0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Một số giải pháp

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 83 -83 )

Sự phát triển đất nước đất nước hiện nay trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phát triển được nhìn nhận và giải quyết đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Đó là sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, lấy con người là mục tiêu động lực sự phát triển. Đảng ta quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới chính là đẩy mạnh sự phát triển đất nước toàn diện để nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo ra sự phát triển hài hoà, bền vững. Để thực hiện những quan điểm chỉ đạo trên, Đảng ta đã xác định các giải pháp lớn:

Một là, thực hiện chiến lược con người

Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định là nguồn lực con người, tiềm năng sáng tạo của con người. Con người Việt Nam là sự kết tinh của văn hoá Việt Nam. Qúa trình xây dựng đất nước cũng chính là quá trình góp phần quan trọng trong chiến lược trồng người – nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển. Vì thế, để phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất nước, không thể bỏ qua chiến lược con người. Xây dựng con người Việt Nam “trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, lối sống, tình cảm, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới cần những đức tính như sau:

-“Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và

82

đoàn kết với nhân dân thế giới vì sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

-Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

-Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa,

tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

-Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng

suất cao vì lợi ích bản thân gia đình, tập thể, xã hội.

-Thường xuyên học tập và nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ

thẩm mỹ và thể lực”[19, Tr. 58-59].

Khi xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như việc hoạch định các kế hoạch và dự án cụ thể đều phải tính đến hiệu quả toàn diện đối với con người và tiến bộ xã hội, mọi tính toán thuần tuý kinh tế - kỹ thuật đều có thể dẫn đến những sai lầm và tiềm ẩn những hiểm hoạ. Một xã hội muốn phát triển bền vững phải lấy phát huy được vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của xã hội ấy. Trong chiến lược phát triển con người thì yêu cầu đường lối đó phải có nội dung toàn diện:

Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho toàn thể nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, hướng tới những chỉ số phát triển con người cao nhất, hoàn thiện và tiến bộ nhất.

Phát triển sản xuất, hiện đại hoá đất nước, gắn liền với bảo vệ môi trường và sự cân bằng sinh thái.

Phát triển khoa học công nghệ theo hướng nhân văn, phục vụ lợi ích nhan sinh và tiến bộ xã hội; chống quan điểm phát triển khoa học thuần tuý và tách rời những giá trị nhân bản, đạo đức, vì quyền lợi ích kỷ trước mắt của số ít, bất chấp lợi ích lâu dài của cộng đồng.

Hai là, tăng cường vai trò của văn hoá trên lĩnh vực chính trị

83

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là một Đảng lãnh đạo. Vấn đề văn hoá lãnh đạo đã được Hồ Chí Minh suy nghĩ hàng chục năm trước khi có chính quyền. Người chỉ rõ: Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được vị trí lãnh đạo. Đảng cầm quyền thì phải xác định vai trò lãnh đạo của một Đảng chứ không phải là một Đảng cai trị. Văn hoá lãnh đạo của Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nằm ở trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất của Đảng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội. Chính vì vậy Đảng phải tăng cường năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.

Văn hoá lãnh đạo của Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nằm ở trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất của Đảng. Bởi vì, Đảng lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành, giữ chính quyền, xây dựng xã hội mới phát triển theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Một Đảng như vậy không thể chấp nhận sự dốt nát và suy thoái, sự nhũng lạm và xa dân… Ngược lại, Đảng cầm quyền đòi hỏi sự gắn bó mật thiết giữa văn hoá và chính trị, văn hoá đứng trong chính trị. Không xuất phát từ nguyện vọng, ý chí của nhận dân thì Đảng cần quyền không bao giờ được dân yêu, dân tin. Muốn thấu hiểu được dân và nhận được lòng dân, Đảng phải có trí tuệ lớn, một bản lĩnh lớn, một phẩm chất đạo đức trong sáng và một tinh thần nhân văn cao cả.

Trong bối cảnh hiện nay, để đất nước sánh vai với các nước trên thế giới, Đảng cần phải tư duy toàn cầu. Đảng phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh: Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Chống lại cũ kỹ, lạc hậu để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi là cả một cuộc chiến đấu khổng lồ. Nghĩa là phải nhận thực sâu sắc tới vai trò của văn hoá và sự tác động của nó đối với sự phát triển bền vững.

Muốn nâng cao trí tuệ của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn, phải học hỏi quần chúng, phải lắng tai nghe và thấu hiểu quần chúng, lấy lợi ích quần chúng nhân dân làm gốc của mọi hành động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị. Trí tuệ, bản lĩnh của Đảng phải thực sự từ trong quần chúng trở ra và phải trở

84

lại nơi quần chúng mới phát huy được vai trò lãnh đạo, tiên phong của mình. Bản lĩnh, trí tuệ của Đảng là sự thể hiện văn hoá lãnh đạo của Đảng, vai trò của văn hoá với chính trị.

Trí tuệ của Đảng cần được nhìn nhận ở phạm vi toàn cầu, phân tích, đánh giá những vấn đề của thời đại một cách khách quan, biết đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu trong mối quan hệ lợi ích với nhân loại. Trong thời kỳ quá độ, theo tinh thần của Lênin, Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thiết bắt tay với các nước tư bản phát triển. Trí tuệ và bản lĩnh của Đảng trong thời kỳ quá độ là biết khai thác trí tuệ tư bản để phục vụ cho chủ nghĩa xã hội.

Xã hội phát triển phải đầy đủ hai yếu tố, vật chất và tinh thần, trong đó yếu tố tinh thần giữ vai trò ngày càng quan trọng. Bởi vì sự phát triển xã hội chính là sự phát triển văn hoá và xét đến cùng, sự thăng hoa của văn hoá là đỉnh cao sự phát triển. Đảng là bộ phận của dân tộc, bộ phận hạt nhân, là trí tuệ, danh dự, lương tâm của toàn dân tộc. Vì thế để xây dựng và phát triển xã hội Việt Nam, một trong những biện pháp cần thiết là phải xây dựng Đảng là đạo đức, văn minh. Một xã hội văn minh trước hết có một Đảng văn minh và Đảng văn minh chính là tấm gương cho xã hội noi theo. Xây dựng Đảng đạo đức văn minh chính là nhiệm vụ rèn luyện trí tuệ, đạo đức trong mỗi đảng viên. Làm được điều này cũng chính là khẳng định vị trí của văn hoá trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao vị thế của văn hoá trong quá trình lãnh đạo của Đảng.

Chúng ta ở trong bối cảnh thế giới của một nền khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, của một nền kinh tế tri thức, của một diễn biến lịch sử với trình độ ngày càng cao của con người và của nền dân chủ, với sự phát triển của xã hội loài người. Các thế lực thù địch đang dùng trăm phương nghìn kế gâp sức ép với ta. Chúng ta đang phải đối đầu với nhiều thách thức lớn mà sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra.

Nhận thức đúng cơ hội và thách thức đan xen cũng là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra là Đảng phải tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, bám rễ sâu trong truyền thống và bản sắc dân tộc với tinh thần độc lập tự chủ, theo phương

85

châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Mặt khác phải phát huy vai trò nền tảng tinh thần của văn hoá trong bối cảnh hiện nay. Trí tuệ của Đảng là biết phát huy trí tuệ của dân, mỗi con người Việt Nam yêu nước với ý nghĩa con người chính là sản phẩm của văn hoá, sáng tạo ra văn hoá và phát huy vai trò của văn hoá trong đời sống, vì như Đảng đã tổng kết: Từ trước đến nay, bất cứ việc gì đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của toàn Đảng, được nhân dân và toàn Đảng đồng lòng giúp sức thì nhất định thắng lợi. Đó là sức mạnh tập thể của văn hoá, tính nhân văn trong cộng đồng. Bản lĩnh của Đảng là dám nhận rõ và sửa chữa bằng được những vấn đề tồn tại, những sai lầm, khuyết điểm và tự vượt lên chính bản thân mình.

Tăng cường trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, nhân văn trong Đảng đó chính là một giải pháp then chốt trong việc phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững của đất nước ở chỗ: Xây dựng văn hoá Đảng chính là tăng cường sức lãnh đạo cho Đảng, cụ thể là tăng cường trí tuệ, bản lĩnh và phẩm chất trong Đảng. Đảng có trí tuệ và nhân cách lớn mới có thể lãnh đạo được nhân dân xây dựng đất nước phát triển mạnh mẽ trong mỗi cá nhân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Cùng với trí tuệ, bản lĩnh của mình, được dân yêu, dân tin, Đảng ta đã đủ điều kiện cần thiết để xây dựng một nước độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ, văn minh, phát triển hài hoà, bền vững.

Củng cố vai trò của văn hoá trong quản lý nhà nước

Nhà nước muốn củng cố vai trò của mình trên lĩnh vực văn hoá cũng như các mặt khác của đời sống xã hội bên cạnh việc phải phát huy dân chủ một cách mạnh mẽ phải nâng cao vị thế của văn háo trong hoạt đọng quản lý của mình.

Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì chính quyền là vấn đề cơ bản với ý nghĩa phải giành được chính quyền về tay nhân dân. Nhưng khi có chính quyền rồi thì vấn đề cơ bản là chính quyền đó phục vụ nhân dân; quyền lực phải thực sự trong tay nhân dân với ý nghĩa là thước đo phát triển đất nước. Mà một chính quyền của dân, vì dân thì phải đủ những tố chất cần thiết, như sự hoàn thiện để đảm bảo tình nghiêm minh của pháp luật; về phát huy dân chủ; về phẩm chất cán bộ công chức nhà nước; về sự trong sạch của bộ máy, trong đó đáng quan tâm là cải

86

cách bộ máy hành chính; v.v .. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vừa là biện pháp, vừa là mục tiêu trong quá trình xây dựng xã hội Việt Nam hiện đại.

Dân chủ và phát huy dân chủ là nỗi trăn trở lớn của Hồ Chí Minh từ khi chính quyền về tay nhân dân. Giờ đây, trong điều kiện mới, xây dựng một xã hội dân chủ bằng cách phát huy dân chủ XHCN không chỉ là động lực, là mục tiêu, là bộ mặt của xã hội Việt Nam hiện đại. Nói đến dân chủ là nói đến dân là chủ và dân làm chủ, xác định vị thế, vai trò và trách nhiệm của nhân dân đối với Chính phủ. Có dân chủ mới thu góp được trí tuệ của mọi người và được mọi người ủng hộ. Được dân đồng tình thì việc gì cũng xong.

Ba là, phát triển kinh tế phải thống nhất với việc giải quyết tốt các vấn đề

xã hội

Xác định văn hoá có vai trò là động lực đối với sự phát triển đất nước, cho nên nó có mối quan hệ mật thiết đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Chính vì vậy, muốn phát huy được vai trò của văn hoá trước tình hình thực tiễn đất nước và trong tương lai cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thực hiện từng bước có hiệu quả về bình đẳng, công bằng xã hội.

Có chính sách thiết thực để xoá đói giảm nghèo theo chuẩn quốc gia và quốc tế

Tạo cơ hội cho người dân có việc làm ổn định, thu nhập chính đáng, giải quyết tốt nạn thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác

Kiến tạo một xã hội phồn vinh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền của toàn dân tộc trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá.

Bốn là, chính sách văn hoá cần được ưu tiên trong hệ thống chính sách kinh tế

- xã hội.

Chính sách văn hoá nhằm phát huy mọi năng lực tinh thần sẵn có của con người, nhưng cốt lõi vẫn là tạo dựng nhân cách. Chỉ có phát triển trên cơ sở trí tuệ cao, nhân cách đẹp mới thực sự bền vững. Muốn vậy, cần phải quan tâm đên các giải pháp sau:

87

Coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, tạo nguồn lực con người cho phát triển, phát triển xã hội hài hoà, bền vững.

Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển văn hoá, đặc biệt trong gia đoạn hiện nay khi mà nguy cơ đồng hoá cũng như nguy cơ sa sút đời sống tinh thần của xã hội có nguồn gốc từ sự mất gốc, đánh mất đi nền văn hoá của chính dân tộc, đất nước mình.

Một chính sách phát triển đúng đắn phải là chính sách làm cho văn hoá thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người. Trong nhận thức cũng như trong hành động phải gắn liền kinh tế với văn hoá. Cần có tư duy mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo phúc lợi cho toàn dân, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, đảm bảo duy trì sự phát triển những giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

Năm là, tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham ô, tham nhũng, lãng

phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm

Gốc rễ của những biểu hiện trên là sự tham nhũng quyền lực, nguyên nhân chủ quan của những khuyết điểm, yếu kém trên là do sự yếu kém về phẩm chất và năng lực, sâu xa hơn là do thiếu nền tảng đạo đức và văn hoá. Chính vì vậy, muốn phòng ngừa và kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm cần phải có những giải pháp về văn hoá để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Có nhiều lĩnh vực văn hoá đang được nghiên cứu với ý nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội: Văn hoá chính trị, văn hoá lãnh đạo và quản lý, văn hoá đạo đức và

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 83 -83 )

×