Nguồn hình thành và quy mô vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (Trang 32)

Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ như thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không được phản ánh thông qua sự biến động của vốn hay tài sản. Và chính sự biến động khác nhau giữa các loại tài sản cũng sẽ làm cho cơ cấu vốn đầu tư thay đổi. Bản thân mỗi công ty phải có chiến lược đầu tư vốn cho riêng mình. Công ty cần xem xét và cân nhắc xem nên đầu tư vào từng loại vốn như thế nào cho phù hợp với đặc điểm và đặc thù kinh doanh của công ty mình. Tỷ lệ giữa các nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhau, không nên quá coi trọng nguồn vốn này mà không đầu tư vào các nguồn vốn khác.

Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc là doanh nghiệp thương mại nên vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, một cơ cấu vốn hợp lý là yếu tố rất quan trọng với công ty.

Xét cơ cấu vốn công ty, ta có:

Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 1. Nguồn vốn 189.769 100 186.654 100 223.386 100 - Nợ phải trả 142.650 75,17 149.080 79,87 181.096 81,07 +Nợ ngắn hạn 142.650 75,17 4.909 2,63 14.499 6,49 +Nợ dài hạn - - 144.171 77,24 166.597 74,58 -Vốn chủ sở hữu 47.119 24,83 37.574 20,13 42.290 18,93 +Vốn góp 35.284 18,60 33.349 18,94 33.601 15,04 +LN không chia 11.835 6,23 2.225 1,19 8.689 3,89

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2010 của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc)

Vốn đầu tư của công ty là một nguồn vốn quan trọng cần được các công ty hết sức chú trọng. Có quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn này thì công ty mới có thể hoạt động tốt được.

Ta thấy trong năm 2008, vốn chủ sở hữu chiếm 24,83% nguồn vốn kinh doanh, trong khi nợ phải trả lên tới 75,17%. Sự chênh lệch quá lớn này cho thấy công ty không có nguồn vốn tự chủ dồi dào, không chủ động được về vốn, phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay. Vì không thể chủ động được về nguồn vốn nên trong hai năm tiếp theo (2009 – 2010), do nhu cầu mở rộng thị trường và đặc tính của công việc sản xuất kinh doanh là cần nhiều vốn nên công ty chỉ có thể tăng nguồn vốn kinh doanh của mình chủ yếu bằng các khoản vay. Năm 2009, nợ phải trả của công ty là 149.080 triệu đồng chiếm 79,87% tổng vốn kinh doanh và tỷ lệ này là 81,07% trong năm 2010. Ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ tọng lớn trong tổng nguồn vốn. Và với tình hình kinh doanh và tài chính như hiện nay, khi mà lãi suất thị trường quá cao, việc tăng các khoản nợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty do chi phí lãi vay cao, làm giảm lợi nhuận. Đồng thời, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đi vay sẽ khiến công ty không tự chủ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như việc tăng các rủi ro tài chính tiềm tàng cho công ty. Do đó, công ty cần phải cân nhắc thật kỹ trong việc sử dụng các nguồn vốn cũng như việc cần thiết phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tăng khả năng chủ động trong kinh doanh.

2.2.2 Cơ cấu vốn lưu động

Là công ty với đặc thù công việc là thi công các công trình xây dựng là chủ yếu nên vốn lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc. Do đó, việc tổ chức một cơ cấu vốn hợp lý với tính chất sản xuất kinh doanh của công ty là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trên thị trường.

Nguồn vốn lưu động của công ty bao gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo một phần cho tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 03: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% I. Vốn lưu động 37.818 100 18.036 100 53.661 100 1. Tiền mặt 3.766 9,96 3.621 20,08 16.601 30,94 2. Các khoản phải thu 12.563 33,22 3.307 18,33 16.758 31,23 3. Hàng tồn kho 178 0,47 47 0,26 13.480 25,12 4. TSLĐ khác 21.311 56,35 11.061 61,33 7.362 13,71 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2010 của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng

Vĩnh Phúc)

Qua bảng trên ta thấy, tổng vốn lưu động năm 2008 là 37.818 triệu đồng; năm 2009 là 18.036 triệu đồng; năm 2010 là 53.661 triệu đồng. Ta có thể thấy lượng vốn lưu động trong năm 2009 ít hơn so với năm 2008 là 19.145 triệu đồng. Lý do giảm lượng vốn lưu động chủ yếu là do trong năm 2009, các khoản phải thu giảm mạnh, giảm 9.256 triệu đồng, và hàng tồn kho cũng giảm nhiều, giảm 131 triệu đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 2009, công ty đã làm tốt công tác thanh toán và tiêu thụ các sản phẩm khiến cho lượng các khoản phải thu và hàng tồn kho không bị tồn đọng nhiều, từ đó đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Đến năm 2010, số vốn lưu động của công ty tăng nhiều, tăng 35.625 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 197,52% so với năm 2009 trong đó tăng chủ yếu là lượng tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty trong năm 2010 tăng lên. Công ty có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch bằng tiền. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều tiền trong thời gian quá lâu cũng chưa hẳn là tốt vì nó khiến cho tiền mất giá trị theo thời gian. Ngoài ra, công ty cũng cần hạn chế việc tăng quá nhiều các khoản phải thu để giảm bớt hiện tượng ứ đọng trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn. Công ty cần chú ý hơn tới công tác bán hàng để lượng hàng tồn kho không tăng quá nhiều. Vì hàng tồn kho lớn sé ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty và có thể vì thế mà mức tăng trưởng của công ty bị chững lại. Do đó, vấn đề ở đây là công ty cần chú ý hơn tới công tác tiêu thụ sản phẩm để không còn tình trạng ứ đong vốn.

Từ những phân tích trên có thể thấy cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010 có nhiều sự thay đổi qua các năm. Tỷ lệ giữa các thành phần vốn trong tổng lượng vốn lưu động chưa hợp lý khiến cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do đó, công ty cần phải có một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn trong những năm tiếp theo để việc sử dụng vốn lưu động đạt được hiệu quả cao hơn đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w