Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một quá trình đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng về kinh tế

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 60)

TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

2.1.2.Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một quá trình đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng về kinh tế

hội chủ nghĩa là một quá trình đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng về kinh tế

Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những quan điểm, đường lối do Đại hội VI vạch ra là sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của đất nước. Công cuộc đổi mới của Đảng ta từ sau Đại hội VI đến nay ở nước ta không nằm ngoài những quy luật phổ biến của phép biện chứng. Đảng ta đã vận

55

dụng phép biện chứng vào nhận thức hiện thực xã hội, phân tích các mối liên hệ biện chứng của đời sống hiện thực, tìm ra các mâu thuẫn đó và tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới đó.

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tuy nhiên, tính chất khó khăn và phức tạp của sự nghiệp đổi mới cũng như chiều sâu và tầm cỡ của nó đang đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận lớn lao và gay cấn, đòi hỏi phải được giải quyết. Có thể nói, chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi lý luận luận phải lý giải một cách thấu đáo, có căn cứ khoa học; hơn nữa lý luận phải mở đường cho thực tiễn phát triển. Chưa bao giờ lý luận lại cần thiết và có tầm quan trọng lớn lao như hiện nay. Lý luận trở thành thiết thân đối với sự nghiệp đổi mới nói riêng, đối với toàn bộ vận mệnh của chủ nghĩa xã hội nói chung. Giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra”[17, 5].

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của lý luận, trong những năm qua, công tác tư tưởng, lý luận được Đảng ta hết sức chú trọng. Chúng ta coi đổi mới tư duy lý luận là khâu đột phá, là điều kiện và tiền đề cho những đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đặt ra vấn đề phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, coi đó là điểm khởi đầu để đi đến xác định đường lối đổi mới của Đảng. Nhiệm vụ đổi mới tư duy đòi hỏi chúng ta phải không ngừng bồi dưỡng tư duy lý luận để khắc phục tư duy giáo điều, tư duy kinh nghiệm, những căn bệnh làm cho chúng ta không nhận thức được đúng những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó đến nay, các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương đều đặt ra nhiều yêu

56

cầu mới đối với công tác lý luận. Đảng ta đã có hai nghị quyết riêng về công tác tư tưởng, lý luận: Nghị quyết 01 - NQ/TW ngày 28 tháng 3 năm 1992 của Bộ Chính trị khóa VII "Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay" và Nghị quyết 16 - NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (Hội nghị Trung ương 5) "Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới".

Đánh giá về tình hình tư tưởng, lý luận, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ ra rằng: từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, trình độ lý luận của Đảng ta đã có bước phát triển rõ rệt. Đảng đã không ngừng đổi mới phương pháp tư duy, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mở ra bước chuyển biến quan trọng trong trong tư duy lý luận. "Tuy nhiên, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mới dừng lại ở những nét khái quát chung, còn không ít vấn đề cụ thể được đặt ra từ thực tiễn chưa có lời giải đáp hoặc giải đáp chưa có sức thuyết phục; nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn, hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa sâu sắc, có mặt còn lệch lạc; phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng"[19, 132]. "Công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong hơn 15 năm qua đã đạt được thành tựu quan trọng: những kết quả nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới của Đảng; góp phần tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội"[19, 132]. Tuy vậy, công tác tư tưởng, lý luận, công tác tổ chức, cán bộ nhìn chung vẫn có nhiều yếu kém, bất cập. "Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng"[19, 133], chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ việc hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội.

57

Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập nêu trên là do "Đảng ta chưa đặt đúng mức việc chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng, lý luận trong giai đoạn mới. Chưa xây dựng được quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động lý luận và công tác tư tưởng. Chậm tăng cường, đổi mới công tác xây dựng đội ngũ làm công tác tư tưởng, lý luận. Cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc ở nhiều cơ quan, đơn vị làm công tác tư tưởng, lý luận còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu"[19, 132].

Vì vậy, Hội nghị chỉ ra rằng, để đẩy nhanh quá trình đổi mới đất nước, chúng ta cần phải tăng cường công tác lý luận. Công tác lý luận phải theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng; góp phần khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của công tác lý luận trong thời kỳ đổi mới.

Qua một thời gian thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, nhiều vấn đề nóng hổi, quan trọng nảy sinh từ thực tiễn đã được quan tâm nghiên cứu và đã có những kết luận kịp thời như: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới, phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực, v.v.. Có những vấn đề được tổ chức nghiên cứu và thảo luận sổi trong mọi tầng lớp nhân dân như vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân.

Để việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu bổ sung, phát triển lý luận có hiệu quả, cần phải bảo đảm được các yêu cầu cơ bản sau:

58

- Tính khách quan. Trong tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận đòi

phải có thái độ trung thực, tránh tổng kết thực tiễn theo kiểu "tô hồng" hoặc "bôi đen"; không được lấy ý đồ sẵn có để áp đặt cho việc tổng kết thực tiễn; không được lấy việc tổng kết thực tiễn để chứng minh cho suy nghĩ chủ quan cá nhân.

- Tính khái quát cao. Khi phân tích, đánh giá, khái quát thực tiễn phải rút

ra được những kết luận có tính quy luật, chỉ ra được các mối liên hệ có tính bản chất. Đó là những kết luận có tính phổ biến, tính điển hình và phải có giá trị thực tiễn cao.

- Tính mục đích đúng đắn. Công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý

luận cần phải đạt những yêu cầu như: phát triển lý luận, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn, từng bước cụ thể, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng. Nói một cách khác, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận phải hướng tới mục đích xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.

Trong giai đoạn hiện nay của cách mạng, việc nâng cao vai trò của lý luận cần tập trung vào mấy nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, lý luận phải thật sự làm cơ sở khoa học cho sự lãnh đạo của

Đảng và quản lý của Nhà nước. Lý luận phải cung cấp được những căn cứ khoa học đáng tin cậy cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước cần coi trọng lý luận, coi trọng đội ngũ cán bộ lý luận, cán bộ khoa học, biết sử dụng họ vào công tác nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, đường lối, chính sách.

Thứ hai, lý luận phải làm cơ sở khoa học cho việc định hướng xã hội chủ

nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước. Đổi mới là tất yếu, nhưng đổi mới không phải là từ bỏ con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, mà ngược lại phải khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với những bước đi, hình thức, biện pháp phù hợp. Lý luận cần làm sáng tỏ, giải đáp đúng đắn những vấn đề

59

quan trọng hiện nay như: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới; kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, v.v..

- Thứ ba, lý luận phải dự báo xu hướng vận động của sự nghiệp đổi mới.

Sự nghiệp đổi mới của chúng ta diễn ra trong điều kiện khó khăn, phức tạp, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường. Lý luận phải biết dự kiến nhiều khả năng có thể xảy ra để có những biện pháp tác động, các phương án giải quyết chủ động, thích hợp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ tư, lý luận phải định hướng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ,

đảng viên. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, làm "kim chỉ nam" cho hoạt động của cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự định hướng đúng đắn của lý luận khoa học thì hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên sẽ trở nên mò mẫm, mất phương hướng. Để lý luận phát huy vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên, chúng ta phải thường xuyên bổ sung, phát triển lý luận; kết hợp nghiên cứu lý luận với tuyên truyền, giáo dục, học tập lý luận; vận dụng lý luận để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 60)