Chụp cắt lớp vi tính là ph−ơng pháp chụp cắt ngang với bề dầy lớp cắt mỏng xung quanh 1 mm cho thấy rõ đ−ợc các vùng phế quản bị giãn và các tổn th−ơng phổi kèm theo. Với chế độ cửa sổ tỷ trọng, có thể thấy đ−ợc các cấu trúc riêng của từng bộ phận. Ví dụ, với cửa sổ nhu mô, thấy đ−ợc
các tổn th−ơng ở nhu mô phổi, tình trạng GPQ, còn với cửa sổ trung thất cho phép xem đ−ợc chi tiết các thành phần khác nh− buồng tim, hạch trung thất, x−ơng s−ờn, cột sống. Đối với giãn phế quản thì kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải cao (lớp mỏmg 1mm) cho hình ảnh rõ nét hơn và chính xác so với chụp cắt lớp vi tính th−ờng quy [21], [22], [35], [38].
Theo Nguyễn Việt Cồ (1974) [69], [70] gặp 20,9% tổn th−ơng lan tràn cả 2 phổi. Phạm Tiến Thịnh (1985), phát hiện đ−ợc 40,2% bệnh nhân có giãn phế quản cả 2 bên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị giãn phế quản cả 2 bên chiếm tỷ lệ khá cao 71%, trong khi đó GPQ 1 bên: 29% (Biểu đồ 4). Sở dĩ số bệnh nhân bị tổn th−ơng 2 bên phổi cao nh− vậy là do tính −u việt của kỹ thuật chụp CLVT độ phân giải cao nên việc chẩn đoán xác định chính xác hơn các kỹ thuật chụp CLVT th−ờng quy. Theo đánh giá của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân có mức độ lan rộng của tổn th−ơng trên phim CLVT càng rộng thì CLCS - SK càng kém. Trên thực tế hậu quả của mức độ lan tràn tổn th−ơng phế quản - phổi trên phim CLVT đến chất l−ợng cuộc sống của ng−ời bệnh đã đ−ợc ghi nhận bằng mối liên quan với điểm St Georges đánh giá CLCS - SK ở cả 3 lĩnh vực: tần xuất và độ nặng của triệu chứng hô hấp, hoạt động thể chất gây ra khó thở và ảnh h−ởng tới việc làm của ng−ời bệnh ở cả tr−ớc và sau điều trị (Bảng 3.14; 3.15 ; 3.16). Đặc điểm này cũng phù hợp với y văn đã ghi mức độ tổn th−ơng phổi - phế quản càng rộng thì tình trạng sức khoẻ càng kém.