Cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (Trang 26)

Trong kinh doanh, việc thống nhất hình thức kinh doanh là một tiền đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho các phòng ban có thể nắm được quyền hạn và trách nhiệm của mình nhằm tạo ra sự thống nhất từ trên xuống dưới. Quan điểm này đã được ban lãnh đạo công ty Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc quán triệt và thực hiện một mô hình tổ chức bộ máy công ty theo kiểu trực tuyến chức năng.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty thì các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt, thông suốt. Chính vì vậy mà trong công việc công ty không găp phải những rắc rối do việc quản lý.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Thủ quỹ Kế toán vật tư

Tổng chỉ huy công trường Phòng tổng hợp Phòng kĩ thuật Phòng hành chính Phòng kế toán Kế toán thanh toán Ban giảm đốc

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.

- Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng bầu, là cơ quan thường trực của Hội đồng, thay mặt Đại hội đồng quản trị công ty giữa các kỳ đại hội đồng và có quyền thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Mọi quyết định đầu tư hay không đầu tư, tăng vốn... Những vấn đề quan trọng nhất đều được họp hội đồng quản trị và quyết định theo số đông. Đại hội cổ đông công ty được tổ chức mỗi năm một lần.

- Ban kiểm soát: ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội đồng đồng bầu và bãi nhiễm với đa số phiếu bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Các kiểm soát viên phải bảo mật thông tin mật cho công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm của mình gây thiệt hại cho công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ban kiểm soát có quyền hạn và trách nhiệm: thông báo định kì tài chính, kết quả kiểm soát cho Hội đồng quản trị, tham gia ý kiến cho Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng. Các thành viên ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu báo cáo cũng như bí mật của công ty, không được cung cấp bất kì thông tin bảo mật của công ty ra bên ngoài.

- Ban giám đốc: giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về việc tiến hành các quyền và nghĩa vụ được giao. Cụ thể:

+ Tổng giám đốc: được Hội đồng quản trị giao quyền lãnh đạo trực tiếp và quyết định toàn quyền mọi hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị giao cho.

+ Phó Tổng giám đốc: được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo thực hiện những kế hoạch mà Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao cho, được Tổng giám đốc uỷ quyền điều tiết tài chính của công ty.

- Phòng hành chính: các giấy tờ, văn bản, hợp đồng được đưa qua phòng hành chính, xử lý các thông tin dữ liệu. Phòng hành chính được Phó Tổng giám đốc giao cho nhiệm vụ soạn thảo và bảo quản các hợp đồng.

- Phòng kỹ thuật: chuyên thiết kế các bản vẽ kỹ thuật, san nền, dự toán thi công, cung cấp số lô số đường cho các công ty mới vào, thiết kế bản vẽ và lập hồ sơ thiết kế thi công.

- Phòng kế toán: hạch toán các nghiệp vụ phát sinh không chỉ cho công ty mà còn cho các khách hàng của công ty.

+ Thủ quỹ: thu chi tiền mặt, tập hợp và báo cáo các số liệu tiền mặt hàng ngày của công ty, tổng hợp các phiếu chi, phiếu thu, chuyển các số liệu phát sinh cho kế toán trưởng.

+ Kế toán vật tư: tập hợp số liệu nhập xuất xi măng, sắt thép, gạch... báo cáo tổng hợp vật liệu và báo cáo công nợ.

+ Kế toán thanh toán: lên các khoản phải trả, tổng hợp số phải thu, phải trả của công ty, tra soát các tài khoản, tổng hợp dự kiến tài chính phải chi trả bao nhiêu...

2.1.3. Kết quả hoạt động của công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc trong 3 năm qua (2008 – 2010)

Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một công ty phát triển, kinh doanh hiệu quả và có uy tín trên thị trường, phát triển cả kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động kinh doanh. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, công ty luôn phấn đấu để trở thành một công ty mạnh về mọi mặt. Cụ thể là doanh thu qua các năm liên tục tăng và phần thu nhập sau thuế cũng tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang dần đi vào ổn định, kinh doanh có hiệu quả và có xu hướng đi lên.

Bảng 01:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tiền Tỷ trọng(%) Tiền Tỷ trọng(%) 1.DTBH 60.509 34.268 112.688 (26.241) (43,36) 78.420 228,84 2.GVHB 56.566 29.461 97.979 (27.105) (47,91) 68.51 8 232,57 3.LN gộp 3.943 4.807 14.709 864 21,91 9.902 206 4.DT hđ TC 7.123 14.063 17.597 6.940 94,43 3.534 25,13 5.Chi phí TC 1.238 8.047 15.767 6.809 550 7.720 95,93 -CP lãi vay 1.107 - - 6. CP QLDN 2.619 3.653 2.936 1.034 39,48 (717) (19,62) 7.LN thuần 7.209 7.170 13.603 (39) (0,54) 6.433 89,72 8.TN khác 1.164 616 377 (548) (47,07) (239) (38,8) 9.CP khác 1.103 555 95 (548) (49,68) (460) (82,88) 10.LN khác 61 61 281 0 0 220 360,65 11. LNTT 7.270 7.231 13.885 (39) (0,53)) 6.624 61,60 12.ThuếTNDN 18 1.005 423 918 510 (582) (57,91) 13. LNST 7.252 6.226 13.462 (1026) (14,14) 7.236 116,22 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 2010 của Công ty Cổ phần phát triển hạ

tầng Vĩnh Phúc)

Qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty trong các năm 2008 - 2010 ta thấy công ty sản xuất kinh doanh có lãi. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 26.241 triệu đồng với tỷ lệ giảm 43,36% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 78.420 triệu đồng với tỷ lệ tăng 228,84%. Tuy năm 2009, lợi nhuận sau thuế có giảm nhưng không thể kết luận công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn 2008 bởi kết quả này còn liên quan đến nhiều yếu tố. Kết quả trên thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận và phát triển công ty.

Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy:

Tổng doanh thu của công ty trong 3 năm có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2009, doanh thu là 34.268 triệu đồng, giảm 43,36% so với năm 2008,

năm 2010 doanh thu là 112.688 triệu đồng, tăng 228,84% so với năm 2009. Cùng với việc thay đổi doanh thu, giá vốn hàng bán cũng thay đổi. Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm 47,91% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 giá vốn hàng bán tăng 232,57% so với năm 2009. Xem xét giá vốn hàng bán năm sau tăng bình quân 92,33% còn doanh thu năm sau tăng bình quân 92,74%. Ta có thể thấy là tốc độ tăng giá vốn hàng bán của công ty tăng ít hơn so với tốc độ tăng doanh thu, chứng tỏ công ty đạt hiệu quả khá tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 tăng 6.940 triệu đồng với tỷ lệ tăng 94,42% so với năm 2008; năm 2010 doanh thu tài chính tăng 25,13% so với năm 2009 đồng thời chi phí tài chính của các năm cũng tăng làm cho lợi nhuận thuần không tăng lên về qui mô. Trong năm 2009 và 2010, chi phí tài chính không có chi phí lãi vay. Điều này chứng tỏ công ty đã không sử dụng nguồn vốn vay cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc không sử dụng nguồn vốn vay này khiến cho công ty không tận dụng được một nguồn vốn với chi phí bỏ ra là thấp. Hơn nữa, khoản chi phí lãi vay còn được tính vào chi phi hợp lý được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khoản lợi nhuận khác năm 2009 không tăng so với năm 2008 nhưng đến năm 2010, sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận khác là 281 triệu đồng cũng làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng lên một lượng. Điều này cho thấy công ty ngoài khoản doanh thu chính ra cũng đã lấn sân sang các lĩnh vực khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 lại tăng lên đáng kể, tăng 3.653 triệu đồng so với năm 2009. Đây là lí do khiến cho lợi nhuận thuần bị giảm sút. Chi phí quản lý tăng, công ty cần xem xét là nó tăng ở những bộ phận khoản mục nào và việc tăng đó là có cần thiết không, để từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp: tăng những khoản cần tăng và giảm nhưng khoản chi phí không cần thiết vì chi phi tăng cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm. Và điều này đã thể hiện rõ sự cố gắng của công ty trong việc tiết

kiệm chi phí: đó là đến năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 717 triệu đồng với tỷ lệ giảm 19,62% so với năm 2009.

Có thể thấy lợi nhuận sau thuế năm 2009 có giảm so với năm trước với lý do chủ yếu tăng chi phí và thuế. Tuy nhiên đến năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng đáng kể với tỷ lệ tăng 116,22% cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận, giảm chi phí. Đây là sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty đã cố gắng để kết quả kinh doanh năm 2010 đạt kết quả tốt nhất. Điều này cũng cho thấy việc sử dụng vốn của công ty cũng đã có hiệu quả hơn. Và công ty cần tiếp tục phát huy kết quả này trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (Trang 26)