Lý do áp dụng bộ câu hỏi SGRQ để đo l−ờng CLCS-SK ở bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi St.George''''''''s đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh giãn phế quản tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai (Trang 58)

nhân giãn phế quản

Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài n−ớc, chúng tôi thấy các tác giả đã sử dụng bộ câu hỏi SGRQ để đánh giá CLCS - SK cho những bệnh nhân bị bệnh hô hấp mạn tính đều cho kết quả tốt. Tại Việt Nam, ở hai miền Nam và Bắc, bộ câu hỏi SGRQ đã đ−ợc sử dụng để đánh giá chất l−ợng cuộc sống cho BPTNMT cũng cho kết quả t−ơng tự. Tuy nhiên, giãn phế quản là một trong những bệnh phổi mạn tính có tỷ lệ rối loạn thông khí tắc nghẽn cao khoảng 50% số tr−ờng hợp, vì vậy việc áp dụng bộ câu hỏi SGRQ cho nghiên cứu này là phù hợp, xong khi bắt tay vào nghiên cứu, điều đầu tiên chúng tôi quan tâm là khả năng chấp nhận thang đo SGRQ và tính thân thiện của nó, qua nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy bản dịch tiếng việt của thang đo SGRQ phù hợp với văn hoá Việt Nam, đã đ−ợc tác giả Jones PW kiểm định và cho phép sử dụng. Đồng thời, cũng qua việc thử nghiệm nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, bảng câu hỏi đã đ−ợc sửa chữa hoàn chỉnh, đảm bảo tính giá trị của các số liệu thu thập. Các câu hỏi trong thang đo rất dễ hiểu, từ ngữ đơn giản, phù hợp với đối t−ợng nghiên cứu đa phần là lớn tuổi [12], [16], [19].

4.2.2. Tần suất xuất hiện các triệu chứng hô hấp trong năm qua

Trên thực tế, các thầy thuốc lâm sàng muốn đánh giá mức độ xuất hiện các triệu chứng hô hấp trong năm qua, chỉ cần hỏi bệnh nhân, cũng có thể đánh giá kết quả một cách tổng thể song để đánh giá một cách chi tiết về mức độ xuất hiện các triệu chứng hô hấp, chúng tôi đã dùng bộ câu hỏi St. GEORGES để đo l−ờng cho lĩnh vực này. Có thể nói thang đo SGRQ là một thang đo chuyên biệt, có thể áp dụng cho bệnh nhân giãn phế quản, đây là công cụ duy nhất hiện nay đo đ−ợc mức độ xuất hiện của các triệu chứng hô hấp cũng nh− số lần bị nguy hiểm và những ảnh h−ởng mà bệnh phổi đã gây ra cho ng−ời bệnh trong năm qua.Tuy nhiên việc thăm khám lâm sàng hàng ngày của các thầy thuốc đã có đề cập một phần đến CLCS-SK thông qua các câu hỏi về mức độ cải thiện triệu chứng, các triệu chứng mới xuất hiện, đây là những câu hỏi không đ−ợc thiết kế để tính thành điểm số và không giúp so sánh hiệu quả điều trị hay gánh nặng bệnh tật giữa các nhóm bệnh nhân.Với việc ra đời của các thang đo SGRQ, những nh−ợc điểm này đã đ−ợc giải quyết. Đo l−ờng CLCS-SK trong bệnh giãn phế quản là ph−ơng pháp định l−ợng duy nhất, chuẩn và khách quan về ảnh h−ởng của bệnh tật đến đời sống và tình trạng sức khỏe của ng−ời bệnh [16], [24], [26], [47].

Mức độ xuất hiện các triệu chứng hô hấp rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Có bệnh nhân chỉ có một triệu chứng, song hầu hết họ th−ờng có nhiều triệu chứng ở cùng thời điểm.

Khi chúng tôi khảo sát về tần suất xuất hiện các triệu chứng ho trong năm qua, có 40% bệnh nhân chỉ ho khi bị nhiễm trùng hô hấp, 32% ho nhiều ngày trong tuần, 15% ho vài ngày trong tuần. Kết quả này cho thấy ho là triệu chứng th−ờng gặp của bệnh giãn phế quản và chính triệu chứng ho này đã ảnh h−ởng rất nhiều đến chất l−ợng cuộc sống của ng−ời bệnh, ví

dụ ho làm cho bệnh nhân mệt mỏi, ho làm bệnh nhân khó chịu, ho làm bệnh nhân ngủ không ngon giấc về đêm, ho làm bệnh nhân đau ngực. Để nâng cao chất l−ợng cuộc sống cho ng−ời bệnh thì ho cũng là triệu chứng cần đ−ợc giải quyết.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy khạc đờm “nhiều ngày trong tuần” chiếm tỷ lệ khá cao 40%, kế tiếp 30% bệnh nhân bị khạc đờm khi nhiễm trùng hô hấp, 17,5% bệnh nhân bị ho vài ngày trong tuần. Nh− vậy khạc đờm cũng là một trong những triệu chứng gây nhiều bất tiện cho ng−ời bệnh đặc biệt ở những chỗ đông ng−ời. Nh− vậy, để hạn chế đ−ợc tỷ lệ bệnh nhân ho khạc, nhằm cải thiện chất l−ợng cuộc sống cho ng−ời bệnh, chỉ có cách tốt nhất làm sao để giảm đ−ợc những đợt bội nhiễm của căn bệnh này, đây cũng chính là mục tiêu của điều trị, song ng−ời bệnh chủ yếu lại là những ng−ời dân lao động và những ng−ời có điều kiện kinh tế còn nghèo, sự hiểu biết về bệnh tật còn ít nên khi bị nhiễm trùng hô hấp cũng ch−a chắc họ đã đến viện hoặc đi khám bác sĩ để đ−ợc t− vấn và điều trị. Bên cạnh mức độ xuất hiện các triệu chứng hô hấp là mức độ nguy hiểm của bệnh phổi, chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân “không bị nguy hiểm lần nào” chiếm tỷ lệ là 48% và bị nguy hiểm hai lần vì bệnh phổi trong năm chiếm 29%, “một lần” là 20%, “3 lần” chiếm tỷ lệ thấp nhất: 3%. Nh− vậy, trung bình mỗi năm có 29% bệnh nhân bị bệnh phổi đe doạ đến tính mạng hai lần, tỷ lệ này còn khá cao, để giảm tỷ lệ này chúng tôi thiết nghĩ cần t− vấn cách phòng và điều trị bệnh giãn phế quản để giảm bớt sự lo lắng vì bệnh tật nhằm nâng cao chất l−ợng cuộc sống cho ng−ời bệnh.

Hiện nay chúng tôi ch−a tìm thấy đánh giá nào đo l−ờng về 2 đặc điểm trên do vậy khó có thể đ−a ra các nhận định và so sánh. Hy vọng trong t−ơng lai gần sẽ xuất hiện nhiều nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi ST.GEORGES đối với bệnh giãn phế quản và lúc ấy việc đối chiếu và so sánh sẽ thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi St.George''''''''s đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh giãn phế quản tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)