Bối cảnh lịch sử trong nước vào những năm đầu thế kỷ XXI, sau gần ba mươi năm đổi mới nổi lên một số đặc điểm lớn tác động trực tiếp tới việc phát huy vai trò của văn hoá trong sự phát triển.
Trong quá trình đổi mới, đất nước đã thu được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, quan hệ quốc tế, tạo cho nước ta những tiềm năng, thế mạnh, vị thế mới để bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều dễ nhận thấy nhất là cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước ta còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, nguồn lực lao động. Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, phân công lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho văn hoá phát triển, mặt khác, nó sẽ khẳng định sâu sắc hơn vai trò của văn hoá đối với kinh tế nói riêng và với sự phát triển xã hội nói chung.
Tuy nhiên, đất nước đang phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức, thể hiện rõ nhất, tập trung nhất ở bốn nguy cơ: Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ “diễn biến hoà bình”; nguy cơ tham nhũng, quan liêu. Các nguy cơ này không những chưa được đẩy lùi, mà có những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây hậu quả trầm trọng hơn. Sự yếu kém trên một mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sự phát triển kinh tế, mặt khác nó làm xuất hiện thái độ coi nhẹ văn hoá đạo đức, văn hoá giáo dục, đề cao giá trị vật chất.
51
Việt Nam vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống của nhân dân còn thấp, cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ ngày càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đạt mục tiêu đó, Đảng đã nhấn mạnh đến việc đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực. Phát triển vai trò văn hoá và phát triển vai trò của con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Trong đó, phải kể đến vai trò của giáo dục văn hoá, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát huy sức mạnh văn hoá dân tộc, vai trò của văn hoá trong việc xây dựng môi trường văn hoá.
Trong những điều kiện hiện nay, để Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước xung quanh và vượt lên, rất cần một sự đột phá quyết liệt, bắt đầu từ một chủ thuyết, một về bản chất, không thể phủ nhận, thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ là sự bổ sung, hoàn thiện và phát triển nền tảng tư tưởng mà xã hội ta đang có, nghĩa là chủ thuyết mới không tách rời con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn - Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn hoàn thiện con đường ấy phải không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của mình. Đây là một công việc vô cùng nặng nề, lâu dài, phức tạp, cho nên Đảng cần trang bị cho mình một trí tuệ lớn, một bản lĩnh lớn và phẩm chất đạo đức trong sáng. Chỉ có phát huy vai trò của văn hoá, Đảng mới củng cố được những tố chất đó và vận dụng có hiệu quả nhất vào công tác lãnh đạo hiện nay.
Vào những năm đầu thế kỷ XXI, trước sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và sự nổi lên của kinh tế tri thức đã làm cho các nước trên thế giới xích lại gần nhau, phụ thuôc, ảnh hưởng chặt chẽ hơn với nhau trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, xã hội. Không nằm ngoài xu thế phát triển đó của thời đại, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào các mặt của đời sống, trong đó có văn hoá. Do vậy, các xu hướng trào lưu của văn hoá lớn
52
trên thế giới cũng tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hoá Việt Nam. Mặt tích cực của nó là biểu hiện ở sự tăng cường hợp tác trao đổi, xích lại gần nhau, mở mang hiểu biết về những chân trời văn hoá, mở rộng về trao đổi kiến thức, phát minh khoa học, phân công lao động. Cụ thể:
Trong xu hướng tôn trọng sự đa dạng, đối thoại cùng sống chung giữa các nền văn hoá. Đối với Việt Nam, việc gia nhập ASEAN từ tháng 7 -1995 đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực hợp tác của hiệp hội, góp phần việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, đem lại môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng được mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định góp phần xây dựng cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN thống nhất trong đa dạng. Việc hợp tác ngày càng chặt chẽ và sâu rộng của các nước ASEAN cho thấy xu hướng tôn trọng sự đa dạng, đối thoại và cùng chung sống giữa các nền văn hoá ngày càng phát triển. Sự đa dạng văn hoá là cần thiết cho sự phát triển nhân loại, thậm chí nó còn là một kho tàng quý báu. Nhưng đa dạng phải giữ được cốt cách và đặc tính của văn hoá dân tộc. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, toàn cầu hoá sẽ làm phá vỡ các biên giới dân tộc, khu vực và truyền thống.
Trong dân cư các nước đang phát triển, kém phát triển, đang xuất hiện sự sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng, vị kỷ. Mặt trái toàn cầu hoá và cơ chế thị trường ở Việt Nam đã làm cho xuất hiện những trường hợp vì lợi ích cá nhân mà trà đạp lên những mối quan hệ: anh em, đồng nghiệp, vợ chồng…. làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự gắn kết trong cộng đồng, gia đình. Lối sống ăn bám, hưởng thụ đã được hình thành, đặc biệt là trong tầng lớp thanh thiếu niên. Sự phát triển nhảy vọt của khoa học – công nghệ làm cho sản xuất phát triển kéo theo là quyền lực, của cải, sở hữu nhưng không làm cho tinh thần đặc biệt là tinh thần của giới trẻ có sự tương ứng và các giá trị nhân
53
đạo phổ biến là cái gắn bó loài người thành một khối vững chắc từ buổi bình minh trong lịch sử.
Thực tế ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới cho thấy, thang giá trị đạo đức đang có sự thay đổi; thậm chí bị đảo lộn, gồm cả tích cực và tiêu cực. Dưới sự tác động của xu hướng đề cao giá trị đạo đức xã hội và gia định, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cần được khẳng định lại và phát triển trong điều kiện mới: lòng yêu nước, lòng nhân ái, ý thức đoàn kết cộng đồng, lòng vị tha, tính trung thực, tinh thần ham học hỏi, lễ độ, khiêm tốn. Bên cạnh đó, cần giữ gìn, trân trọng và bổ sung nội dung mới được hình thành trong cách mạng dân tộc dân chủ, một số phẩm chất cá nhân có xu hướng được coi trọng và ngày càng được đề cao trong công cuộc đổi mới đất nước: tự lập, tự trọng, sáng tạo …. Tuy nhiên, không thể phủ nhận mặt trái của xu thế này ở nước ta. Đó là sự xuất hiện của thái độ đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ đổi mới, xem nhẹ các giá trị hiện đại, mặt nữa là thái độ hư vô, phủ nhận mọi giá trị cũ, xa dần những giá trị cũ, dẫn đánh mất mình, bản sắc dân tộc mình.
Đặc điểm tình hình và những xu thế văn hoá trên thế giới một mặt đã tác động tích cực tới việc hình thành những đợt sóng văn hoá tiến bộ vào nước ta, thay đổi thói quen cũ kỹ, lạc hậu của chế độ phong kiến còn sót lại, tìm được tiếng nói chung với văn hoá nhân loại, tạo điều kiện giao lưu văn hoá, kinh tế, chính trị với các quốc gia trên thế giới, trong khu vực. Tuy nhiên, những xu hướng đó chủ yếu hình thành và phát triển ở phương Tây, ảnh hưởng của dân chủ phương Tây ở phương thức sống và quan niệm giá trị; nó tạo ra nguy cơ đồng nhất hoá các giá trị và tiêu chuẩn, đe doạ và làm suy kiệt khả năng sáng tạo của nền văn hoá. Văn hoá Việt Nam cần phải phát huy vai trò của mình hơn nữa trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, để văn hoá dân tộc trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển đất nước, yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững.
Đảng Cộng sản Việt Nam tập trung trí tuệ, công sức bàn và ra Nghị quyết xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy vai trò của văn hoá đối với công cuộc công nhiệp hoá, hiện đại hoá. Nghĩa là
54
phải tiến hành cách mạng trên lĩnh vực phát huy vai trò của văn hoá. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rường cột, vừa cấp bách, vừa lâu dài để dòng văn hoá chủ lưu xã hội chủ nghĩa, chiếm được vị trí thống trị. Cách mạng trên lĩnh vực văn hoá là một quá trình đổi mới sâu sắc bao gồm bảo vệ, chấn hưng, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp của văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người cách mạng trên lĩnh vực văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá là phải chống lại tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, lai căng trái với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là làm cho văn hoá phát huy được vai trò nền tảng tinh thần xã hội của mình. Để làm được những điều đó, sự lãnh đạo của Đảng ta đóng vai trò cực kỳ quan trọng.