Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty thông qua các chỉ số

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐƯỜNG TRANSMECO (Trang 30)

Bảng 2.6: Bảng số liệu 1

(Đơn vị tính: VND)

Tài sản Nguồn vốn

Tiền 1.084.884.209 Nợ ngắn hạn 725.475.283

Khoản phải thu 3.528.503.041 Vốn chủ sở hữu 7.204.807.418

Tồn kho 2.513.271.131

TSNH khác 62.839.628

TSCĐ 740.784.892

Tổng tài sản 7.930.282.701 Tổng nguồn vốn 7.930.282.701

(Nguồn: “ Báo cáo tài chính năm 2011”)

VLĐR = (1.084.884.209 + 3.528.503.041 + 2.513.271.131 + 62.839.628) – 725.475.283

= 6.464.022.526

Hệ số này dương chứng tỏ toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Công ty có đủ vốn dài hạn để tài trợ cho TSDH và còn thừa để tài trợ cho các nhu cần ngắn hạn. Vì vậy có thể thấy công ty có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn

• Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán:

• Hệ số thanh toán ngắn hạn: (CR)

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn CR= 7.189.497.809 / 725.475.283 = 9,9

Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ rằng TSNH có thể thanh toán được hết cho NHN. Tuy nhiên đứng trên phương diện một doanh nghiệp, hệ số này quá cao chỉ ra việc sử dụng tiền vào các TSNH không hiệu quả, cụ thể ở có quá nhiều các khoản phải thu và nhiều hàng tồn kho. Nhưng bên cạnh đó, CR cao cũng là do nợ ngắn hạn nhỏ hơn rất nhiều lần so với tài sản ngắn hạn của công ty.

Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ của công ty là rất tốt, công ty có thể trả nợ khi đến hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay vay từ chỗ khác để bù vào phần phải trả ngay

• Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động:

Bảng 2.7: Bảng số liệu 2

(đơn vị: VND)

Chỉ tiêu

Giá vốn hàng bán 86.821.886.921 Doanh thu thuần 93.380.051.452 Lợi nhuận ròng 1.325.322.218 Tổng tài sản 7.930.282.701

(Nguồn: “ Báo cáo tài chính năm 2011” – Công ty TNHH MTV Nhựa đường Transmeco)

• Chỉ số đánh giá cơ cấu vốn:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng / Doanh thu

• 1.325.322.218 / 93.380.051.452 = 0,0142 = 1.42%

Một đồng doanh thu thu về tạo ra 0,0142 đồng lợi nhuận cho công ty. Chỉ số này năm 2010 thấp hơn của năm 2009 là 0,015 do năm 2009 đạt sản lượng cao hơn năm 2010 dẫn đến cả doanh thu và lợi nhuận ròng cũng đều cao hơn

• Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

• 1.325.322.218 / 7.930.282.701 = 0,1671 = 16,71%

Vào năm 2011, công ty bỏ ra 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra được 0,1671 đồng lợi nhuận. Hiện tại, công ty đang thực hiện lấy lãi nhanh vì tỷ suất lợi nhuận không cao, trong khi đó vòng quay tài sản lại rất cao. Nếu tr ường hợp công ty muốn lãi nhiều thì tỷ suất lợi nhuận phải đẩy lên còn chỉ số vòng quay tài sản giảm xuống.

Trong năm 2011, giá bình quân của nhựa đường tăng lên đến 14 triệu VND / Tấn, vì những lý do khách quan sản lượng của công ty giảm mạnh kéo theo giảm cả về doanh thu và lợi nhuận. Nhưng nhìn chung, công ty kinh doanh có hiệu quả, mặc dù doanh thu hay lợi nhuận trong năm 2011 có giảm hơn so với năm trước nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Nhưng nếu trong thời gian tới, công ty không có đầu tư thêm vốn hoặc đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh thì những chỉ số vừa nêu trên sẽ còn giảm mạnh nữa dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ trong công ty.

2.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%)

Sản lượng (tấn) 8.000 7.268 90.85% Doanh thu (Triệu đồng) 93.000 116.356 125% Lợi nhuận (Triệu đồng) 1.500 1.816 121,1%

(Nguồn: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012”)

2.3.3.1. Đặc điểm tình hình năm

• Những tháng đầu năm, do giá dầu và giá nhựa đường trên thế giới tăng cao, giá nhựa đường trong nước được công ty đẩy tăng dần vào tháng 4 và cao

nhất và tháng 5, trong khi hàng nhập về vẫn giá cũ

• Nối tiếp đà tăng từ cuối năm 2011, tỷ giá tiếp tục tăng cao trong những tháng đầu năm, có lúc lên tới 21.400 VND/USD. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng liên tục tăng từ mức 17,5% đến mực 20,5% vào cuối tháng 6, điều này gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn Ngân hàng và giải ngân

• Trong những tháng cuối năm, tỷ giá đô và lãi suất ngân hàng không có nhiều đột biến và có xu hướng giảm, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu

• Nền kinh tế Việt nam trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn, Nhà nước chủ trương cắt giảm đầu tư công, nhiều dự án xây dựng cầu đường đã bị dừng lại. Đây là một trong số nguyên nhân quan trọng kìm hãm sức tiêu thụ nhựa đường của các doanh nghiệp xây dựng

• Nhựa đường đặc nóng tiếp tục gia tăng ưu thế trong thị trường nhựa đường

2.3.3.2. Đánh giá việc tổ chức hoạt động kinh doanh

a. Nhập hàng

• Nhìn chung năm 2012, nhựa đường được nhập về vẫn còn chậm so với kế hoạch nhưng về cơ bản đã đáp ứng đủ hàng cho nhu cầu trên thị trường, đặc biệt là vào những tháng cao điểm như tháng 3, 4, 12. Trong tháng 12, công ty đã nhập về khoảng 1000 tấn hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.

• Trong các năm qua, việc phát triển mối quan hệ với các đối tác cung cấp nhựa đường đã được đặc biệt chú trọng, dựa vào mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, công ty luôn giành được nhiều lợi thế trong việc thỏa thuận hợp đồng.

• Thời điểm nhận hàng vẫn còn chậm so với dự kiến của công ty. Nguyên nhân là do cảng xếp hàng và các cảng trung chuyển thường bi tắc nghẽn, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế - chính trị của Trung Đông khiến các nhà cung cấp giao hàng chậm trễ

• Một số đối tác đã thay đổi giá cả sau khi ký hợp đồng, họ ép tăng giá và sẵn sàng trì hoãn giao hàng hoặc hủy hợp đồng. Điều này khiến công ty gặp

không ít khó khăn trong việc nhập hàng đúng kế hoạch b. Bán hàng

• Năm 2012, công ty đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Sản lượng nhựa đường đạt 7.286 tấn trên kế hoạch 8.000 tấn. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

• Chính phủ cắt giảm đầu tư công, nhiều dự án đã tạm dừng thi công, kèm theo đó là lãi suất ngân hàng rất cao đã khiến việc giải ngân của khách hàng gặp khó khăn

• Sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh, một phần khách hàng truyền thống của công ty bị chia sẻ bởi các đối thủ cạnh tranh

• Hàng được nhập về chậm so với kế hoạch đề ra

• Mặc dù sản lượng không đạt được mức dự kiến nhưng với rất nhiều khó khăn đã đề cập ở trên, có thể thất sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của toàn thể đội nghĩ ngân viên kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách giá cả linh hoạt và chế độ khen thưởng động viên kịp thời của Ban lãnh đạo công ty cũng chính là những động lực lớn để nhân viên kinh doanh cố gắng thực hiện kế hoạch được giao.

c. Công tác thị trường

• Đối với thị trường nhập khẩu:

• Công ty vẫn nhập khẩu nhựa từ thị trường Trung Đông là chủ yếu

• Nhìn chung trong năm 2012, công ty đã tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ hợp tác với một số nhà cung cấp nhựa đóng thùng đáng tin cậy. Điều này giúp công ty có thể đưa ra các phương án đối phó cho tình huống giao hàng chậm, nhà cung cấp tăng giá sau khi kí hợp đồng hoặc hủy hợp đồng...

• Đối với thị trường tiêu thụ:

• Có cùng xu hướng như năm 2010 và 2011

• Liên hệ, nghiên cứu thêm về thị trường nhựa đặc nóng

• Các hoạt động khuếch trương thương mại:

thiện, các buổi hội thảo doanh nghiệp, tư vấn cho các nhà kinh doanh trẻ...

• Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng tạo tiền đề cho sự phát triển và giữ vững thị trường.

2.3.3.3. Đánh giá thực hiện công tác nghiệp vụ

a. Quản lý tài chính

• Sử dụng vốn:

• Được công ty mẹ cung cấp đủ vốn cho các hoạt động kinh doanh trong kì

• Đảm bảo luồng tiền hoạt động tốt, luôn đáp ứng được yêu cầu nhập hàng, trả nợ ngân hàng cùng các thanh khoản khác

• Xây dựng được hạn mức vay 21 tỷ đồng tại Ngân hàng Công thương; hạn mức vay 12 tỷ đồng tại Ngân hàng Ngoại thương, tạo điều kiện chủ động trong kinh doanh

• Quản lý công nợ:

• Hồ sơ công nợ đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ

• Hầu hết các trường hợp khách trả chậm đều có bảo lãnh ngân hàng

• Đảm bảo thu được đủ các khoản nợ của khách hàng

• Vẫn áp dụng tín chấp cho những khách hàng lâu năm có tình hình tài chính tốt và có uy tín trong hoạt động kinh doanh

b. Quản lý kho

• Quản lý số liệu xuất nhập tồn:

• Đã hoàn thiện quy trình xuất nhập kho nên kế toán luôn cập nhập thông tin chính xác góp phần trong việc đưa ra quyết định về hàng hóa, giá bán và chiến lược kinh doanh của Giám Đốc

• Định kì hàng tuần, có sự đối chiếu giữa bộ phận kho và kế toán, do đó số liệu luôn đảm bảo chính xác

• Hàng hóa được luân chuyển nhanh, đảm bảo yêu cầu không bị hàng tồn đọng nhưng vẫn đủ phục vụ nhu cầu thi công của khách hàng, cuối năm không còn hàng tồn kho

• Hàng hóa trong kho được bảo quản nghiêm ngặt, sắp đặt gọn hàng

• Không để xảy ra tình trạng xuất nhầm hoặc thiếu hụt hàng hóa

• Thực hiện tốt việc phòng cháy chữa cháy trong kho.

2.3.3.4. Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty thông qua các chỉ số

Tại thời điểm tháng 3 năm 2013, công ty đang tiến hành hoạch toán sổ sách của năm 2012, chuẩn bị cho đợt kiếm toán vào tháng 4 năm 2013. Theo thống kê từ các báo cáo hàng quí từ Phòng kinh doanh của năm 2012 có:

• Giá bán bình quân năm 2012: 15,2 triệu VND/ Tấn

• Nhập về 9000 tấn nhựa đường, bán ra 7268 tấn

• Tổng doanh thu: 116.356.000.000 VNĐ

• Lợi nhuận sau thuế: 1.816.000.000 VNĐ

• Tỷ suất lợi nhuận ròng: (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng / Doanh thu

• 1.816.000.000 / 116.356.000.000 = 0,01561

Có thể thấy rằng ROS của năm 2012 cao hơn so với năm 2010 và 2011. Một đồng doanh thu của công ty thu về có 0,01561 đồng lợi nhuận ròng.

Trong năm 2012, mặc dù sản lượng thấp hơn hai năm 2010 và 2011 nhưng lại đạt được mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất lí do vì trong năm 2012 có khoảng thời gian giá nhựa đường tăng mạnh trên thị trường, công ty cũng đẩy nhanh giá bán ra trong khi giá nhập về vẫn giữ nguyên không đổi. Đồng thời công ty cũng cắt giảm được các khoản như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Nhưng có thể nhận thấy rõ thị phần của nhựa đường ngày càng giảm dần đi, nếu công ty không có những chính sách và kế hoạch kinh doanh lâu dài mới, chắc chắn công ty sẽ không còn kinh doanh được hiệu quả nữa.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐƯỜNG TRANSMECO (Trang 30)