Phát triển, suy cho cùng, chính là sự tăng trưởng những giá trị của con người chứ không phải là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo các tiêu chí khác nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là một yếu tố để biểu thị - có lẽ tập trung nhất – năng lực thoả mãn nhu cầu của con người, nhưng không phải là tất cả. Khi người ta cố gắng để có sự tăng trưởng về mọi giá thì đó chỉ còn là cuộc chạy đua của các nhà chính trị. Sự phát triển chân chính không phải là những cuộc chạy đua đơn thuần về kinh tế, chính trị mà phải là sự tăng trưởng về những khả năng, năng lực và những thành tựu đó con người tạo. Chính giá trị trọn vẹn của con người chứ không phải cái gì khác sẽ tạo ra hoặc phá hoại sự phát triển bền vững.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó hàm chứa văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Văn hoá là mục tiêu vì nó luôn hướng tới vì mục đích phát triển con người toàn diện, phát triển xã hội bền vững. Đó chính là sự thăng hoa của văn hoá. Nội dung cơ bản của phát triển xã hội bền vững là công bằng, dân chủ và văn minh, được thể hiện cụ thể thông qua những hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người: Xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, bình đẳng nam nữ, nâng cao vị thế cho phụ nữ, chăm lo giáo dục và đảm bảo các quyền lợi cho trẻ em, thiết lập các mối quan hệ hoà bình, hữu nghị vì sự phát triển.
Văn hoá là mục tiêu bởi Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự phát triển. Cuộc hành trình của Hồ Chí Minh từ khi sinh ra, tìm đường cứu nước đến tận cuối cuộc đời cho chúng ta thấy một triết lý phát triển hướng tới độc lập dân tộc và CNXH. Người cống hiến cả cuộc đời mình không chỉ để giải phóng dân tộc, giai cấp mà cao hơn hết thảy là giải phóng con người toàn diện. Nội dung giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự xoá bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con người, xoá có các tác động làm cho con người trở nên tha hoá, làm cho con người
36
được hưởng cuộc sống đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần, có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, năng lực, bản chất tốt đẹp không chỉ một người, một nhóm người mà mọi cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, thực sự làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên mà năm 1921, Hồ Chí Minh đã nói tới mục tiêu của văn hoá: “Thiên hạ sẽ thanh bình khi thế giới
đại đồng”, “Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ không đều”, “Bình đẳng sẽ xoá bỏ nghèo nàn”, “sự bảo vệ và phát triển lành mạnh ở trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn”, “sự thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người”.
Phát triển xã hội bền vững suy cho cùng là xây dựng con người toàn diện, văn hoá là mục tiêu của sự phát triển cũng chính là nhắc tới vai trò quan trọng của nó trong qua trình hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người. Chính vì thế, “xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới” là vấn đề mà sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm. Người coi rằng việc xây dựng nền văn hoá mới có vai trò ngang nhau đối với kinh tế, chính trị, xã hội trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, con người mới ở nước ta.
Theo Hồ Chí Minh, vai trò của văn hoá đối với sự hình thành và phát triển con người toàn diện Việt Nam thể hiện trước hết ở chỗ góp phần to lớn vào việc củng cố niềm tin của họ vào sức mạnh quyết định của con người trong công cuộc chế ngự, khai thác, bảo vệ thiên nhiên, cải tạo xã hội, phát triển bản thân. Có thể nói đây là trách nhiệm nặng nề nhưng đồng thời cũng là sứ mệnh cao cả, giàu ý nghĩa nhân văn của nền văn hoá mới Việt Nam.
Củng cố niềm tin cho con người
Do hàng ngàn năm sống trong một xã hội lạc hậu, kém phát triển, dân trí thấp, hơn nữa bị ảnh hưởng chính sách ngu dân của thực dân Pháp kéo dài cả trăm năm nên một mặt, chúng ta thường tin vào sức mạnh siêu niên, mặt khác lại nảy sinh tâm lý tự ty. Tâm lý trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của mỗi người Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì vậy, văn hoá phải làm thế nào cho mỗi con người Việt
37
Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông lẫn đàn bà đều gột rửa được mặc cảm, tự ti. Muốn vậy, theo Người, văn hoá phải làm cho nhân dân ta hiểu được rằng: “Vô luận việc
gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần, đều thế cả”[45, Tr. 281]
chứ không phải do thánh thần, trời phật. “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”[44, Tr. 19]. Từ đó vững tin vào
sức mạnh con người, của nhân dân lao động trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang nhằm “Thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người
bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc”[52, Tr.
221], biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao.
Xây dựng cho con người niềm tin vô hạn vào sức mạnh của mình để họ đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự phát triển đất nước chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò của nền văn hoá mới mà Đảng và nhân dân ta đang dày công vun đắp.
Cùng với việc xây dựng và củng cố niềm tin của con người vào sức mạnh vô địch của họ trong công cuộc cải biến thiên nhiên, phát triển xã hội, theo Người, văn hoá còn có chức năng cực kỳ quan trọng xây dựng cho con người toàn diện Việt Nam lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp văn hoá mới mà Hồ Chí Minh hết sức coi trọng. Hồ Chí Minh cho rằng, lối sống xã hội chủ nghĩa mà nền văn hoá mới xây đắp cho con người toàn diện Việt Nam, một mặt thể hiện sâu sắc ở lẽ sống cao đẹp không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đối với Người, văn hoá mới phải góp phần tạo lập và xây dựng nếp sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhân ái, giản dị, nghĩa tình… để cho con người có lối sống đúng và đẹp. Bên cạnh đó, phải không ngừng nâng cao mức sống - điều kiện vô cùng quan trọng để xây dựng lối sống mới, hình thành và phát triển nhân cách con người.
Vì vậy, ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp xây dựng chế độ mới, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến việc từng bước nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Những chủ chương diệt giặc đói; xây dựng “đời sống mới”; tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, ngày làm việc tám giờ đối với công nhân viên
38
chức, giảm tô, giảm tức, cải cách hợp tác xã, cải cách chế độ phân phối… đã góp phần to lớn vào việc nâng cao mức sống cho con người.
Xây dựng lối sống mới
Theo Người, để phát huy vai trò quyết định của mình vào việc xây dựng lối sống cho con người toàn diện “Văn hoá phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân
tộc về hình thức”, văn hoá phải gắn liền với hoạt động sản xuất, phải hướng cho
mọi người tới lợi ích chung, phải có ý nghĩa giáo dục to lớn. Theo Người, phải dạy cho đồng bào:
1. Thường thức vệ sinh để đồng bào bớt ốm đau 2. Thường thức khoa học để bớt mê tín;
3. Bốn phép tính để làm ăn có ngăn nắp; 4. Lịch sử, địa lý nước ta;
5. Đạo đức của công dân, để thành người công dân đúng đắn.
Văn hoá thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc xây dựng lối sống mới thì phải nâng văn hoá lên một tầm cao, phải làm cho văn hoá đi sâu vào tâm lý quốc dân. Vì vậy, Người rất quan tâm đưa văn hoá vào hoà nhập với đời sống hằng ngày, thực thi các chủ trương “đời sống mới”, “sửa đổi lối làm việc”, “gia đình văn hoá”…. nhằm thay đổi cách sống, cách nghĩ, cách làm việc còn hạn chế đồng
thời xây dựng lối sống văn minh, tiến bộ.
Đấu tranh chống lại hiện tượng phi văn hoá, phản nhân văn, xây dựng
những mối quan hệ tốt đẹp
Người cho rằng cùng với việc tạo lập , xây dựng những điều kiện thuận lợi cho phát triển con người toàn diện, cần phải kiên quyết đấu tranh với những gì phản tiến bộ, phản nhân văn đang cản trở bước đi của quá trình đó. Hồ Chí Minh xác định: “Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựngchủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”[52, Tr. 647].
Kẻ thù của nền văn hoá mới phải kiên quyết chiến đấu và chống lại là: “Chủ nghĩa
xã hội và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ… Loại địch thứ ba là
39
chủ nghĩa cá nhân…. Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia”[51, Tr. 602]. Tiêu
diệt được loại địch thứ hai và thứ ba, văn hoá mới sẽ góp phần to lớn, tạo ra môi trường thuận lợi có tính nhân văn cao để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam.
Cùng với việc tích cực đấu tranh chống lại những tác hại của tàn dư văn hoá cũ, vai trò của văn hoá mới ở chỗ góp phần to lớn vào việc xây dựng những mối quan hệ xã hội mới giàu tính nhân văn. Để làm được điều đó, theo Hồ Chí Minh, trước hết văn hoá phải tham gia tích cực vào việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng mối quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Bàn về vấn đề này, Người viết: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những hạ tầng cơ sở của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều kiện để phát triển được. Vì vậy, để có một môi trường văn hoá tốt đẹp với những quan hệ xã hội mới, thấm nhuần tính nhân văn thì nhất phải xây dựng quan hệ sản xuất mới chủ nghĩa xã hội. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng mà nhân dân ta cần phải hoàn thành để mở đường cho việc sáng tạo xã hội mới, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Người chủ trương, văn hoá mới phải tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và tạo lập ra quan hệ xã hội mới, tạo ra môi trường văn hoá cao, khuyến khích, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các cá nhân phấn đấu, vươn lên. Sự ra đời và phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ đã góp phần thúc đẩy nền văn hoá cách mạng , một mặt phát huy được vai trò của nó trong việc kiến tạo ra một xã hội mới giàu tình nhân văn, nhân bản.
Văn hoá là trình độ người trong các mối quan hệ xã hội. Đấu tranh để xây dựng , bảo vệ và phát triển những giá trị nhân văn trong mối quan hệ giữa con người với con người là nghĩa vụ thiêng liêng và sứ mệnh cao đẹp của nền văn hoá mới. Đây cũng là đóng góp quan trọng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa cho sự ra đời và phát triển toàn diện con người Việt Nam.
Văn hoá là mục tiêu phát triển nên phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để tạo dựng một nền tảng tinh thần cho xã hội, hướng sự phát triển kinh tế vì con người. Mục tiêu của sự phát triển không phải chỉ là sự gia
40
tăng của tổng sản phẩm xã hội bình quân đầu người, mà còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong sự kết hợp hài hoà giữ điều kiện vật chất và tinh thần; giữ mức sống cao và lối sống đẹp; không chỉ cho một ít người mà cho tất cả mọi người, không chỉ cho hôm nay và cho cả mai sau. Văn hoá trở thành mục tiêu phát triển. Bởi vì, sẽ không có phát triển kinh tế bền lâu, không có sự tiến bộ, không có hoà bình vững chắc nếu sự phát triển đó không nhằm duy trì và làm nở rộ những giá trị văn hoá tốt đẹp, được coi là nền tảng tinh thần của xã hội.
Văn hoá không những là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển, vì văn hoá giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong lĩnh vực đời sống xã hội. Văn hoá có nhiệm vụ hướng con người vào những nhu cầu và lợi ích chính đáng để tạo thành động lực mạnh mẽ trong phát triển xã hội.
Văn hoá là mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự phát triển, đồng thời còn là hệ điều tiết của sự phát triển. Trước hết, văn hoá phải giữ vai trò hình thành, định hướng con đường phát triển cho quốc gia, dân tộc phù hợp với đặc điểm dân tộc và xu thế phát triển thời đại. Là hệ điều tiết của sự phát triển, văn hoá phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố chủ quan và khách quan, các điều kiện bên trong, bên ngoài, đảm bảo cho sự phát triển được hài hoà, cân đối và bền vững. Văn hoá định hướng cho sự phát triển theo con đường tiến đến mục tiêu không chỉ dân giàu, nước mạnh mà còn xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chính vì văn hoá có vai trò vừa là mục tiêu, vừa là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội lại là hệ điều tiết trong sự phát triển, nên chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến văn hoá trong quá trình phấn đấu thực hiện mục tiêu đã đề ra. Phát triển đất nước trên cơ sở coi văn hoá là nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực hệ điều tiết - đó là con đường phát triển bền vững.
Lịch sử phát triển văn hoá gắn liền với lịch sử phát triển lâu dài của loài người. Khi con người xuất hiện và tự khẳng định mình thì lịch sử văn hoá ra đời từ đó. So với lịch sử hình thành và phát triển của nó, thuật ngữ “văn hoá” ra đời muộn hơn nhiều chứ không phải một vài thế kỷ gần đây. Chúng ta đang sống trong thế kỷ của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức. Điều đó không đồng nghĩa với việc phủ
41
nhận vị trí của văn hoá trong tiến trình phát triển xã hội. Mặt khác, chính văn hoá còn là động lực để phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn nữa các nhân tố cấu thành xã hội văn minh, hiện đại. Phát triển văn hoá không còn là của riêng phương Đông hay phương Tây, nước này hay nước khác, mà nó trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại. Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hoá tốt đẹp, trong lịch sử cũng như trong hiện tại, các yếu tố đó tác động rất lớn đến sự phát triển đất nước. Tiếp thu những nhận thức quan trọng vai trò của văn hoá trong kho tàng tri thức nhân loại, lối sống đề cao văn hoá, đạo đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vị trí nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực phát triển của văn hoá. Văn hoá chính là yếu tố cốt lõi trong phát triển đất nước hài hoà, bền vững.
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mới với những thuận lợi và cả những thách thức mới. Trong bối cảnh đó chỉ có văn hoá mới có thể giải quyết các mâu