Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 44)

tƣởng Hồ Chí Minh

Khi nói đến sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thực chất là chúng ta đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, trong đó thực tiễn đóng vai trò quyết định lý luận, là thước đo đánh giá sự đúng đắn của lý luận. Đồng thời thấy được lý luận là sự khái quát thực tiễn, có vai trò tác động ngược trở lại thực tiễn, định hướng, mở đường cho thực tiễn phát triển phong phú thêm.

Đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, không có lý luận khoa học nào thuần túy tách khỏi thực tiễn. Chỉ có lý luận nào gắn liền với thực tiễn, từ thực tiễn mà ra và phục vụ thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm thì lý luận đó mới trở thành khoa học. Song lý luận khi đã được hình thành từ thực tiễn, nó không đứng độc

39

lập mà tác động ngược lại, vạch phương hướng, phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn. Do đó, con đường biện chứng của sự nhận thức theo Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”[69, 179].

Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa thêm quan niệm của mình về vấn đề này và được thể hiện bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau: thực tiễn hóa lý luận hay lý luận hóa thực tiễn.

Theo Hồ Chí Minh, thực tiễn hóa lý luận là quá trình đưa lý luận vào cuộc sống, là thực hành lý luận, đem lý luận kiểm chứng trong thực tiễn, đồng thời hiện thực hóa vai trò của lý luận đối với hoạt động thực tiễn.

Trong các bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều đến vấn đề lý luận và vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của lý luận có ý nghĩa to lớn, định hướng cho công tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo Hồ Chí Minh, "lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử"[34, 789]. Và lý luận Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu

tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới. Trong tác phẩm Sửa đổi lối

làm việc, Hồ Chí Minh nói một cách cụ thể: "Lý luận là đem thực tế trong lịch

sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế"[38, 233]. Lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, nhưng lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận thể hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có

40

tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự”[7, 343].

Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất". V.I.Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”[71, 30]. Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn. Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận đối với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mặt mà đi"[38, 233-234]. "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp"[39, 47]. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập từ tay thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã cảnh báo rằng, do "kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông "mà nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan. Cũng vì kém lý luận mà cán bộ ta "gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại"[39, 233-234].

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ không khoa học nên lý luận có nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều. Vì vậy, trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, Hồ Chí Minh

41

cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ: lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và "…lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động"[41, 496]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"[41, 496]. Lý luận mà xa rời thực tiễn, tách khỏi thực tiễn thì sớm muộn sẽ trở nên giáo điều, sách vở, là lý luận suông. Đồng thời, thực tiễn mà không được hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng bởi lý luận thì dễ trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh và phát triển.

Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm,

coi thường, hạ thấp vai trò lý luận khoa học. Chúng ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ dân trí thấp, khoa học - kỹ thuật chưa phát triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh kinh nghiệm nảy sinh. Hồ Chí Minh nhận xét rằng, trong Đảng ta còn "có những cán bộ, những đảng viên cũ, được làm việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên, những anh em đó rất qúy báu cho Đảng. Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh coi khinh lý luận. Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận thì cũng như một mắt sáng, một mắt mờ"[38, 234]. Bởi vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.

Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa vai trò của lý luận,

tách lý luận với thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm

42

chương trích cú”, hiểu lý luận một cách trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó, nặng về diễn giải những gì đã có sách vở mà không bám sát thực tiễn, thoát ly đời sống hiện thực; tiếp nhận những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó, biến chúng trở thành những tín điều. Hồ Chí Minh phê phán kiểu học thuộc lòng sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin mà không học tinh thần Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh, học tập lý luận Mác - Lênin là "phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta"[41, 497]. Như vậy, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để nắm được linh hồn sống, bản chất khoa học và cách mạng của nó chứ không phải đơn thuần là học thuộc lòng, học vẹt. Đồng thời, "chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc lý luận phải liên hệ với thực tế" để chống chủ nghĩa giáo điều.

Một biểu hiện khác của bệnh giáo điều là áp dụng một cách rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; là áp dụng kinh nghiệm tiến hành chiến tranh cách mạng vào quá trình xây dựng kinh tế trong thời kỳ hòa bình; áp dụng máy móc kinh nghiệm của địa phương này vào địa phương khác, v.v.. Ở đây, bệnh giáo điều thể hiện thành "giáo điều kinh nghiệm". Hồ Chí Minh lưu ý rằng, "không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều"[41, 499].

Khắc phục bệnh giáo điều là công việc khó khăn, phức tạp, thường xuyên, liên tục vì căn bệnh này luôn có nguy cơ tái phát dưới những hình thức mới. Hiện nay không ít người có lối tư duy bắt chước, sao chép, rập khuôn những "cái mới" từ nước ngoài, bất chấp thực tế lịch sử, truyền thống, văn hóa và hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta. Sao chép cái mới như vậy không phải là đổi mới tư duy, mà là "bệnh giáo điều mới" và nó cũng tai hại không kém các biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều từ trước đến nay.

43

Sự yếu kém và coi khinh lý luận, bệnh lý luận suông là nguyên nhân làm cho con người mắc cả bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh phải chấm dứt được "bệnh kém lý luận, bệnh coi khinh lý luận, bệnh lý luận suông" trong cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, biện pháp cơ bản để khắc phục và ngăn ngừa bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là phải thường xuyên quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế”[42, 292]. Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"[41, 496].

Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không ít cán bộ, đảng viên "chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng"[39, 247]. Những cán bộ ấy quên rằng, "kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ"[38, 234]. Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi"[38, 234 – 235]. "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp"[39, 47]. Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế, không phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Người khẳng định, "lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để hắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên"[38, 235]. Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy. "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách"[38, 234]. Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều. Như vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận

45

dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn, đóng vai trò soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn. Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn. Rõ ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh phải được hiểu là, thực tiễn - lý luận, lý luận - thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 44)