Các khoản phải thu thường chiếm một vị trí quan trọng trong tổng vốn lưu động của các công ty xây dựng nói chung cũng như công ty Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc nói riêng. Tỷ trọng các khoản phải thu ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu công ty làm tốt công tác tiêu thụ, có quan hệ với những đối tác có khả năng thanh toán tốt thì khả năng thu hồi vốn cao, từ đó vốn lưu động quay vòng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.
Bảng 05: Tình hình các khoản phải thu của Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% I. Vốn lưu động 37.818 100 18.036 100 53.661 100 1. Các khoản
phải thu
12.563 33,22 3.307 18,33 16.758 31,23
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2010 của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy, khoản phải thu qua các năm 2008 – 2009 – 2010 lần lượt là 12.563 triệu đồng, 3.307 triệu đồng và 16.758 triệu đồng. Thông thường, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm từ 15% đến 20% trong tổng nguồn vốn lưu động. Nhưng nhìn qua bảng số liệu trên thì ta thấy tỷ trọng này khá lớn. Cụ thể là năm 2008, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm 33,22% trong tổng vốn lưu động. Điều này chứng tỏ công ty đã bị ứ đọng một lượng vốn khá lớn trong khâu thanh toán. Sang năm 2009, tổng các khoản phải thu là 3.307 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,33% tổng vốn lưu động, ít hơn so với năm 2008 là 9.256 triệu đồng. Từ con số trên, ta có thể thấy là trong năm 2009, công ty đã xử lý tốt hơn vấn đề thu hồi nợ, do đó hiệu quả vốn lưu động được tăng lên. Nhưng đến năm 2010, khoản thu này lại có xu hướng gia tăng: tổng các khoản phải thu năm 2010 là 16.758 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,23% tổng vốn lưu động, nhiều hơn năm 2009 là 13.451 triệu đồng. Tình trạng ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán của công ty tăng lên nhiều so với năm trước, do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vấn đề công ty cần giải quyết trong những năm tiếp theo là phải xử lý tốt vấn đề thanh toán từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.