Tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Trang 28)

quản

1.2.1.1. Khái niệm khoa học:

Khoa học (trong tiếng La tinh scientia, có nghĩa là “kiến thức” hoặc "hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. [24] Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau. Phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau ta sẽ có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ khoa học: [23]

Từ điển Larousse (2002) của Pháp định nghĩa: “Khoa học là một tập hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật và hiện tượng tuân theo một quy luật xác định”.

Từ điển Triết học của Liên Xô (bản tiếng Việt, 1975) định nghĩa: “Khoa học là lĩnh vực hoạt động nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này”.

Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1986) định nghĩa: “Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người, có chức năng xử lý và hệ thống hóa về mặt lý thuyết các tri thức khách quan”, “Là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm trong đó cả những hoạt động nhằm thu nhận các kiến thức mới, và cả những kết quả của các hoạt động đó”.

Từ điển MacMillan English Dictionary for Advanced Learners (2006) định nghĩa: “Khoa học là một hoạt động nghiên cứu và kiến thức về thế giới vật lý và hành vi của nó, dựa trên các thực nghiệm và các sự kiện được kiểm chứng và được tổ chức thành hệ thống”. Tiếp theo định nghĩa này, trong từ điển MacMillan tách ra hai từ mục: (1) Khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu (an area of study) sử dụng các phương pháp khoa học, và (2) Khoa học là một chủ đề nghiên cứu (a subject), chẳng hạn, vật lý học, hóa học.

Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện (1994) định nghĩa: “Khoa học là một thiết chế xã hội” (Nguyễn Khắc Viện gọi là thể chế xã hội). Định nghĩa này dựa trên nghiên cứu của một nhà nghiên cứu lịch sử khoa học người Mỹ, D.J. Price từ năm 1972.

Qua các từ điển được tra cứu, chúng ta thấy, về cơ bản có 4 định nghĩa về khoa học dựa trên 4 cách tiếp cận sau:

1. Khoa học là một hệ thống tri thức

2. Khoa học là một hoạt động sản xuất tri thức 3. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội 4. Khoa học là một thiết chế xã hội.

Cả 4 khái niệm này đều có chỗ đứng trong tư duy và hành động của cộng đồng những người làm nghiên cứu và quản lý khoa học.

Trong đề tài này khái niệm “ Khoa học ” được hiểu theo quan điểm của Luật Khoa học và Công nghệ được ban hành ngày 09/06/2000.

Điều 2 của Luật Khoa học và Công nghệ định nghĩa: “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”. [ 25 ]

Định nghĩa này có thể bao quát được tất cả các khái niệm “khoa học” khác:

Khái niệm “Khoa học là hệ thống tri thức” được hiểu là sản phẩm của con người trong hoạt động sản xuất tri thức.

Quan hệ giữa khoa học với đạo đức, ý thức hệ chính trị, ý thức pháp quyền, tôn giáo có thể hiểu là quan hệ giữa con người trong hoạt động sản xuất tri thức với môi trường xã hội, trong đó tồn tại tôn giáo, chính trị, đạo đức, pháp luật.

1.2.1.2. Khái niệm công nghệ

Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; “techne” có nghĩa là “thủ công” và “logia” có nghĩa là "châm ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người.[24] Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:

- Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề.

- Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề.

- Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. - Sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ

Định nghĩa công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và

kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ” [ 24 ]

Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.

Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động

Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và tổ chức. Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần

kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào".

Tổ chức (O): Trình độ tổ chức quản lí, điều hành sản xuất của ban quản lý xí nghiệp, công ty .

Theo định nghĩa mà Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á và Thái Bình Dương đề xướng, thì công nghệ sản xuất là tất cả những gì liên quan đến việc biến đổi tài nguyên ở đầu vào thành hàng hóa ở đầu ra của quá trình sản xuất.

Như vậy công nghệ là hệ thống thiết bị kỹ thuật và thông tin về quy trình sản xuất được áp dụng trong quá trình chế biến tài nguyên thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ.

Luật Khoa học và Công nghệ cũng đề cập đến khái niệm công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. [25]

Về bản chất, công nghệ là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu của khoa học vào sản xuất. Công nghệ là sản phẩm của lao động trí tuệ sáng tạo của con người trong lĩnh vực sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)