Cuộc kháng chiến chống Pháp lan rộng ra toàn quốc từ 1873-1884:

Một phần của tài liệu skkn vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 33)

- Sáng ngày 20 /11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7.000 quân cản giặc nhưng bị thất bại. - Sau đó, Pháp cho quân đi đánh chiếm Hải Dương, Hưng Yên …

- Ngay sau khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Ngày 21/12/1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấu bị quân của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Ngày 15/3/1874, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Hiệp ước Giáp Tuất đã gây làn sóng mạnh mẽ trong nhân dân cả nước.

- Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu phải nộp thành. Hạn trả lời chưa hết, Pháp nổ súng đánh thành.

- Pháp đánh Bắc Kỳ lần II, nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình kháng chiến với mọi hình thức và vũ khí.

- Ngày 18/8/1883, Pháp nổ súng tấn công cửa Thuận An. Ngày 20/8, chiếm khu vực này. Triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến.

- Ngày 25/8/1883, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác-măng). Nội dung: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Nhiều sĩ phu, văn thân là quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh.

- Ngày 6/6/1884, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhân dân cả nước phản đối triều đình đầu hàng.

- Kết quả, nhà nước phong kiến Việt Nam coi như sụp đổ. Nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

* Nguyên nhân thất bại:

Giai cấp phong kiến yếu hèn, không biết dựa vào dân để tổ chức kháng chiến. Nhà nước không chịu canh tân đất nước để tạo thực lực chống ngoại xâm. * Nhận xét:

a) Giai đoạn 1858-1873: - Thái độ của nhân dân:

+ Sau khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhân dân cùng triều đình nhà Nguyễn đứng lên chống Pháp. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát tiêu diệt giặc.

+ Sau Hiệp ước 1862, phong trào chiến đấu diễn ra độc lập, lan rộng. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định.

+ Sau đó, phong trào có bước phát triển mới. Một số nhà nho xây dựng căn cứ ở miền Trung, một số dùng thơ văn làm vũ khí chống giặc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị.

- Thái độ của nhà Nguyễn: Lúc đầu cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Sau đó, từng bước đầu háng Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân, ngăn trở phong trào kháng chiến chống Pháp, chỉ muốn thương thuyết chuộc lại các tỉnh đã mất.

b) Giai đoạn 1873-1884:

- Thái độ của nhân dân: Không chịu đầu hàng pháp. Phong trào kháng chiến chống Pháp lan rộng ra toàn quốc dưới nhiều hình thức.

- Thái độ của nhà Nguyễn:

+ Càng đối lập nhân dân, đàn áp phong trào nhân dân chống Pháp. + Từng bước đầu hàng Pháp.

Câu hỏi:

1. Trình bày quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Năm Quá trình xâm lược của Pháp Cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Qua đó, cho biết nguyên nhân thất bại của phang trào?

2. Nhận xét về thái độ của nhà Nguyễn và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

BÀI 2 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

KHỞI NGHĨA BẢY THƯA (1867 – 1873)1. Hoàn cảnh lịch sử: 1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước ngày 5/6/1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kỳ và ba tỉnh Tây Nam Kỳ bị cô lập.

- Ngày 22/6/1867, Pháp đánh chiếm An Giang.

- Quản cơ Trần Văn Thành cùng gia đình rút vào căn cứ Bảy Thưa chiêu mộ nghĩa binh lập căn cứ tổ chức đánh Pháp.

2. Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873).

- Năm 1872, Trần Văn Thành quyết định phất cờ khởi nghĩa, lấy tên là “Binh Gia Nghị” tuyên bố đánh Pháp.

- Căn cứ chính đặt tại Hưng Trung nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, xung quanh có thiết lập các đồn làm tuyến ngăn giặc.

- Sau nhiều lần chiêu dụ không thành, quân Pháp tấn công Bảy Thưa. Chúng chia thành hai cánh quân: từ Châu Đốc tiến dọc sông Hậu đánh chiếm đồn Hàng

Tràm, đồn Hờ rồi tiến đánh Láng Linh. Cánh quân thứ hai tiến đánh từ rạch Mặc Cần Dưng vào Sơn Trung và đánh thẳng vào Hưng Trung.

- Nghĩa quân chống trả quyết liệt với tinh thần chiến đấu anh dũng, cuối cùng bị thất bại vào ngày 19/3/1873 (Nhằm ngày 21/2 âm lịch).

3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.

a) Nguyên nhân thất bại:

- Hầu hết các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ đều bị thất bại. - Thực dân Pháp đang thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ.

- Triều đình Huế hạ vũ khí đầu hàng.

- Bọn Việt gian thân Pháp làm tay sai đắc lực đàn áp phong trào chống đối. b) Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí phản kháng chống kẻ thù của nhân dân An Giang.

BÀI 3

CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

Một phần của tài liệu skkn vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w