trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
Trong lịch sử Triết học, các nhà triết học duy tâm dưới nhiều hình thức khác nhau, từ trước tới nay chưa hề có quan niệm đúng đắn về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức và đời sống của con người. Họ lại tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần, tư tưởng, hiểu hoạt động thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động của “thế giới ý niệm”, của “ý niệm tuyệt đối” tồn tại đâu đó ngoài con người, nói cách khác, họ gạt bỏ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội.
Hêghen, nhà triết học duy tâm vĩ đại của nề triết học cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX tuy đã có một số tư tưởng hợp lý, sâu sắc về thực tiễn khi ông cho rằng, bằng thực tiễn, chủ thể tự “nhân đôi” mình, đối tượng hóa bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài, nhưng ông chỉ giới hạn thực tiễn ở “ý niệm tuyệt đối”, ở hoạt động tư tưởng. Đối với ông, thực tiễn là một “suy lý logic”.
Các nhà triết học duy vật trước Mác đã đề cập đến vấn đề thực tiễn với các quan niệm khác nhau. Bêcơn – nhà triết học duy vật Anh, người đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII, khi đề cao vai trò của tri thức, ông đã nhấn mạnh nhiệm vụ của triết học là tìm ra con đường nhận thức giới tự nhiên. Theo ông, quá trình nhận thức phải kiên
30
quyết chống chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa kinh nghiệm. Nhận thức phải xuất phát từ giới tự nhiên và thực nghiệm để tìm ra mối quan hệ nhân quả, phát hiện và kiểm tra chân lý.
Phoiơbắc, nhà triết học duy vật Đức đầu thế kỷ XIX đã đề cập đến thực tiễn, nhưng đối với ông, chỉ có hoạt động lý luận mới thực sự là hoạt động chân chính của con người, còn hoạt động thực tiễn là hoạt động mang tính chất con buôn bẩn thỉu.
Nhìn chung, các nhà triết học duy vật trước Mác đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và thế giới quan duy vật, nhưng họ chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà chưa duy vật trong lĩnh vực xã hội, chưa thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội của con người. Chính vì vậy, C.Mác đã đánh giá: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”[6, 9].
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thực tiễn:
Dựa vào những thành tựu khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng, cùng với hoạt động của các ông trong phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có công lớn trong việc đưa thực tiễn vào nhận thức luận. Không những thế, cả lý luận và thực tiễn đều được các ông nâng lên trình độ mới: thực tiễn cách mạng và lý luận cách mạng. Nhờ đó, lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, trở thành vũ khí nhận thức và cải tạo thế giới. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong nhận thức luận nói riêng.
Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có
mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến giới tự nhiên, xã hội và bản thân con người.
31
Hoạt động của con người bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần. Thực tiễn là hoạt động vật chất. Đó là những hoạt động mà chủ thể sử dụng phương tiện vật chất tác động vào đối tượng vật chất nhất định nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu của con người. Con người sử dụng các phương tiện để tác động vào đối tượng theo những hình thức và mức độ khác nhau tùy thuộc mục đích của con người. Kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn là những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu của cá nhân và cộng đồng.
Mỗi một hoạt động của con người đều mang tính lịch sử, cụ thể. Nó chỉ diễn ra ở một giai đoạn nhất định nào đó. Nó có quá trình hình thành, phát triển và kết thúc hoặc chuyển hóa sang giai đoạn khác; không có hoạt động thực tiễn nào tồn tại vĩnh viễn. Mặt khác, hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối của mỗi giai đoạn lịch sử cả về đối tượng, phương tiện cũng như mục đích hoạt động.
Hoạt động thực tiễn mặc dù phải thông qua từng cá nhân, từng nhóm người, nhưng hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm người lại không thể tách rời các quan hệ xã hội. Xã hội quy định mục đích, đối tượng, phương tiện và lực lượng trong hoạt động thực tiễn. Do đó, hoạt động thực tiễn của con người mang tính xã hội sâu sắc, được thực hiện trong cộng đồng, vì cộng đồng, do cộng đồng.
Hoạt động thực tiễn mang tính tất yếu, nhưng tất yếu có nhận thức, có ý thức. Đó là ý thức về kết quả, ý thức về phương pháp, ý thức về đối tượng…, đặc biệt là ý thức về mục đích của quá trình hoạt động. Mục đích của hoạt động thực tiễn là nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội. Mỗi một hoạt động đều có một mục đích khác nhau để giải quyết nhu cầu cụ thể, không có hoạt động nào không có mục đích, mặc dù kết quả hoạt động thực tiễn không phải lúc nào cũng diễn ra phù hợp với mục đích của con người.
Hoạt động thực tiễn diễn ra phong phú và đa dạng, song có thể chia ra làm ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã
32
trực tiếp tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội. Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của
con người trực tiếp tác động vào xã hội, cải biến các quan hệ xã hội theo hướng
tiến bộ. Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động của các nhà khoa học tác
động nhằm cải biến những đối tượng nhất định, trong một điều kiện nhất định, theo một mục đích nghiên cứu nhất định.
Các hình thức hoạt động thực tiễn tuy có sự khác nhau tương đối nhưng chúng thống nhất, có chung chủ thể hoạt động, có cùng mục đích; chúng hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, sự phân biệt giữa các hình thức hoạt động thực tiễn mang tính tương đối. Hoạt động sản xuất vật chất không thể không hoạt động trong cộng đồng xã hội, không thể không có vai trò của thực nghiệm khoa học. Mặc dù hoạt động chính trị - xã hội trực tiếp tác động đến những vấn đề của đời sống chính trị - tinh thần, nhưng kết quả hoạt động của lĩnh vực này lại tác động tích cực đến phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, cũng như những vấn đề có tính quy luật mà hoạt động thực nghiệm khoa học đang quan tâm. Cũng như vậy, hoạt động rhực nghiệm khoa học không thể không lấy mục đích phục vụ kinh tế - xã hội.
Trong các hình thức hoạt động thực tiễn thì hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất. Mặc dù các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học vẫn diễn ra thường xuyên, quan trọng, nhưng hoạt động sản xuất vật chất tác động sâu sắc, toàn diện đến các hoạt động khác, nó là hoạt động trung tâm, chủ yếu của con người.
Trên cơ sở những hình thức thực tiễn cơ bản trên, một số lĩnh vực của thực tiễn như hoạt động giáo dục, hoạt động nghệ thuật, v.v. cũng được hình thành. Nó cũng tác động vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Đó là những hình thức thực tiễn phát sinh, hình thức đặc thù của thực tiễn.
Khi nói về phạm trù lý luận, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: “Lý luận
là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có
33
tác dụng tái hiện trong lôgíc của các khái niệm cái lôgíc khách quan của các sự
vật”[65, 342 – 343].
Nói các khác, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”[41, 497].
Để hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi, lặp lại diễn biến của các sự vật, hiện tượng. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được thông qua quá trình sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của con người. Nó giúp con người giải quyết nhanh một số vấn đề cụ thể, đơn giản trong quá trình tác động trực tiếp đối tượng. Tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả của quá trình thực nghiệm khoa học. Nó đòi hỏi chủ thể phải tích lũy một lượng tri thức nhất định trong hoạt động sản xuất cũng như hoạt động khoa học mới có thể hình thành tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học giúp các nhà khoa học hình thành lý luận. Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri thức nhưng ở trình độ thấp. Thế nhưng, nó là cơ sở để hình thành lý luận.
Lý luận có những cấp độ khác nhau tùy phạm vi phản ánh và vai trò phương pháp luận của nó. Có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luận triết học.
Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành. Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật v.v..
Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người.
34
Do quá trình hình thành và bản chất của nó, lý luận có hai chức năng cơ bản là chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn. Lý luận phản ánh hiện thực khách quan bằng những quy luật chung hay chung nhất. Tri thức kinh nghiệm cũng như tri thức lý luận đều phản ánh hiện thực khách quan nhưng ở những phạm vi, lĩnh vực và trình độ khác nhau. Lý luận phản ánh hiện thực khách quan để làm phương pháp luận nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan bằng hoạt động thực tiễn.
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Con người luôn luôn tác động tích cực vào thế giới khách quan - tự nhiên và xã hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn. Trong quá trình đó, sự phát triển nhận thức của con người và sự biến đổi thế giới khách quan là hai mặt thống nhất. Điều đó quy định sự thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong hoạt động sinh tồn của cá nhân và cộng đồng.
Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở của lý luận. Xét một cách trực tiếp, những tri thức
được khái quát thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lý luận. Quá trình hoạt động thực tiễn còn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh những lý luận đã được khái quát. Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinh những vấn đề mới đồi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết. Thông qua đó, lý luận được bổ sung, mở rộng. Chính vì vậy, V.I.Lênin nói: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những
35
quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó”[69, 227].
Thực tiễn là động lực của lý luận. Hoạt động của con người không chỉ là
nguồn gốc để hoàn thiện các cá nhân mà còn góp phần hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội. Lý luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích con người tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lý luận. Quá trình đó diễn ra không ngừng trong sự tồn tại của con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn. Nhờ vậy, hoạt động của con người không bị hạn chế trong không gian và thời gian. Thông qua đó, thực tiễn đã thúc đẩy một ngành khoa học mới ra đời – khoa học lý luận.
Thực tiễn là mục đích của lý luận. Mặc dù lý luận cung cấp những tri
thức khái quát về thế giới để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người nhưng mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động của con người trước hiện thực khách quan để đưa lại lợi ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội. Tự thân lý luận không thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Nhu cầu đó chỉ được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Đó thực chất là mục đích của lý luận. Tức lý luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận. Tính chân lý của lý luận
chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận đối với hoạt động thực tiễn của con người. Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm. Chính vì thế mà C.Mác nói: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải vấn đề lý luận mà là một
vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân
lý”[6, 10]. Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại; những kết luận chưa phù hợp thực tiễn thì tiếp
36
tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại. Giá trị của lý luận nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt động thực tiễn.
Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, nhưng không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của nó. Tính toàn vẹn của thực tiễn là