 2/1947), theo Nghị định ngày 25/7/1947 của Phủ Cao ủy Pháp thì Nha Lưu trữ công văn và Thư viện Đông Dương được tái lập tại Sài Gòn. Nha này ngoài việc lưu trữ tài liệu còn có nhiệm vụ điều khiển Thư viện Trung ương lúc đó được đổi tên thành Thƣ viện Trung ƣơng ở Hà Nội.
Ngày 28/1/1955 Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 446-TTg chuyển việc quản lý Thư viện Trung ương thuộc Bộ Giáo dục sang Bộ Tuyên truyền
Ngày 21/11/1958 Bộ trưởng Bộ Văn hóa ra Nghị định tách Thư viện ra khỏi Vụ Văn hóa đại chúng thành Thƣ viện Quốc gia trực thuộc Bộ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện đứng đầu trong hệ thống Thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch
1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức Thư viện Quốc gia Việt Nam ngoài ban giám đốc và hội đồng tư vấn khoa học còn có 13 bộ phận và phòng ban khác nhau bao gồm:
- Phòng Lưu chiểu
- Phòng Bổ sung – Trao đổi - Phòng Phân loại – Biên mục
- Phòng Tin học - Phòng Bảo quản
- Phòng Hành chính tổ chức - Phòng Nghiên cứu khoa học - Phòng Báo – Tạp chí
- Phòng Đọc sách
- Phòng Quan hệ Quốc tế - Phòng Thông tin Tư liệu
- Phòng Tạp chí Thư viện Việt Nam - Đội Bảo vệ.
1.3.1.3. Nguồn lực thông tin:
Thư viện Quốc gia Việt Nam, nhờ thực hiện tốt công tác bổ sung và quy định của nhà nước về lưu chiểu tài liệu, đến nay đã có được bộ sưu tập tài liệu đa dạng và phong phú về hình thức và nội dung với số lượng khoảng 1,5 triệu bản. STT Tài liêu sách Số lƣợng 1 Sách Việt từ 1954 – 2010 1.300.000 bản 2 Sách Đông Dương 67.600 bản 3 Sách Ngoại văn 90.000 bản 4 Sách Hán Nôm 5.265 bản
5 Báo & Tạp chí 8.677 tên
6 Luận án tiến sĩ 15.600 tên
7 Tài liệu đa phương tiện 1000 tên
STT Cơ sở dữ liệu
1 CSDL thư mục 400.000 biểu ghi
2 CSDL bài trích báo, tạp chí 58.000 biểu ghi
3 CSDL toàn văn Luận án tiến sĩ 9.356 tên ~1.800.000 trang
4
CSDL toàn văn sách Đông Dương 1.150 tên ~130.000 trang
5 CSDL toàn văn sách Hán - Nôm 1.258 tên ~ 185.000 trang Bảng 1 - Tổng số vốn tài liệu Thư viện Quốc gia Việt Nam tính đến hết tháng 10 – 2010.
Trong đó:
a. Nguồn lực thông tin truyền thống: *Sách:
Bảng 2 - Vốn tài liệu sách theo ngôn ngữ.
STT Số bản Sách theo ngôn ngữ Tỉ lệ (%)
1. 526087 Sách tiếng Việt 52.23
2. 1141 Sách tiếng dân tộc ít người 0.11
3. 5364 Sách Hán Nôm 0.53 4. 105903 Sách ngoại (Hệ Latinh, trừ Pháp) 10.51 5. 46859 Sách Pháp 4.65 6. 270842 Sách Nga 26.89 7. 46748 Sách Hoa 4.64 8. 4383 Sách Nhật, Hàn 0.44
Loại tài liệu Số lượng bản Sách Sách phục vụ 1.074.927 Sách lưu chiểu 262.571 Tranh 3.349 Nhạc 22.129 Bản đồ 2.817 Luận án 14.924
Bảng 3 - Vốn tài liệu sách theo loại hình. - Vốn tài liệu tiêu biểu:
+ Kho sách lưu chiểu được thành lập năm 1954. Đây là tập hợp đầy đủ nhất vốn tài liệu quốc văn. Kho lưu chiểu hiện còn lưu giữ 02 bộ sưu tập sách cách mạng quý là Tiền chiến và Kháng chiến
+ Kho sách Đông Dương được hình thành từ nguồn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương với trên 67.600 bản sách có giá trị lịch sử lâu đời, giá trị nội dung phong phú
+ Kho sách Hán Nôm được hình thành từ việc thu mua sách trong nhân dân. Tài liệu làm bằng chất liệu giấy dó có nội dung được in, san khắc hoặc chép tay từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
+ Kho luận án tiến sĩ được thành lập từ năm 1976 gồm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ chuyên ngành) người Việt Nam bảo vệ trong nước và ngoài nước, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
* Báo, tạp chí
- Số lượng tên báo – tạp chí hiện có:
+ Tổng số: theo số liệu cập nhật tháng 10/2010 là 8.780 tên. + 500 tên báo, tạp chí trước năm 1954 đã được vi phim.
* Vi phim, vi phích
- 10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước tháng 10 năm 1954 do Thư viện Quốc gia Pháp tặng.
- Phim do Thư viện tự sản xuất hoặc bổ sung:
Bảng 4 - Phim Pôgitiv (Phim dương bản).
STT Loại Số lượng
(tên tài liệu)
Số lượng (hộp) 1 Báo Việt 231 551 2 Báo ngoại 111 177 3 Sách Việt 1047 4 Sách ngoại 878 916 5 Sách Nga 46 63 6 Sách Hán 79 141
STT Loại Số lượng (hộp) 1 Báo Việt 189 2 Báo ngoại 132 3 Sách ngoại 549 4 Sách Hán 127 5 Sách Việt 715
Bảng 5 - Phim Negativ (Phim âm bản).
b. Nguồn lực thông tin hiện đại * Cơ sở dữ liệu thư mục
Sách đơn: 285.396
Sách bộ, tập: 75.756
Bài trích: 58.000
Luận án: 16.470
Ấn phẩm định kỳ: 6.488
Báo – Tạp chí Đông Dương: 1.718
Ấn phẩm khác: 3.067
Bảng 6 -Tổng số biểu ghi: 446.895
*Cơ sở dữ liệu toàn văn
- Cơ sở dữ liệu toàn văn bổ sung từ bên ngoài + CSDL Keesing:
Tập hợp toàn diện, chính xác và súc tích tất cả các bài báo trên thế giới về: chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ năm 1931; Các
bài báo được viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Hà Lan.
+ CSDL Proquest: Đây là cơ sở dữ liệu rất lớn với 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau bao gồm: 11.250 tạp chí trong đó 8.400 tạp chí toàn văn và 479 báo toàn văn; Khoảng 30.000 luận văn toàn văn; Trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp; Trên 3.000 báo cáo công nghiệp.
+ CSDL Wilson: bao gồm các bài trích của nhiều tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ ứng dụng; Nghệ thuật; Kinh doanh; Giáo dục…
Cả ba cơ sở dữ liệu trên đều được cài đặt sẵn trong máy tính Phòng Đọc Đa Phương tiện và có chỉ dẫn rõ ràng giúp bạn đọc sử dụng dễ dàng. Ngoài ra, bạn đọc luôn nhận được sự hỗ trợ của cán bộ thư viện trực tại phòng khi gặp khó khăn trong việc khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu đó.
- Cơ sở dữ liệu toàn văn nội sinh
+ Bộ sưu tập số sách Hán – Nôm cổ:
Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện đang bảo tồn và lưu giữ một bộ sưu tập đặc biệt gồm hơn 4.000 thư tịch Hán Nôm. Kể từ năm 2006, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hợp tác với Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quan trọng này qua việc xây dựng thư viện số.
Hiện nay, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã số hóa được 1.158 cuốn với 78.536 trang văn tự cổ. Kho của thư viện số này có thể phân làm 4 bộ phận: kinh, sử, tử, tập gồm những tuyển tập, tiểu sử, các bài thi quan trường, kịch bản, tài liệu giáo khoa, gia phả, lịch sử… Bộ sưu tập quý giá này nhằm giúp người dùng tin trong nước cũng như nước ngoài tiếp cận và nghiên cứu về lịch sử dân tộc Việt Nam.
+ Bộ sưu tập số sách, báo Đông Dương
Bộ sưu tập đã số hóa được khoảng 758 tên sách với 89.512 trang và 175 bản đồ; trong đó có trọn bộ tạp chí Nam Phong, Tri Tân.
+ Bộ sưu tập số Thăng Long – Hà Nội
Bộ sưu tập số Thăng Long – Hà Nội là tập hợp những tài liệu có giá trị lịch sử và văn hóa được lựa chọn để số hoá nằm trong 5 kho tài liệu quý của Thư viện Quốc gia Việt Nam được xuất bản từ thế kỷ XVII đến nay. Đó là những tài liệu đang được lưu trữ tại các kho: sách, báo – tạp chí, bản đồ Đông Dương, kho Hán Nôm và Luận án Tiến sĩ cùng với một số tài liệu của Nhà xuất bản Hà Nội mới phát hành trong Dự án Hành trình tìm kiếm Di sản văn hiến Thăng Long – Hà Nội của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bộ sưu tập này sẽ được cập nhật thường xuyên nhằm cung cấp thêm tư liệu quý về Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Bộ sưu tập gồm: Bản đồ Hà Nội và vùng lân cận; Luận án tiến sỹ về Hà Nội; Sách báo xuất bản trước năm 1954; Sách báo xuất bản sau năm 1954; Sách Hán – Nôm cổ.
+ Bộ sưu tập số luận án tiến sĩ: Bản tóm tắt: 6.402 bản với 172.002 trang; Bản toàn văn: 9.356 bản với 1.812.000 trang.
+ Bộ sưu tập số sách tiếng Anh về Việt Nam: gồm 338 bản sách với khoảng 92.520 trang.
Nguồn lực thông tin số ở Thư viện Quốc gia Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt, nguồn tài liệu số hóa có giá trị hết sức to lớn phản ánh lịch sử phát triển của dân tộc, phục vụ cho người dân tìm hiểu đồng thời là những luận cứ quan trọng cho những công trình nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Tầm quan trọng của vốn tài liệu và công tác bảo quản tài liệu tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
1.3.2.1. Vai trò của vốn tài liệu Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Vốn tài liệu là yếu tố mang ý nghĩa tiên quyết đối với bất cứ thư viện nào. Vốn tài liệu quy định loại hình, chức năng, nhiệm vụ, quy mô của thư viện và là niềm kiêu hãnh về nguồn lực thông tin của thư viện nói riêng và của xã hội nói chung.
Vai trò vốn tài liệu Thư viện Quốc gia Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh: - Thư viện Quốc gia Việt Nam bên cạnh chức năng phục vụ bạn đọc, một chức năng và nhiệm vụ quan trọng khác là sưu tầm và bảo quản vốn tài liệu của toàn dân tộc. Thư viện Quốc gia Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc thu thập và lưu giữ lâu dài các xuất bản phẩm dân tộc, các tài liệu về Việt Nam xuất bản trên thế giới, của người Việt Nam xuất bản ở nước ngoài, bổ sung có chọn lọc các tài liệu ngoại văn.
- Thư viện Quốc gia là thư viện đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước nhà đã tiếp nhận, lưu giữ lâu dài hàng triệu bản sao các xuất bản phẩm trong cả nước được nộp theo quy định của pháp luật .
- Đặc biệt là trong vốn tài liệu đó có những cuốn sách được xuất bản từ rất lâu, đến nay đã có hàng trăm tuổi.
- Thư viện Quốc gia tìm mọi hình thức, biện pháp tích cực để người dân, tổ chức, cơ quan trong cả nước khai thác tốt nhất kho tàng tri thức được lưu giữ trong Thư viện, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước, sự phồn vinh của dân tộc, góp phần đắc lực vào sự giàu có về trí tuệ, sự thành công trong sự nghiệp của biết bao người Việt Nam.
1.3.2.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản tài liệu tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Công tác bảo quản tài liệu thư viện đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà thư viện học. Lúc này việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ lâu bền của giấy – tài liệu lưu trữ và các biện pháp kiềm chế những ảnh hưởng đó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học kỹ thuật. Các nước tư bản như: Mỹ, Nga, Pháp, Đức,… đã thành lập các trung tập, các phong nghiên cứu đọc lập và chuyên nghiệp để bảo dưỡng, phục chế tài liệu. Họ đã có những nghiên cứu mang tính hệ thống liên tục đối với các tài liệu lưu trữ ở các thời đại. IFLA cũng đã đưa vấn đề bảo quản thành một trong bảy chương trình cối lõi của chương trình bảo tồn và bảo quản. Chương trình này đặt trụ sở chính tại Thư viện Quốc
hội Mỹ và có các đại diện tại châu Á, châu Đại Dương chuyên nghiên cứu và đề ra các phương án giải quyết các vấn đề bảo tồn và bảo quản tài liệu.
Công tác bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia mang ý nghĩa quan trọng. Trước hết công tác bảo quản giúp giữ gìn vốn tài liệu thư viện, giữ gìn di sản thành văn của dân tộc Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Bên cạnh đó công tác bảo quản góp phần vào việc tăng cường nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của Thư viện Quốc gia đồng thời góp phần tiết kiệm ngân sách dành cho thư viện.
1.3.3.3. Sự cần thiết ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
Theo cách nhìn của bảo quản hiện đại, hiện nay các nhà nghiên cứu về bảo quản tài liệu thư viện hướng tới việc bảo quản tài liệu cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo được chất lượng tài liệu hư hỏng sau quá trình tu bổ phục chế, các nhà nghiên cứu đã tìm đến sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ, nhằm tìm ra được những vật liệu, hóa chất, các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng và các phương pháp thực hiện việc xử lý bảo quản tài liệu sao cho đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng tài liệu sau bảo quản (đó là hồi phục lại tình trạng tài liệu về gần với mức ban đầu nhất và khả năng tồn tại của tài liệu lâu dài nhất). Nhiều thư viện trên thế giới đã áp dụng hướng bảo quản tài liệu này.
Thư viện Quốc gia là thư viện lớn nhất trong cả nước lưu giữ trên 1,5 triệu bản tài liệu với nhiều tài liệu quý hiếm, lâu đời và có ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng.Trong một thời gian dài vốn tài liệu của thư viện đã bị di chuyển do chiến tranh, xây dựng tòa nhà mới. Bên cạnh đó, hơn 100 năm qua vốn tài liệu của Thư viện quốc gia chỉ được bảo quản bằng phương pháp thủ công, dụng cụ bảo quản rất thô sơ như: xô, chậu, chổi… để vệ sinh và lau chùi tài liệu, giá sách và vệ sinh kho sách. Theo số liệu khảo sát vốn tài liệu của TVGQ hiện nay, xét về mặt bảo quản, đang ở trong tình trạng báo động: nhiều sách, báo bị rách, nát, hư hỏng nặng (đặc biệt những tài liệu xuất bản trước năm 1954, kho tài liệu luận
án...), bị ố vàng, mốc, mờ chữ, càng ngày càng mất độ bền, rất giòn, dễ mục nát.