thuận lợi để thực hiện các giao dịch bằng tiền. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều tiền trong thời gian quá lâu cũng chưa hẳn là tốt vì nó khiến cho tiền mất giá trị theo thời gian. Ngoài ra, công ty cũng cần hạn chế việc tăng quá nhiều các khoản phải thu để giảm bớt hiện tượng ứ đọng trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn. Công ty cần chú ý hơn tới công tác bán hàng để lượng hàng tồn kho không tăng quá nhiều. Vì hàng tồn kho lớn sé ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty và có thể vì thế mà mức tăng trưởng của công ty bị chững lại. Do đó, vấn đề ở đây là công ty cần chú ý hơn tới công tác tiêu thụ sản phẩm để không còn tình trạng ứ đong vốn.
Từ những phân tích trên có thể thấy cơ cấu vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010 có nhiều sự thay đổi qua các năm. Tỷ lệ giữa các thành phần vốn trong tổng lượng vốn lưu động chưa hợp lý khiến cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do đó, công ty cần phải có một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn trong những năm tiếp theo để việc sử dụng vốn lưu động đạt được hiệu quả cao hơn đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho công ty.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua chỉ tiêu vốn bằng tiền mặt và khảnăng thanh toán năng thanh toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ công ty thương mại nào, vốn bằng tiền mặt là loại vốn lưu động hết sức quan trọng và cần thiết. Tiền mặt giúp công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày như mua vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Có một lượng tiền mặt dự phòng sẽ giúp công ty chủ động được trong những tình huống không dự tính trước, hay có thể sẵn sàng đầu tư khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh tốt. Do
đó, việc dự trữ tiền mặt như thế nào cho hợp lý cần phải được cân nhắc kỹ để đem lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lãng phí vốn cho công ty.
Bảng 04: Tình hình tiền mặt của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2008Tỷ trọng % Số tiềnNăm 2009Tỷ trọng% Số tiềnNăm 2010Tỷ trọng% I. Vốn lưu động 37.818 100 18.036 100 53.661 100 1. Tiền mặt 3.766 9,96 3.621 20,08 16.601 30,94
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2010 của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc)
Từ bảng trên ta thấy, năm 2008 vốn tiền mặt là 3.766 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,96% trong tổng vốn lưu động; năm 2009 vốn tiền mặt là 3.621 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,08% trong tổng vốn lưu động; năm 2010 vốn tiền mặt là 16.601 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,94% trong tổng vốn lưu động.
Như vậy, lượng vốn lưu động năm 2009 xét về lượng thì giảm so với năm 2008 nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của năm. Cụ thể là lượng vốn tiền mặt năm 2009 chỉ là 3.621 triệu đồng, ít hơn năm 2008 là 145 triệu đồng nhưng lại chiểm đến 20,08% tỷ trọng tổng vốn lưu động. Đến năm 2010, lượng tiền mặt trong tổng vốn lưu động đã tăng lên nhiều so với năm 2009, tăng 12.980 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 30,94% trong trổng nguồn vốn. Việc tăng lượng tiền mặt nhiều trong tổng vốn lưu động trong năm 2010 giúp công ty đáp ứng nhanh các khoản chi cần thiết cũng như việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng quá nhiều lượng tiền mặt cũng làm giảm giá trị của tiền do đặc điểm tiền có giá trị theo thời gian. Do đó, công ty cũng cần cân nhắc kỹ khi giữ lượng tiền mặt nhiều như vậy.