Khái niệm “lý luận” và vai trò của lý luận đối với thực tiễn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 27)

trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Trước Mác, các nhà triết học đã đề cập đến vấn đề lý luận nhận thức ở nhiều góc độ khác nhau, theo nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận nhận thức mà con người có được là sự hồi tưởng của “thế giới ý niệm” (Platon) hay “ý niệm tuyệt đối” – cái có trước con người, ở bên ngoài con người, chi phối con người và con người chỉ nhận thức lại (Hêghen). Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức hay lý luận mà con người đạt được là do sự phức hợp cảm giác của chính bản thân con người.

22

Những người theo thuyết hoài nghi phủ nhận khả năng nhận thức của con người, lý luận mà con người đạt được chỉ là tương đối, nó không hoàn toàn đúng. Họ cho rằng thế giới vô tận của con người không có khả năng nhận thức. Chẳng hạn, nhà triết học Hium cho rằng chúng ta chỉ biết được những “ấn tượng” mà kinh nghiệm mang lại, nhưng những ấn tượng ấy có phản ánh đúng những sự vật khách quan hay không thì không có cách nào biết được. Cantơ quan niệm ý thức lý luận chỉ biết được các hiện tượng, không thể nhận thức được bản chất của sự vật như nó tồn tại (vật tự nó).

Chủ nghĩa duy vật trước Mác mặc dù thừa nhận nhận thức của con người bị quy định bởi thế giới khách quan, phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc mà sự nhận thức của chủ nghĩa duy vật trước Mác chỉ là sự bê nguyên xi trạng thái bất động của sự vật, tuyệt đối hóa khách quan, không thấy được tính năng động chủ quan của con người. Điều này làm cho lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật trước Mác bị hạn chế, phản ánh không đúng thế giới hiện thực.

Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, triết học Mác – Lênin nói riêng đã thực sự làm một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc trên cơ sở thực tiễn. Điều này chứng minh lý luận của con người không phải tiên thiên, có sẵn; cũng không phải được hình thành từ nguyên nhân nào mà nó được hình thành từ quá trình nhận thức của con người, xuất phát từ thực tiễn. Như vậy: “Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức, có tác dụng tái hiện trong lôgic của các khái niệm cái lôgic khách quan của các sự vật”[65, 342-343].

Như vậy, lý luận là sản phẩm của quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo hiện thực khách quan, thông qua hoạt động thực tiễn của con người,

23

những kinh nghiệm được khái quát hóa, trừu tượng hóa và được thể hiện bằng hệ thống các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật. Cơ sở xuất phát của việc hình thành lý luận chính là thực tiễn. Lý luận không phải do chủ quan của con người, cũng không phải là sản phẩm của Thần thánh ban tặng cho con người mà thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, được con người khái quát thành những tri thức lý luận. Lý luận có khả năng tác động trở lại thực tiễn, cải tạo thực tiễn. C.Mác viết: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”[6, 12].

Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng.

C.Mác đã từng nói, người thợ xây không bao giờ tinh xảo như con ong xây tổ, nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ, trước khi xây dựng một công trình, họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu họ. Tức là, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Ban đầu, hoạt động của con người chưa có lý luận chỉ đạo, song con người phải hoạt động để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Thông qua đó, con người khái quát thành lý luận. Từ đó, những hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường. Chính nhờ có lý luận soi đường, hoạt động thực tiễn của con người mới trở thành tự giác, có hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn.

Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động. Như vậy, lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người. Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Chính vì vậy, C.Mác đã cho rằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế

24

được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[6, 580].

Mặc dù lý luận mang tính khái quát cao, song, nó còn mang tính lịch sử, cụ thể. Do đó, khi vận dụng lý luận, chúng ta cần phân tích một cách cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Nếu vận dụng lý luận một cách máy móc, giáo điều, kinh viện, thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn.

Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn của con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn tuy phong phú, đa dạng nhưng không phải không có tính quy luật. Tính quy luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức lý luận. Mục đích của lý luận không chỉ là phương pháp mà còn định hướng cho hoạt động thực tiễn. Đó là định hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lực lượng, định hướng giải quyết các mối quan hệ trong hoạt động thực tiễn. Không những thế, thực tiễn còn định hướng mô hình của hoạt động thực tiễn. Vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn, trước hết, từ lý luận để xây dựng mô hình thực tiễn theo những mục đích khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễn biến, các mối quan hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao hơn.

Lý luận tuy là lôgic của thực tiễn, song, lý luận có thể lạc hậu so với thực tiễn. Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn. Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn, chúng có thể mang lại hiệu quả hoặc có thể không, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Trong trường hợp đó, giá trị của lý luận phải do thực tiễn quy định. Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp”[69, 230].

25

Hồ Chí Minh không phải là người “phát minh” ra phạm trù “lý luận”, nhưng thông qua thực hành cách mạng và tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Người kế thừa, phát triển và cụ thể hóa phạm trù lý luận một cách khái

quát mà sâu sắc. Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những kinh

nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội được tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả

các nước”[41, 497].

Chúng ta nhận thấy ở Hồ Chí Minh quan niệm về lý luận đã hàm chứa trong đó yếu tố thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của con người, bao gồm cả sản xuất vật chất và đấu tranh cách mạng, là sự tổng hợp tất cả tri thức của con người trong lịch sử về tự nhiên và xã hội. Đương nhiên, tri thức lý luận sẽ không có nếu không có hoạt động thực tiễn của con người, đặc biệt là thực tiễn hoạt động sản xuất và thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã nêu rất cụ thể về

sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn. Người viết: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân chính”[38, 233].

Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn. Nó phản ánh những quy luật của từng lĩnh vực trong hiện thực khách quan.

Lý luận mang tính hệ thống, nó ra đời trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của xã hội nên bất kỳ một lý luận nào cũng mang tính mục đích và ứng dụng.

Lý luận có vai trò rất quan trọng như vậy, nên việc lựa chọn lý luận đúng, chủ nghĩa đúng là yếu tố quyết định đưa đến sự thành bại của cách mạng. Không chỉ đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn đề cập đến tình trạng thiếu lý luận của các nhà cách mạng phương Đông vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Người đã nhiều lần đề nghị Quốc tế Cộng sản gửi tài liệu, sách báo cho các Đảng ở phương Đông. Thiết thực hơn là Người đã gửi nhiều thanh

26

niên Việt Nam sang Mátxcơva và Quảng Châu học tập hoặc do Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện lý luận chính trị cho thanh niên Việt Nam yêu nước.

Không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, kéo dài. Người khẳng định: “Ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Tuy vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc cách mạng”[39, 247]. Các cán bộ ấy quên rằng, “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ”[38, 234]. Thật ra là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”[38, 234-235]. Nếu không có lý luận thì công việc không thực hiện được mà làm mò mẫm. Đó là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Ngược lại, có lý luận nhưng rất kém và khinh thường lý luận sẽ dẫn đến giáo điều. Kém lý luận, khinh lý luận sẽ không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu vận dụng thì cũng không sát thực tế, không phù hợp với thực tiễn.

Trong khi xác định vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh đồng thời nêu lên những khuyết điểm mà cán bộ ta thường mắc phải. Ngay từ năm 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng do “kém lý luận hoặc coi khinh lý luận, hoặc lý luận suông”[38, 233] (tức không thấy được vai trò của lý luận) mà nhiều đảng viên ta mắc phải bệnh chủ quan. Hồ Chí Minh giải thích:

27

Kém lý luận là không nắm được lý luận. Thuyết minh chính trị, quân sự,

kinh tế, văn hóa để áp dụng vào phong trào mà không hiểu biện chứng là cái gì. Điều đó có nghĩa là không chịu học chủ nghĩa duy vật biện chứng. Kém lý luận là “gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ như thế nào làm như thế ấy. Kết quả thường thất bại”[38, 233].

Khinh lý luận là bệnh của những cán bộ kinh qua công tác hàng ngày, có

bề dày kinh nghiệm, có thành tích. Họ thường coi khinh lý luận, coi nhẹ việc học tập lý thuyết, học tập sách vở. Hồ Chí Minh nhắc nhở: Nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn… Những anh em đó cần nghiên cứu thêm lý luận mới thành người cán bộ toàn diện.

Lý luận suông, theo Hồ Chí Minh nó cũng là căn bệnh như lệch lý luận,

khinh lý luận. Người giải thích về tác hại của bệnh lý luận suông như sau: Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. “Học lý luận không phải để nói mép nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”[39, 46-47]. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích”[38, 235].

Vì vậy, đối với Đảng Cộng sản phải có một lý luận tiên phong. Để nhấn mạnh vai trò lý luận tiên phong của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng các Đảng Cộng sản anh em phải luôn chú trọng lý luận “vì Đảng nhận thấy rằng lý luận vạch cho Đảng con đường đúng đắn để tiến lên chủ nghĩa cộng sản”[41, 495]. Người cũng lưu ý lý luận cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ

28

nghĩa Mác – Lênin. Đây là vũ khí tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin không phải là kinh thánh, là bài thuốc chữa bách bệnh hay những lý thuyết khô cứng. Nó đòi hỏi phải nắm được bản chất cách mạng khoa học của học thuyết ấy để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và không ngừng bổ sung phát triển.

Qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy vai trò của lý luận rất quan trọng, nó được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau:

Lý luận vũ trang cho chúng ta quan điểm và phương pháp khoa học để

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)