Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (Trang 39)

Trong kinh doanh, vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của công ty. Việc dự trữ một lượng vốn bằng tiền mặt cũng như tình hình vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xem xét qua khả năng thanh toán vì khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét khả năng tài chính của đối tác, từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư hay không. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các đối tác kinh doanh thường đặt mối quan tâm hàng đầu của họ vào khả năng thanh toán của đối tác mà họ sẽ hợp tác làm ăn, từ đó đưa ra quyết định. Đối với Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc, việc xem xét khả năng thanh toán còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và điều chỉnh tình hình tài chính để đảm bảo cho khả năng thanh toán cũng như sự lành mạnh về tài chính của công ty được tốt hơn.

Bảng 07 : Tình hình khả năng thanh toán của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Tài sản ngắn hạn 91.711 51.289 82.395

2. Hàng tồn kho 178 47 13.480

3. Nợ ngắn hạn 142.650 149.080 181.096 4. Khả năng thanh toán ngắn hạn (4=1/3) 0,64 0,34 0,45 5. Khả năng thanh toán nhanh(5= (1-2)/3)) 0,64 0,34 0,38

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2010 của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy:

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có sự thay đổi qua các năm: năm 2008 là 0,64; năm 2009 là 0,34; năm 2010 là 0,45. Con số này có ý nghĩa

là trong năm 2008, cứ 1 triệu đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 0,64 triệu đồng vốn lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán. Nhưng đến năm 2009 thì 1 triệu đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,34 triệu đồng vốn lưu động có thể chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán. Điều này có nghĩa là khả năng thanh toán của công ty trong năm 2009 tăng so với 2008 hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2009 đạt kết quả cao, chỉ cần. Tuy nhiên, đến năm 2010, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng lên nhưng không nhiều: cứ 1 triệu đồng nợ ngắn hạn thì có 0,45 triệu đồng vốn lưu động có khả năng chuyển thành tiền mặt để thanh toán. Như vậy là đến năm 2010, khả năng thanh toán của công ty có tăng lên tuy không nhiều nhưng nó chứng tỏ sự cố gắng của công ty trong việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn.

Không chỉ riêng khả năng thanh toán ngắn hạn mà khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có sự thay đổi không đồng đều qua các năm. Năm 2008, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,64. Đến năm 2009, khả năng thanh toán nhanh giảm chỉ còn 0,34 nhưng đến năm 2010, khả năng thanh toán nhanh tăng nhẹ lên 0,38. Nhìn chung, ta thấy công ty ít gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Hệ số thanh toán các năm đều nhỏ hơn 1, công ty chủ động được trong việc thanh toán các khoản nợ. Đây cũng là dấu hiệu tốt chững tỏ việc sử dụng vốn lưu động của công ty mang lại hiệu quả cao. Công ty cần duy trị kết quả này trong những năm tiềp theo.

2.2.3.5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh là điều rất quan trọng đối với công ty. Bởi chính kết quả này sẽ cho phép doanh nghiệp và các nhà quản lý biết những mặt tích cực cũng như hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng vốn, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói trên thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá qua các chỉ tiêu tổng hợp sau:

* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Gọi Lo : vòng quay VLĐ năm 2008 ; L1 : vòng quay VLĐ năm 2009 ; L2 : vòng quay VLĐ năm 2010 ; Ko : kỳ luân chuyển VLĐ năm 2008 ;

K1 : kỳ luân chuyển VLĐ năm 2009 ; K2 : kỳ luân chuyển VLĐ năm 2010 ; Mo : doanh thu thuần năm 2008 ;

M1 : doanh thu thuần năm 2009 ; M 2 : doanh thu thuần năm 2010; Vo : VLĐ bình quân năm 2008 ; V1 : VLĐ bình quân năm 2009 ; V2 : VLĐ bình quân năm 2010. Ta có : - Số vòng luân chuyển VLĐ : + Năm 2008 : Lo = =1,6 vòng + Năm 2009 : L1 = = 1,9 vòng + Năm 2010 : L2 = =2 vòng - Số ngày luân chuyển VLĐ :

+ Năm 2008 : Ko = = 225 ngày/ vòng + Năm 2009 : K1 = = 189 ngày/ vòng + Năm 2010 : K2 = = 180 ngày/ vòng - Doanh thu thuần bình quân 1 ngày :

+ Năm 2008 : d0 = = 168 triệu đồng/ ngày + Năm 2009 : d1 = = 95,18 triệu đồng/ ngày + Năm 2010 : d2 = = 313,02 triệu đồng/ngày Ta có :

L1 – Lo = 1,9 – 1,6 = 0,3 vòng ; L2 – L1 = 2 – 1,9 = 0,1 vòng K1 – Ko = 189 – 225 = - 36 ngày ; K2 – K1 = 180 – 189 = - 9 ngày

Ta thấy (K1 - Ko) > 0 ; (K2 – K1) > 0và ( L1 – Lo) > 0 ; (L2 – L1) >0, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động đang có xu hướng tăng, tốc độ luân chuyển vốn của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2009, vòng quay VLĐ đã tăng 0,3 vòng so với năm 2008 do đó số ngày luân chuyển trong 1 vòng đã giảm 36 ngày ; năm 2010 vòng quay VLĐ cũng tăng 0,1 vòng so với năm 2009 và số ngày luân chuyển trong 1 vòng giảm 9 ngày. Như vậy là vòng quay vốn năm 2009 và năm 2010 đã nhanh qua từng năm, làm cho VLĐ được đẩy nhanh vòng quay, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Điều này chứng tỏ việc sử dụng VLĐ năm 2009 và 2010 hiệu quả hơn năm 2008.

Từ những kết quả trên, ta tiếp tục đi phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ còn lại.

Bảng 08 : CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 Tiền Tỷ trọng % Tiền Tỷ trọng % 1 2 3 4=2-1 5=4/1 6=3-2 7=6/2 1.Doanh thu thuần 60.509 34.268 112.688 (26.241) (43,36) 78.420 228,84 2.LNST 7.252 6.226 13.462 (1.026) (14,14) 7.236 116,22 3.VLĐ 37.818 18.036 53.661 (19.782) (52,3) 35.625 197,52 4.Mức tiết kiệm VLĐ - 1.803 1.341 5.Hiệu suất sử dụng VLĐ 1,6 1,9 2 0,3 18,75 0,1 5,2 6.Mức đảm nhiệm VLĐ 0,62 0,53 0,48 (0,09) (14,51) (0,05) (9,4) 7.Mức doanh lợi VLĐ 0,19 0,34 0,25 0,15 78,94 (0,09) (26,47)

Qua những kết quả tính toán trên, ta thấy vốn lưu động (VLĐ) sử dụng bình quân của công ty trong năm 2009 giảm 19.782 triệu đồng với tỷ lệ giảm

52,3% so với năm 2008. Thế nhưng năm 2009, công ty lại sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn, tiết kiệm 1.803 triệu đồng cho thấy rằng trong năm 2009, hiệu quả sử dụng VLĐ đã được cải thiện, vốn sử dụng hiệu quả hơn, không bị lãng phí. Đến năm 2010, tổng vốn lưu động công ty sử dụng nhiều hơn năm 2009 là 35.625 triệu đồng. Tuy lượng vốn sử dụng nhiều nhưng công ty lại dùng nó đạt hiệu quả, không lãng phí. Cụ thể là trong năm 2010, công ty đã tiết kiệm được 1.341 triệu đồng vốn lưu động.

Hiệu suất sử dụng vốn trong năm 2009 và 2010 cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009, 1 triệu đồng VLĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,9 triệu đồng doanh thu thuần trong khi năm 2008 tạo ra được 1,6 triệu đồng doanh thu ; trong năm 2010, chỉ số này là 2. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao. Hơn nữa, ở năm 2008, để tạo ra được 1triệu đồng doanh thu thuần cần 0,62 triệu đồng VLĐ thì đến năm 2009, để tạo ra 1đ doanh thu thuần, công ty chỉ phải cần tới 0,53 triệu đồng VLĐ, và con số này là 0,48 trong năm 2010. Điều này chứng tỏ trong hai năm 2009 và 2010, việc sử dụng vốn lưu động của công ty đã mang lại hiệu quả cao hơn năm 2008. Do đó, lợi nhuận sau thuế mang lại cũng cao hơn. Đây là dấu hiệu tốt chững tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho công ty.

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Những kết quả đạt được

Mặc dù trong những năm qua, nền kinh tế gặp khủng hoảng nhưng ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, tận dụng tối đa nguồn nhân lực, liên tục đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ, chú trọng đến việc đào tạo nhân lực… nên công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thực tế cho thấy trong ba năm qua, doanh thu công ty liên tục tăng và đạt doanh thu cao. Hàng năm, công ty luôn hoàn thành các kế hoạch

đề ra và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Đạt được những kết quả trên là do công ty đã có được những kết quả nhất định trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động

Đối với công tác sử dụng vốn lưu động : tuy nguồn vốn lưu động chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng trong những năm gần đây, công ty đã quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả tốt. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đã tìm mọi biện pháp để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tận dụng các nguồn vốn có chi phí thấp nhất để tiết kiệm chi phí cho công ty.

Tuy nhiên, vốn lưu động của công ty còn nằm rải rác ở các khâu trong đó nằm nhiều nhất là ở các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty. Khoản phải thu của công ty vẫn còn nhiều, dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vốn lưu động của công ty không thê đẩy nhanh tốc độ luân chuyển từ đó mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa được như mong muốn. Do đó, mặc dù đã có sự cố gắng trong việc thu hồi các khoản phải thu nhưng công ty vẫn chưa đạt kết quả cao.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế :

Mặc dù trong những năm qua, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhưng trong công sử dụng vốn lưu động vẫn còn có những hạn chế nhất định.

+ Về hiệu quả hoạt động huy động vốn : nguồn vốn tự bổ xung của công ty còn ít ; nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ ít trong tổng nguồn vốn ; đối với các nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, công ty vẫn chưa tận dụng được.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động : số vốn lưu động công ty sử dụng tăng theo các năm thế nhưng từ đó số vốn cũng bị lãng phí nhiều hơn, hiệu suất sử dụng Vốn lưu động, mức doanh lợi cũng giảm cho thấy vấn đề nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao và chưa được công ty quan tâm đúng mức.

+ Công ty chưa làm tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ, làm hạn chế tính luân chuyển của vốn. Khách hàng thanh toán nợ chậm, chiếm dụng vốn của công ty từ đó làm công ty tăng lãi phải trả ngân hàng, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Nguyên nhân :

+ Nguyên nhân khách quan : tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới trong ba năm qua có nhiều biến động, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đã ảnh hưởng tới giá cả trong nước, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giá thành cao, giảm doanh thu.

+ Nguyên nhân chủ quan : công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nguồn vốn tiềm năng công ty chưa quan tâm khai thác. Mặt khác, công tác chuẩn bị cho các dự án còn tốt, nhiều dự án thiết kế phải chỉnh sửa trong quá trình thi công gây ra sự lãng phí, từ đó hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút. Ngoài ra, còn do sự chênh lệch về thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí làm cho lợi nhuận sau thuế bị giảm sút.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Có thể nói năm 2011 là một năm đầy những cơ hội mới cũng như thách thức mới đối với công ty. Vì đây là năm có thể nói là bắt đầu khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa xảy ra. Do đó, công ty cần phải hết sức thận trọng trong từng kế hoạch, chiến lược phát triển của mình thì mới có thể đứng vững trong môi trường kinh kế khắc nghiệt này.

Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này ảnh hưởng lớn tới nhịp độ tăng trưởng, phát triển và mở rộng qui mô hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì thế, có thể coi năm 2011 là thời điểm mà các quốc gia cũng như các công ty làm bàn đạp để vượt qua thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế để phát triển đi lên và tạo ra một động lực cho nền kinh tế thế giới phát triển.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy với tình hình hiện nay, bất kì một nhà đầu tư nào khi họ muốn đầu tư vào lĩnh vực nào đó, họ sẽ phải nghiên cứu và cân nhắc thận trọng để hạn chế tối thiểu rủi ro cho đồng vốn của mình và đem lại lợi nhuận tối đa nhất.

Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng này. Do đó, các chỉ tiêu kinh tế bị chậm lại so với kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy mà thời điểm này có thể coi là thời điểm nhạy cảm, thời điểm quyết định để nền kinh tế nước nhà lấy lại được nhịp độ tăng trưởng, rút ngắn khoảng cách kinh tế với nền kinh tế thế giới.

Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và khu vực đã từng bước tác động tới đến nền kinh tế Việt Nam và có ảnh hưởng rõ

rệt đến phương hướng phát triển của các doanh nghiệp. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì kiến trúc hạ tầng là điều không thể thiếu. Nắm bắt được nhu cầu và tình hình hiện nay, công ty Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc đã và đang hết sức cố gắng để hoàn thành được các nhiệm vụ kinh tế mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Xu hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là sẽ chuyển thành tập đoàn xây dựng lớn, tự trang trải,tự vay trả và phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu của công ty trong thời gian tới là :

Với khả năng và cơ sở vật chất hiện có, kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2011 như sau:

- Về qui mô sản xuất :

+ Tăng cường các lĩnh vực sản xuất và nâng cấp, cải tạo hệ thông cơ sở hạ tầng toàn tỉnh.

+ Hoàn thiện việc cổ phần hóa công ty.

+ Tiến hành thành lập các công ty liên doanh, liên kết, công ty cổ phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (Trang 39)