Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hộ

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 29)

Về cơ bản, xã hội bao gồm và hiện hữu hai nền tảng: Nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần. Nền tảng vật chất có thể bao gồm các yếu tố như nhà cửa, phương tiện đi lại, giao thông …., nói cách khác đó là các yếu tố kinh tế và nền tảng tinh thần không gì khác đó chính là các giá trị văn hoá. Hai bộ phận này bổ sung cho nhau, cùng phát triển và cùng thúc đẩy xã hội. Nhìn nhận nền tảng vật chất trong con người đó là sự đánh giá con người dưới góc độ sinh học. Cho nên, nếu không có nền tảng vật chất, con người không thể tồn tại như một sinh thể và nếu không có nền tảng tinh thần, con người không thể tồn tại như một nhân cách văn hoá.

Trong xã hội, bên cạnh giá trị vật chất, nền tảng vật chất phải có nền tảng tinh thần, có như vậy nó mới hình thành được tư tưởng cộng đồng, khiến cho các cá nhân không thể tồn tại rời rạc, đơn lẻ, hay tồn tại đơn thuần trên các mối quan hệ vật chất. Chính điều này đã đã tạo nên cho các hệ giá trị có sức mạnh ghê gớm, sức mạnh của hòn đá tảng văn hoá.

Nền tảng tinh thần chính là toàn bộ giá trị do một cộng đồng dân tộc, nhân loại sáng tạo ra, đúc kết lại tạo nên những bản sắc văn hoá riêng cho cộng đồng, dân tộc đó. Hơn thế, nó tạo ra tính nhân văn cho nhân loại, các yếu tố ấy được gìn giữ, đúc kết từ đời này sang đời khác, nó là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc đó hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, quốc gia đó hướng tới. Theo đó, nền tảng tư tưởng của dân tộc Việt Nam chính là những giá trị truyền thống do nhân dân ta sáng tạo ra trong hàng nghìn năm lịch sử, được gạn lọc, đúc kết tạo nên những nét riêng, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lưu giữ muôn đời, tạo ra một cốt cách Việt Nam không một dân tộc nào có thể nhầm lẫn được.

Trong khái niệm văn hoá, Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hoá là tổng hợp của

mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”[43, Tr. 458]. Văn hoá

ở đây không chỉ là sản phẩm tinh thần mà còn là sản phẩm vật chất. Quan điểm này cho thấy văn hoá là một mặt của đời sống xã hội - mặt nền tảng tinh thần, gắn bó

28

mật thiết với các mặt khác của xã hội - mặt nền tảng vật chất. Đối với con người, hai mặt này như hai chân cùng trên một cơ thể, không thể đứng vững nếu thiếu một trong hai. Nền tảng tinh thần theo tư tưởng của Người chính là tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, là đạo đức nhân văn, có lối sống nghĩa tình, thuỷ chung, có trước sau, biết trung, biết hiếu. Nó là giá trị đặc trưng cho dân tộc được chắt lọc, lưu giữ, truyền bá và phát triển trong hang nghìn năm lịch sử của dân tộc bao gồm: chính trị, đạo đức, pháp luật, văn học nghệ thuật, phong tục tập quan, lối sống…. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì khó có thể phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Vấn đề văn hoá được Người đề cập nhiều từ trong Cách mạng giải phóng dân tộc. Văn hoá được Người xác định là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hoá được đặt ngang hàng với các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đây chính là bốn vấn đề cốt lõi. Quan điểm này đã được Đảng ta chỉ ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991): “Xây dựng nền văn hoá mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp,

phong phú và đa dạng”[16, Tr. 14].

Văn hoá là nền tảng tinh thần, do vậy, nó luôn có sự tương tác với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Người viết: “Văn hoá - nghệ thuật cũng như mọi hoạt

động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”[47, Tr. 246].

Đây là một quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hoá đã được Hồ Chí Minh trang bị khá sớm cho các nhà văn hoá ngay sau cách mạng tháng Tám. Mặt khác, Người sớm vạch rõ vị trí của văn hoá đối với xã hội và ngược lại: Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy …. Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, văn nghệ cũng bị nô lệ, kìm hãm không thể phát triển được. Vậy nên, theo Hồ Chí Minh có bốn vấn đề quan hệ mật thiết, cùng tác động lẫn nhau: Chính trị, xã hội có giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng, chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển; Xây dựng kinh tế chính là để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá; Vì thế mà văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và

29

chính trị; văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

 Chính trị, xã hội có giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị

giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển

Khi cả đất nước và dân tộc còn bị nô lệ thì văn hoá cũng cùng chung một sô phận nô lệ, tuyệt đại bộ phận nhân dân bị đày đoạ trong vòng tăm tối, dốt nát. Có nhiều nhà yêu nước chủ chương trước hết phải khai dân trí, phải nâng cao trình độ của nhân dân, sau đó mới tính đến chuyện giành độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc. Đường lối cải lương đó đã hoàn toàn thất bại.

Khi chuẩn bị cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga, vấn đề về văn hoá cũng được đặt ra tương tự như vậy. Có người cho rằng cần phải nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân Nga lên trước, rồi sau mới làm cách mạng chính trị. Lênin đã trả lời: Tại sao không làm cách mạng chính trị trước để sau đó có điều kiện thuận lợi nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân Nga? Quan điểm của Lênin đã được thực tiễn cách mạng Tháng Mười Nga chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

Lãnh đạo nhân dân đi theo con đường vô sản, Hồ Chí Minh đã vạch ra một đường lối mới: phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, để giải phóng trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển.

Về vấn đề này, người đã viết: Xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh được. Người còn nhắc nhở: Xã hội thế nào, văn hoá thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được.

 Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Cùng với việc xác định bốn vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá đều phải coi trọng ngang nhau, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Từ đó Người nêu ra luận điểm phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây

30

dựng và phát triển văn hoá. Người viết: Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được.

“ Muốn tiến lên CNXH phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo vì thế kinh tế phải đi trước…Phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ta”[52, Tr. 470].

 Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn

hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã khẳng đinh: “Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”[47.246]. Quan điểm này của người đã định hướng cho

mọi hoạt động khác, động viên giới văn hoá văn nghệ đi vào kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, tạo nên một

phong trào văn hoá kháng chiến sôi động chưa từng thấy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn hoá không đứng ngoài mà nằm trong công cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Cuộc kháng chiến đã trở thành một cuộc kháng chiến không thể thiếu văn hoá. Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh cũng định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới của nước ta trong suốt hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay.

Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, ðiều này có nghĩa là văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị, như một động lực hết sức quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người đã chỉ rõ: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ…cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [50,

31

Cũng phải thấy rằng, văn hoá ở trong chính trị và kinh tế cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá, điều mà CNXH cũng như thời đại đang đòi hỏi. Văn hoá sẽ càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế và chính trị. Trong thời kỳ hiện nay, Đảng ta xác định văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng là theo tinh thần đó.

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 29)