Tình hình thế giới thế kỉ

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 44)

Văn hoá là sản phẩm hoạt động của con người, cộng đồng, dân tộc và toàn nhân loại. Đi vào thế kỉ XXI, cùng với vấn đề giáo dục, vấn đề con người, nổi lên trên đó là vấn đề văn hoá, vấn đề phát triển xã hội bền vững trong đó mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển xã hội trở thành cốt lõi. Cũng có thể nói ngược lại, cùng với văn hoá, vấn đề con người cũng được nổi lên và thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt. Vấn đề văn hoá và con người gắn bó máu thịt với nhau, như thế vấn đề nhân lực với phát triển xã hội nói chung. Liên hợp quốc đã tổ chức “Thập kỉ văn hoá vì sự phát triển” (1987-1997). Đại hội đồng của UNESCO đề xuất ý tưởng xây

dựng nền văn hoá hoà bình và năm 2000 là năm quốc tế hoà bình, năm 2001 đến 2010 là thập kỉ hoà b́nh và không dùng vũ lực với trẻ em.

Tổng kết văn hoá vì phát triển, Uỷ ban thế giới về văn hoá và sự phát triển đã đưa ra báo cáo lấy tên là “Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta” (1996), khẳng định sự mong muốn có sự kết hợp hài hoà của các giá trị chung của văn hoá nhân loại “của đạo lí toàn cầu” như: Tính người, tình người, lòng bao dung độ lượng, tinh thần vì hoà bình, hợp tác, hữu nghị với các giá trị văn hoá của dân tộc. Toàn cầu hoá phải đảm bảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của quốc gia, tạo lập cơ hội để cùng nhau phát triển bền vững hài hoà, khẳng định bản sắc riêng trong đa dạng phát triển. Văn hoá trong thế kỉ này phải tăng cường sứ mệnh, phải phục vụ vì sự phát triển của con người, vì một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng văn minh. Hơn thế,

“dùng văn hoá làm phương tiện chống lại sự lộn xộn của hệ thống toàn cầu, là vật bảo vệ và là nơi ẩn náu” của các nền văn hoá dân tộc. Văn hoá bên cạnh trở thành

động lực phải điều tiết sự phát triển của kinh tế xã hội, lấy phát triển con người bền vững, toàn diện làm mục tiêu trung tâm.

43

Trong một vài thập kỉ tới, tuy ít có thể xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, sự hợp tác và cùng nhau phát triển sẽ là một xu thế lớn, phản ánh sự đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc và nhưng xu thế phát triển chung. Hy vọng với những nỗ lực của con người và văn hoá, cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới.

Chính vì vậy, nhiều nhà văn hoá, nhà nghiên cứu văn hoá vẫn kiên định bảo vệ các nền hoá của các dân tộc trên cơ sở gia tăng cái chung trong văn hoá nhân loại. Liên hợp quốc đã lấy năm 2001 là năm đối thoại giữa các nền văn minh. Ngày 5- 9- 2011 Hội nghị nguyên thủ các quốc gia thành viên liên hợp quốc họp tại New York cùng nhau trao đổi quan điểm và kinh nghiệm xây dựng một thế giới hoà bình trên cơ sở kiên định tư tưởng, khoan dung, đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và cùng cam kết thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc, khu vực hoá ngày càng gia tăng trên cơ sở công nhận sự đa dạng của các nền văn hoá cùng tồn tại trong các giá trị toàn cầu. Đây chính là một nội dung giáo dục nhân văn cho mọi người nhất là thế hệ trẻ trong thế kỉ XXI. Một lần nữa khẳng định tư tưởng chính thống của thời đại này là đối thoại hợp tác giữa các nền văn minh. Nhấn mạnh rằng toàn cầu hoá không phải là chỉ là quá trình kinh tế, tài chính, công nghệ mà còn nảy sinh biết bao thách thức nhân văn, vừa độc lập dân tộc, vừa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, vừa đề cao giá trị chung của loài người, vừa khẳng định tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc. Đó là con đường thúc đẩy các dân tộc, toàn nhân loại cùng tiến đến sự tiến bộ. Vì vậy, cần tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh, các nền văn hoá, tôn giáo, các truyền thống tâm linh.

Cần có phương pháp tiếp cận mới phù hợp với bối cảnh xu thế mới, xu thế thời đại và các nhiệm vụ cụ thể phát triển kinh tế - xã hội dân tộc. Đối thoại không chỉ là trao đổi sự hiểu biết lẫn nhau mà còn là sự giao lưu để cảm thông, cảm nhận các giá trị thẩm mĩ giữa các nền văn minh, văn hoá và hơn thế nữa. Như ở nước ta đã làm, còn tiếp biến văn hoá, nghĩa là trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc chúng ta

44

biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới. Ngày nay, những tư tưởng tiến bộ của loài người không thể chấp nhận được áp đặt về văn hoá của một dân tộc, cộng đồng này cho những cộng đồng, dân tộc khác, nhất là đối với âm mưu Tây hoá, Mỹ hoá hoặc Âu hoá như một số thành phần đang cổ động cho sự phản văn hoá của chúng.

 Những xu thế văn hoá trong thời đại ngày nay

Chúng ta đã bước sang một thập kỷ mới, thập kỷ thứ II trong thế kỷ XXI, thế kỷ của thông tin, công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới), tạo nên biết bao biến đổi sâu sắc to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật lên là vấn đề toàn cầu hoá, hội nhập và mở cửa, thời đại của kinh tế tri thức. Kinh tế đang được đánh giá cao có thể là cơ sở hạ tầng của một xã hội học tập (xã hội trí tuệ, xã hội thông tin). Đối mặt với những biến đổi xã hội khó lường, đồng thời loài người đầy hy vọng vào thế kỷ này sẽ là thế kỷ của văn hoá hoà bình, văn hoá bao dung, văn hoá hợp tác và phát triển với lòng mong muốn sẽ thực hiện được ước mơ dân chủ, tự do, công bằng hơn thế kỷ trước vừa hết sức coi trọng sự thống nhất các giá trị của nhân văn, nhân bản chung của loài người, vừa bảo tồn phát huy văn hoá, bản sắc dân tộc, tạo tính phong phú của văn hoá thế giới.

Xuất phát từ tình hình thế giới nói chung và tình hình văn hoá thế giới nói riêng, xu thế toàn cầu hoá và sự lên ngôi của kinh tế tri thức đã làm cho các nước nhích lại gần nhau hơn, phụ thuộc, ảnh hưởng chặt chẽ với nhau trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội. Do vậy, các xu hướng của phát triển văn hoá trong những thập niên đầu thế kỷ XXI được định hình khá rõ ràng, đó là những trào lưu cụ thể sau đây:

Một là, xu hướng đầu tư cho văn hoá để quảng bá con người

Cách phổ biến cho xu hướng này là việc đầu tư cho điện ảnh để quảng bá cho con người, trong đó, Mỹ là nước bắt đầu cho hình thức xâm lăng văn hoá này, sau đó lan rộng, lan nhanh đến các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhiều nước đã học cách của Mỹ để tận dụng cơ hội nhằm quảng bá cho hình ảnh dân tộc, con

45

người và đất nước mình. Điều đó chứng tỏ một xu hướng văn hoá đã được hình thành ở nhiều quốc gia về việc lấy văn hoá, trong đó có nền công nghiệp điện ảnh để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và dân tộc mình. Đó được cho là một biểu hiện văn hoá đầu tư cho con người. Điện ảnh Việt Nam tuy chưa được gọi là nền công nghiệp thực sự nhưng trong những năm gần đây, chúng ta đã cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh có chất lượng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh Việt Nam đẹp đẽ trong lòng bạn bè quốc tế.

Cách thứ hai, là việc đầu tư của một số nước giàu có vào con người ở quốc gia khác để quảng bá hình ảnh tốt đẹp về con người, đất nước mình. Đó chính là khuyến khích các tập đoàn kinh tế lập các quỹ văn hoá đầu tư vào nguồn vốn con người trong đó có chính sách cấp học bổng cho học sinh nước ngoài sang nước họ để học tập. Cách làm này được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước phát triển.

Cách thứ ba, đầu tư cho văn hoá để quảng bá hình ảnh con người thông qua các trung tâm văn hoá. Những năm gần đây, ở Việt Nam cũng xuất hiện những trung tâm văn hoá như trên: Viện Gớt – Liên bang Đức, Trung tâm văn hoá Pháp, Hàn Quốc, Trung tâm giao lưu văn hoá giáo dục Nhật Bản…. đồng thời các trung tâm hỗ hoạt động văn hoá của các nước chủ nhà, tăng cường hoạt động giao lưu hiểu biết lẫn nhau của các quốc gia.

Cách thứ tư, đầu tư cho các hoạt động thể dục thể thao được coi là một dạng văn hoá thể chất. Đây là một dạng thu hút đông đảo người tham gia, nhận được sự hưởng ứng của hầu hết quốc gia trên thế giới. Thông qua tinh thần chiến đấu và kết quả cuối cùng, những vận động viên đã đem đến cho các nước bạn hình ảnh chân thực về sức mạnh dân tộc, quốc gia đó. Như vây đầu tư cho hoạt động thể dục thể thao cũng là một hoạt động tích cực cho văn hoá.

Văn hoá vốn bao giờ cũng là nền tảng của xã hội, rõ ràng văn hoá đang cần một văn hoá khác, văn hoá cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện nhất của từng cá nhân, góp phần khẳng định sức mạnh đất nước, cộng đồng họ sinh sống. Song, sự phản ánh thiếu hiện thực đã dẫn đến sự nhận thức không chính xác về dân

46

tộc đó, thái độ phản cảm đối với những người tiếp nhận khiến cho mục tiêu của xu hướng này bị phản tác dụng.

Hai là, xu hướng tôn trọng sự đa dạng, đối thoại và cùng chung sống giữa các

nền văn hoá

Cuối thế kỷ XX, các nước tư bản, đứng đầu là Mỹ, đã triệt để thực thi chính sách tự do mới nhằm phá bỏ hàng rào thương mại, đẩy nhanh hơn toàn cầu hoá kinh tế. Theo đó, xuất hiện nhiều hình thức toàn cầu khác, trong đó có văn hoá. Văn hoá của nhiều dân tộc đứng trước nguy cơ bị đồng hoá trước sự xâm thực của các quốc gia có nền kinh tế mạnh. Để tránh nguy cơ đối đầu, xung đột giữa các nền văn hoá và tôn giáo, những người đứng đầu quốc gia trên thế giới đã họp Hội nghị Thượng đỉnh tại thủ đô Paris của Pháp để ra tuyên bố khẳng định trách nhiệm của các quốc gia trong việc hoạch định chính sách phát triển và quan hệ quốc tế phải tôn trọng sự đa dạng, lấy đối thoại và đa dạng giữa các nền văn hoá làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự hợp tác phát triển của các nước với nhau. Tháng 11- 2011, Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về sự đa dạng văn hoá ra đời và khẳng định đa dạng văn hoá là một động lực để phát triển, nhân tố đảm bảo cho thế giới phát triển bền vững, một khái niệm mới về văn hoá được đưa ra: Văn hoá phải được xem xét như một tập hợp những nét khác biệt về vật chất và tinh thần, về trí tuệ và cảm xúc, làm rõ nét một xã hội hay một nhóm người…. Ngoài nghệ thuật và thơ ca, văn hoá bao hàm những phong cách sống, cách sống chung, hệ thống các giá trị truyền thống và tín ngưỡng.

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, giao lưu văn hoá trở thành động lực của sự phát triển, tạo điều kiện cho các dân tộc xích lại gần nhau, học tập lẫn nhau, tăng thêm sự hiểu biết với nền văn hoá khác. Đồng thời mang lại nguy cơ đồng nhất hoá về hệ thống các giá trị, đe doạ, làm suy kiệt đến khả năng sáng tạo của các nền văn hoá – nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại. Do vậy, Tuyên ngôn Thế giới của UNESCO về đa dạng văn hoá và xu hướng tôn trọng sự đa dạng, giao lưu, cùng chung sống giữa các nền văn hoá là điều cần thiết, được quan tâm thực thi ở nhiều nước. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc các quốc

47

gia tuyên bố khẳng định sự cần thiết phải có chính sách giữ gìn và phát triển những sắc thái riêng, những đặc thù của mỗi dân tộc trên con đường hội nhập và phát triển.

Ba là, xu hướng văn hoá đề cao giá trị đạo đức xã hội và gia đình

Liên hợp Quốc đã đề xướng thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1987 - 1997) và tuyên bố năm 1994 là năm Quốc tế Gia đình, kêu gọi mọi người trên hành tinh thừa nhận vai trò của văn hoá đối với sự phát triển và cổ vũ cho các chuẩn mực đạo đức trong gia đình và xã hội. Gia đình với ý nghĩa hạt nhân của xã hội có vai trò duy trì văn hoá đạo đức của mỗi cộng đồng, góp phần xây dựng nền văn hoá, đạo đức cả xã hội.

Đối với các nước trên thế giới hiện nay, việc củng cố gia đình và các giá trị gia đình đang được chú ý, trong đó cho rằng gia đình là trụ cột, là hạt nhân của xã hội. Bên cạnh việc đề cao giá trị đạo đức là văn hoá truyền thống trong gia đình. Gia đình được coi là nền tảng cho một xã hội ổn định và phát triển. Năm 2007, Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố năm 2008 là năm gia đình tại Liên bang Nga. Nhà nước Việt Nam lấy ngày 28 - 6 là ngày gia đình Việt Nam. Như vậy, vai trò của gia đình trong xã hội luôn được đề cao. Do đó, nghiên cứu về gia đình cần nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trò của gia đình luôn là vấn đề đặt ra thường xuyên với chúng ta. Gia đình luôn tồn tại với những giá trị quan trọng: yếu tố đạo đức, sự bền vững. Do vậy, muốn phát triển văn hoá và đạo đức xã hội phải gắn với phát triển văn hoá đạo đức gia đình là một nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá đạo đức gia đình bên cạnh những yếu tố tích cực nó còn thể hiện những hạn chế, lạc hậu như: thói gia trưởng, trọng nam kinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy …. Đi ngược lại với tiến bộ xã hội, không phát huy được vai trò thực sự của văn hoá gia đình.

Bốn là, xu hướng văn hoá đề cao lối sống chậm

Xét đến cùng, văn hoá phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Sự tăng tốc của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá cũng làm cho con người bị cuốn vào vòng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp. Phải bằng

48

mọi cách, kiếm nhà, kiếm nhiều tiền để đáp ứng nhu cầu của xã hội tiêu dùng. Áp lực công việc gây ra nhiều hội chứng stress. Đời sống nghẹt thở ở đô thị, mặt trái của xã hội công nghiệp, của xã hội đồng tiền gây ra không ít những bi kịch.

Trước thực trạng trên, những “thành phố chậm”, “Hiệp hội sống chậm” ra

đời ở nhiều quốc gia, tạo thành những phong trào sống chậm và “sống chậm” là

sống một cách an toàn, thư thái được cho là một trong những quyền của con người, qua đó con người nhận thức được giá trị cuộc sống tĩnh lặng. Phong trào đi bộ, đi xe đạp, tập Yoga, thiền … được hưởng ứng như một lối sống tích cực, lành mạnh. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến mặt trái của nó, khiến con người kém năng động,

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)