Nền kinh tế tập trung, bao cấp và vai trò lịch sử của nó

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 56)

TRÌNH ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

2.1.1.Nền kinh tế tập trung, bao cấp và vai trò lịch sử của nó

Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó, nước ta bắt đầu xây dựng một mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể hợp tác xã. Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ quốc doanh được phát triển. Cùng với quốc doanh, hợp tác xã được tổ chức rộng rãi ở nông thôn và thành thị. Cùng với quốc doanh, hợp tác xã được tổ chức rộng rãi vì ta đã học tập được mô hình tổ chức kinh tế của Liên Xô cũ. Với sự nỗ lực cao độ của nhân dân ta, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó, mô hình kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được những tính ưu việt thật sự của nó trong điều kiện đất nước có chiến tranh.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán và manh mún, bằng công cụ kế hoạch hóa, ta đã tập trung được vào trong tay một lực lượng vật chất

51

quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thành thị và nông thôn, đất đai, máy móc, tiền vốn để ổn định, phát triển kinh tế, phát triển xã hội…

Đặc biệt, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) trở đi, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã phát huy sức mạnh toàn diện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, rất phù hợp với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn và vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin về “chính sách xây dựng kinh tế thời chiến” vào thực tiễn cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nhờ đso mà nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã thể hiện vai trò lịch sử hết sức quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất giang sơn đất nước của dân tộc ta, cụ thể là:

- Thứ nhất, trong một thời gian ngắn, kể từ sau thắng lợi của cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp, kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao hơn hẳn so với trước đó; nhân dân phấn khởi và tuyệt đối tin tưởng vào đường lối cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

- Thứ hai, do nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung phát triển nhanh nên

cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được củng cố vững chắc, trở thành hậu phương lớn của cả nước, tích cực chi viện mọi mặt cho chiến trường miền Nam. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được mở rộng, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược: “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Miền Nam gọi, miền Bắc trả lời”, “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”…, tất cả mọi tấng lớp nhân dân ở hai miền đầu hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu, quyết thực hiện thắng lợi mục tiêu của cách mạng.

52

- Thứ ba, vai trò lịch sử của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

còn thể hiện như là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu nhất, trực tiếp nhất góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược mà Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra, và được kết thúc vẻ vang bằng chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại (1975): miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, cả nước quá độ lên chhur nghĩa xã hội. Đó là những thành tựu hết sức to lớn do nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung đem lại. Dù sau này, những kẻ thù địch, bọn cơ hội, bất mãn chống phá cách mạng Việt Nam đã xuyên tạc nhưng vai trò lịch sử của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung vẫn ghi đậm dấu son trong một giai đoạn cách mạng hết sức hào hùng và vẻ vang của dân tộc Việt Nam – giai đoạn chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Tuy nhiên, từ sau năm 1975, do mong muốn nhanh chóng có chủ nghĩa xã hội, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trong một thời gian quá dài, không phù hợp với sự phát triển kinh tế trong thời bình, nên đã gây ra những hậu quả rất đáng tiếc. Cụ thể là:

Do chủ quan nóng vội, cứng nhắc, chúng ta đã không quản lý được hiệu quả các nguồn lực dẫn tới việc sử dụng lãng phí nghiêm trọng các nguồn lực của đất nước.

- Tài nguyên bị phá hoại, sử dụng khai thác không hợp lý, môi trường bị ô nhiễm.

- Nhà nước bao cấp và tiến hành bù lỗ phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

+ Sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tăng trưởng kinh tế trên lý thuyết, giấy tờ.

+ Hàng hoá, sản phẩm trở nên khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu trong nước.

+ Ngân sách thâm hụt nặng nề. Vốn nợ đọng nước ngoài ngày càng tăng và không có khả năng cho chi trả.

+ Thu nhập từ nền kinh tế quốc dân không đủ chi dùng, tích luỹ hầu như không có.

53

+ Vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng chủ yếu là dựa vào vay và viện trợ nước ngoài.

- Cùng với đó là sự thoái hoá về mặt con người và xã hội.

- Đến năm 1979, nền kinh tế rất suy yếu, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn, nguồn trợ giúp từ bên ngoài giảm mạnh.

- Từ năm 1975 đến năm 1985, các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể bị tiêu diệt hoặc không còn điều kiện phát triển dẫn đến thực trạng tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế này không được khai thác và phục vụ cho mục tiêu chung của nền kinh tế. Ngược lại, thành phần kinh tế quốc doanh đã phát triển ồ ạt, tràn lan trên mọi lĩnh vực, trở thành địa vị độc tôn trong hầu hết các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (trừ ngành nông nghiệp, thành phần kinh tế tập thể là chủ yếu). Thời điểm cao nhất, thành phần kinh tế quốc doanh đã có gần 13 nghìn doanh nghiệp với số tài sản cố định chiếm 70% tổng số tài sản cố định của nền kinh tế. Thời kỳ này, kinh tế nước ta tuy có đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định nhưng sự tăng trưởng đó không có cơ sở để phát triển vì đã dựa vào điều kiện bao cấp, bội chi ngân sách, lạm phát và vay nợ nước ngoài.

Do phát triển tràn lan lại quản lý theo cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung nên nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, điều hành các doanh nghiệp quốc doanh, nhiều doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, lực lượng sản xuất không được giải phóng, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng và tụt hậu.

Nguyên nhân:

Trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại trong thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng lý luận và thực tiễn vào tình hình nước ta.

Đến năm 1986, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về căn bản vẫn chưa bị xoá bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ, nhiều chính sách, thể chế lỗi thời chưa được thay đổi. Tình trạng tập trung quan liêu còn nặng, đồng thời những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật còn khá phổ biến.

54

Việc đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, việc điều hành không nhạy bén, là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành động không thống nhất từ trên xuống dưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta mới nêu ra được phương hướng chủ yếu của cơ chế mới, hình thức, bước đi, cách làm cụ thể thì còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được thoả đáng cả về lý luận và thực tiễn.

Phương hướng chỉ đạo:

Chúng ta đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận trong thời kỳ quá độ: “Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những chính sách kinh tế là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”[14, 26]. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thừa nhận thật sự những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan.

Chúng ta đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách quá mức mà hiệu quả kinh tế phát triển chậm. Hơn thế nữa, ta chưa chú ý đúng mức tới sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, đại hội VI (tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách công tác. Đại hội đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, phải nắm vững quy luật khách quan, lấy dân làm gốc.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam (Trang 56)