Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển đất nước

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 56)

2.2.1. Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển đất nước triển đất nước

Trên nền tảng văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phát huy truyền thống ấy, chắt lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định đúng đắn về văn hoá, vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất nước. Quan điểm văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, mục tiêu, động lực sự phát triển là quan điểm thể hiện quá trình tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là quá trình nhận thức với những bước chuyển quan trọng, gắn bó với nội dung của các kỳ Đại hội Đảng, những chỉ thị, Nghị quyết mà Đảng ban hành.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xác định mục đích của cuộc cách mạng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người gắn với xây dựng một nền văn hoá của dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc làm hồi sinh các giá trị văn hoá, thúc đẩy văn hoá dân tộc phát triển. Đó là văn hoá yêu nước, một nền văn hoá tiến bộ và giàu giá trị nhân văn, văn hoá vì con người. Sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Tư tưởng đó được Chủ tịch

55

Hồ Chí Minh đúc kết trong khẩu hiệu “kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến”. Văn hoá phải có tính chiến đấu, bởi văn hoá là một trong ba mặt trận

quan trọng đối với vận mệnh dân tộc, đó là kinh tế - chính trị - văn hoá. Ba mặt trận này có mối quan hệ tương tác và quyết định lẫn nhau, liên kết với nhau tạo thành động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng.

Bản “Đề cương văn hoá” của Đảng năm 1943 có nội dung cơ bản là xác định con đường xây dựng văn hoá mới của Việt Nam trong bối cảnh đất nước lầm than, dân tộc Việt Nam chịu cảnh “một cổ hai tròng” áp bức. Đây là văn kiện phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển đất nước, thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nền văn hoá với ba đặc trưng: dân tộc, khoa học và đại chúng. Đó chính là nguyên tắc, phương châm để xây dựng nền văn hoá của thời đại tương lai. Nền văn hoá phải đáp ứng yêu cầu của thời đại là đấu tranh giải phóng dân tộc và đưa văn hoá trở về cội nguồn, văn hoá phải có nhiệm vụ làm sống dậy các giá trị truyền thống của dân tộc. Nền văn hoá ấy phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, bởi như Hồ Chí Minh xác định “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cho nên, văn hoá phải “soi đường cho quốc dân đi”. Văn hoá được xác định vai trò là làm cho con người nâng cao nhận thức để xây dựng một đời sống văn hoá, xây dựng một nền văn hoá của toàn dân, lôi cuốn sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó văn nghệ sĩ phải là nòng cốt, phải là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Như vậy, ngay trong cách mạng tháng Tám, Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của văn hoá đối với sự nghiệp giành độc lập của dân tộc trên các phương diện: nâng cao nhận thức cho con người, phát huy được tinh thần đoàn kết, độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước. “Văn hoá soi đường cho quốc

dân” là một luận điểm đặc sắc của Người nhấn mạnh đến vai trò là động lực, tính

định hướng của văn hoá. Nhận thức được mối quan hệ, tác động của văn hoá với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người đã hướng tới xây dựng một nền văn hoá dân tộc bao gồm các nội dung về tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị, kinh tế. Với chủ trương này, Đảng và Hồ Chí Minh đã tạo dựng được sức mạnh tinh thần to lớn cũng

56

như lực lượng vật chất để làm nên cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, vẻ vang.

Tại Đại hội văn hoá Toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, Hồ Chí Minh đã xác định trọng trách của một nền văn hoá mới; văn hoá phải nằm trong kinh tế và chính trị, nhìn nhận văn hoá một cách toàn diện và hướng tới sự phấn đấu của con người tới ba mục tiêu cao cả: chiến đấu, học tập và lao động vì tự do và hạnh phúc của chính mình. Như vậy, từ nhìn nhận vai trò của văn hoá một cách chung chung, Người đã chỉ ra nhiệm vụ của văn hoá một cách cụ thể, trọng tâm là xây dựng con người có trí tuệ, đạo đức, lý tưởng mà bao trùm là chủ nghĩa yêu nước.

Tại Đại hội II (2-1951), trong Báo cáo chính trị, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định vị trí to lớn của văn hoá đối với cuộc kháng chiến của dân tộc và sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước. Nó được thể hiện trong việc Người yêu cầu xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người và cán bộ, phải xây dựng nền văn hoá mới khoa học, dân tộc và đại chúng. Có xây dựng được một nền văn hoá như thế, mới giáo dục, tuyên truyền, vận động được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng.

Tháng 3-1960, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ III. Tại Đại hội này, Đảng đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá, xác định nhiệm vụ tất yếu phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, đó là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng tư tưởng – văn hoá. Điều này một lần nữa khẳng định văn hoá có mỗi quan hệ biện chứng với kinh tế và chính trị. Đại hội đã cụ thể hoá quan điểm sâu sắc của Hồ Chí Minh. Yếu tố cơ bản nhất trong truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam theo Hồ Chí Minh chính là sức mạnh tinh thần, đó là lòng yêu nước, là lòng dũng cảm, cần cù sáng tạo, yêu lao động. Tinh thần sẽ làm nên sức mạnh, đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công. Đó là nhận thức bước đầu về vai trò vô cùng quan trọng của văn hoá: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, tương đồng với nền tảng vật chất là kinh tế sẽ tạo nên sự ổn định chính trị và phát triển xã hội .

57

Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1982) của Đảng tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, văn hoá thời kỳ này phải có hình thức dân tộc, mang tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc. Tuy nhiên, quan niệm đơn giản có nền kinh tế phát triển là có tất cả, coi trọng kinh tế, xem nhẹ văn hoá cũng như vai trò của nó đã khiến đất nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Không những kinh tế không phát triển mà kéo theo đó là sự xuông cấp nghiêm trọng của văn hoá đạo đức, giáo dục, …. Buộc chúng ta phải nhìn nhận lại tác động, vai trò to lớn của văn hoá đối với phát triển kinh tế, phát triển xã hội bền vững.

Bước đột phá trong quan điểm của Đảng về lĩnh vực văn hoá gắn liền với Đại hội VI (1986) - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới. Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm của Đảng về vai trò của văn hoá trong phát triển được nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu chủ quan và khách quan của sự phát triển xã hội. Đảng đã khẳng định vị trí quan trọng của văn hoá trong việc xây dựng nhân cách, xây dựng lối sống cho con người. Yếu tố tinh thần của văn hoá một lần nữa được nhấn mạnh, hạt nhân của văn hoá tinh thần chính là rèn luyện đạo đức cách mạng, Đảng đã cụ thể hoá quan ðiểm ấy bằng hàng loạt Nghị quyết và chỉ thị mang tính ðịnh hýớng cho quá trình phát huy hơn nữa vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất nước.

Đại hội VII (1991) của Đảng đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước lên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xác định rõ tính chất xã hội mà sự nghiệp văn hoá đang xây dựng là xã hội có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Đại hội này, lần đầu tiên, vị trí của văn hoá trong sự nghiệp đổi mới được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, là mục tiêu của CNXH. Đây chính là cơ sở quan trọng để tháng 7- 1998, tư duy lí luận về văn hoá của Đảng có bước phát triển toàn diện, mang tính đột phá dẫn tới sự ra đời của Nghị quyết mang tầm chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

58

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII diễn ra từ ngày 6-7 đến 16-7- 1998, đã ra Nghị quyết xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn đời sống, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nội dung của Nghị quyết đã được xã hội nhiệt tình hưởng ứng và tích cực thực hiện, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, tạo nên những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách văn hoá thời kỳ đổi mới thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã cho thấy văn hoá thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong của Đảng và nhà nước, có vai trò gắn kết chặt chẽ với lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết ra đời trở thành văn bản mang tính pháp lý, việc thể chế hoá Nghị quyết tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá phát triển sâu rộng, hiệu quả trên các mặt của đời sống xã hội, đóng góp vai trò nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ổn định. Văn hoá trở thành nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cuộc sống, để xây dựng đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hay nói cách khác, văn hoá trở thành nhân tố không thể thiếu trong mục tiêu phát triển đất nước bền vững, toàn diện.

Đại hội IX của Đảng (4- 2001) đặt ra việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong cùng nội dung phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Trên cơ sở nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 10 khoá IX xác định vai trò của văn hoá đối với sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định muốn phát huy vai trò của văn hoá, nhất thiết phải phát huy vai trò của văn hoá từ trong Đảng, tức là nâng cao văn hoá lãnh đạo trong Đảng. Đảng ta đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Vai trò của văn hoá được nhận định ngang hàng với kinh tế - với ý nghĩa là nền tảng vật chất, góp phần to lớn vào mục tiêu chung của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

59

Trong Đại hội X, nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá trong phát triển, Đảng ta nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn

hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế”[21, Tr. 106]. Lần đầu tiên, vai trò của văn hoá - nền tảng tinh

thần của xã hội thành một mục tiêu riêng, “độc lập” với giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vì văn hoá có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội mà vai trò cốt tuỷ là hệ tư tưởng. Vai trò này của văn hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong nhận thức cũng như trong hành động của các tổ chức, cá nhân vì mục tiêu tiến bộ xã hội.

Từ việc nhận thức tương đối đầy đủ vai trò của văn hoá trong phát triển, Đại hội IX xác định việc đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá đã được chỉ rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là “làm cho

văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ, độc hại” [20, Tr. 208]. Việc khẳng định vai trò của văn hoá là cần thiết,

bởi vì chỉ có thấm sâu vào tâm lý, vào toàn bộ đời sống con người và xã hội thì cái đẹp, cái giá trị của văn hoá mới được phát huy, văn hoá mới thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội.

Đại hội XI, nhận định về vai trò của văn hoá được đúc kết cô đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào các nội dung cụ thể. Văn hoá góp phần củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đinh hướng việc đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong cưới, việc tang, lễ hội…; cổ vũ việc triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

60

Một phần của tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)