- Hoảng sợ trước phong trào quần chúng, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố cực kỳ tàn bạo. Chúng còn ra sức dùng thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ và mua chuộc.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
* Đặc điểm cần lưu ý: Phong trào sâu rộng ở cả ba miền, lực lượng chủ yếu là công nông, hình thức đấu tranh là mít tinh, biểu tình, vũ trang, bất hợp pháp. Địa bàn chủ yếu ở nông thôn.
Câu hỏi:
1. Nguyên nhân dẫn tới phong trào cách mạng 1930 – 1931?
2. Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
3. Diễn biến của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
4. Trình bày mục tiêu, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia và phạm vi của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
BÀI 14
CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1939I. Tình hình thế giới và trong nước. I. Tình hình thế giới và trong nước.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản càng thêm sâu sắc.
- Chủ nghĩa phát xít được thiết lập chuẩn bị cho chiến tranh.
- Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
- Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.
- Ở Việt Nam, một số tù chính trị được thả ra, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thực dân Pháp vơ vét, bóc lột, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
II. Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dânchủ. chủ.
- Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai. Tạm hoãn các khẩu hiệu;
“Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “Tịch thu ruộng đất địa chủ chia cho dân cày” và nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.
- Đảng đề ra chủ trương lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (1936), đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938) nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới.
- Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Chính trị hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
- Phạm vi: Rộng khắp Bắc, Trung, Nam. - Diễn biến:
+ Mở đầu là phong trào Đông Dương Đại hội: Quần chúng khắp nơi tổ chức mít tinh, hội họp, diễn thuyết, đưa yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống.
+ Nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền của xứ Đông Dương nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện cũng đã diễn ra.
+ Bên cạnh đó, một phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi khoá, mít tinh, biểu tình diễn ra khắp nơi từ Nam tới Bắc.
+ Nhiều tờ báo công khai của Đảng, của Mặt trận Dân chủ ra đời (Tiền phong, Dân chúng, Lao động …). Một số sách chính trị giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lênin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành.