Những thành tựu về phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau 27 năm đổi mới và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 65)

TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

2.2.1.Những thành tựu về phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau 27 năm đổi mới và nguyên nhân của nó

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau 27 năm đổi mới và nguyên nhân của nó

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được trình bày một cách giản dị, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, vì nó xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng bức thiết của nhân dân, lại phù hợp với điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

60

Song rất tiếc, khi bước vào thời kỳ quá độ trên quy mô cả nước, do mắc phải một số “sai lầm trong chỉ đạo chiến lược” của Đảng, nên đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986), đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, bao gồm đổi mới tư duy, tổ chức cán bộ, phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác. Trong quá trình hoàn thiện đường lối đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế đã thật sự trở thành một cơ sở lý luận để Đảng ta vận dụng vào đổi mới cơ chế, chính sách trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nói chung và trong sự nghiệp đổi mới kinh tế nói riêng.

Đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã hơn 27 năm. Nhìn lại chặng đường đó, phải thừa nhận rằng với nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được, cả về nhận thức và hành động thực tiễn, bên cạnh đó cũng bộc lộ những yếu kém, hạn chế trong quá trình phát triển, đặt ra hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn.

Việc Đảng ta tổng kết những bài học ở Đại hội VI, lần đầu tiên chỉ rõ sai lầm chủ quan, duy ý chí, coi thường các quy luật khách quan dẫn tới làm sai, làm hỏng và phải sửa chữa trong các chính sách xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá có ý nghĩa tự giải phóng và mở đường cho sự phát triển mới rất to lớn.

Trên thực tế, đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có một sự tương đồng về hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa như “Chính sách kinh tế mới của Lênin” (NEP). Với đổi mới, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã ngày được xác định rõ hơn. Nó thấm nhuần quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển.

Về các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế thị trường: Đổi mới về

mối quan hệ giữa củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng sản xuất - một trong những căn cứ quan trọng cho sự đổi mới tư duy về cấu trúc nền kinh tế (cấu trúc sở hữu và các thành phần kinh tế ).

61

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất của phương thức sản xuất, trong đó, mỗi mặt có vị trí và tác động không giống nhau. Lực lượng sản xuất là mặt động nhất, cách mạng nhất và giữ vị trí quyết định đối với quan hệ sản xuất. Mỗi quan hệ sản xuất được thiết lập thích ứng với trạng thái, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ giữ vai trò mở đường tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất quyết định tính chất của quan hệ sản xuất, quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, do đó, không thể nóng vội thiết lập quan hệ sản xuất mới khi chưa tạo ra được lực lượng sản xuất mới và cũng không thể tuỳ tiện xoá bỏ quan hệ sản xuất hiện có khi nó còn tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

Như vậy, từ chỗ chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất phải đi trước để mở đường, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, chúng ta đã nhận thức lại yêu cầu củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của

lực lượng sản xuất, để giải phóng sức sản xuất, đã khẳng định thước đo của đổi

mới là thực tiễn: sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và

văn hoá của nhân dân từng bước được nâng cao, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố. Nó khẳng định mục tiêu đúng đắn của đổi mới, hoàn thiện quan hệ sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo sự lực thu hút mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho phát triển.

Về vấn đề sở hữu: Trước đây, trong xây dựng quan hệ sản xuất chỉ chú

trọng quan hệ sở hữu mà mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa. Đổi mới yêu cầu phải chú trọng cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới bao gồm ba mặt: xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ coi các hình thức sở hữu tồn tại biệt lập trong từng thành phần kinh tế đến chỗ coi các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình đa dạng, đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu.

62

Quan niệm về sở hữu cũng có những đổi mới rất căn bản, từ chỗ chỉ nhìn nhận đối tượng sở hữu về mặt hiện vật, tiến đến chú trọng đối tượng sở hữu về mặt giá trị và sở hữu trí tuệ; có sự phân định và ngày càng làm rõ quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, đặt cơ sở quan trọng cho việc phân định trong mối quan hệ giữa quyền chủ sở hữu và quyền tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII (1994) nhận thức về khả năng và sự cần thiết tách bạch quan hệ quản lý kinh doanh từ chủ thể sở hữu là Nhà nước đã được phát triển thêm một bước không chỉ trong quan hệ đất đai mà còn mở rộng ra các tài sản khác mà Nhà nước quản lý, từ đó đã phân biệt rõ sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Phát triển sở hữu nhà nước để bảo đảm vai trò điều tiết kinh tế - xã hội có hiệu quả cao, chuyển một bộ phận tài sản do nhà nước quản lý cho các chủ thể khác sử dụng với mục đích kinh doanh dưới các hình thức: giao quyền sử dụng lâu dài (đất đai, rừng…), cho thuê, tô nhượng (hầm mỏ), liên doanh; góp cổ phần…

Đại hội IX đã xác định ba hình thức sở hữu tồn tại căn bản trong nền kinh tế nhà nước, bao gồm sở hữu toàn dân; sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể. Nhà nước chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và nước ngoài. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.

Về các thành phần kinh tế: Đại hội lần thứ VI của Đảng trên cơ sở vận

dụng quan điểm của Lênin về chính sách kinh tế mới, về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong chế độ dân chủ mới có năm loại hình kinh tế khác nhau và xuất phát từ thực tiễn 10 năm tìm tòi, thử nghiệm ở nước ta. Đảng đã xác định nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là một nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Các thành phần đó là:

63

Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó.

Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng cao khác.

Trong các thành phần kinh tế ấy, kinh tế xã hội chủ nghĩa với khu vực quốc doanh làm nòng cốt phải giành được vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể là chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông, thể hiện tính ưu việt và chi phối được các thành phần kinh tế khác.

Đổi mới lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước để củng cố và tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế. Phân biệt sở hữu nhà nước với hình thức doanh nghiệp nhà nước. Tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng dưới nhiều hình thức để bảo đảm hiệu quả kinh tế đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát trực tiếp của nhà nước. Tập trung xây dựng doanh nghiệp nhà nước ở những ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính ngân hàng. Trong nhiều lĩnh vực, thực hiện chủ trương giảm bớt những doanh nghiệp nhà nước không cần giữ hình thức quốc doanh, đồng thời cho phép các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác tham gia. Tăng cường hệ thống thương nghiệp nhà nước, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời coi trọng phát triển ngành dịch vụ.

Về việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Việc đưa

ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất sáng tạo của Đảng ta. Từ Đại hội VI, chúng ta đã dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế phi hàng hóa, phi thị trường, mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

64

phần. Cương lĩnh 1991 khẳng định: “Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước”. Đại hội IX đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, xem đó là mô hình tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là “công nghệ”, là “phương tiện” để phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội, nó không chỉ gồm lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy, rõ ràng là không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế - xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị - xã hội của một nước.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối của các nhân tố định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế kinh tế thị trường ở nước ta vừa có những đặc trưng chung, phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường, vừa có những đặc trưng mang tính đặc thù - định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tinh thần của các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam từ lần thứ VI đến lần thứ X, định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường thể hiện ở các nội dung sau đây: Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đồng thời khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng và giúp đỡ, tạo điều kiện để người khác thoát khỏi nghèo, từng bước khá giả hơn; phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục... giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người; thực hiện chế độ phân phối chủ

65

yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng với nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội; phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thành công sự phát triển rút ngắn, bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường... mới không bị chệch định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Năm 2008 là năm kỷ lục thu hút FDI của Việt Nam (đạt trên 60 tỷ USD). Năm 2009, dù kinh tế thế giới đang suy thoái và khủng hoảng tài chính nhưng đến nay cam kết đầu tư nước ngoài đã đạt 18 tỷ USD, dự kiến có thể đạt 20 tỷ USD. Mặc dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước đạt tăng trưởng dương (khoảng 5,2% năm 2009). Kết quả này cũng nhờ vào chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu. Năm 2009, chúng ta không bị rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nặng nề như một số nước. Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ 289 USD (năm 1995) lên 1.024 USD (năm 2008), cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (theo quy ước chung của quốc tế và xếp loại các nước theo trình độ phát triển thì nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là những nước có GDP/người từ 765 đến 3.385 USD).

66

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 65)