1. Các vùng nông thôn:
a. Giai cấp phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
b. Giai cấp nông dân:
- Một số phải sống tha phương cầu thực. - Cơ cực trăm bề.
- Số ít trở thành công nhân.
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: a. Đô thị ra đời và phát triển ngày càng nhiều.
b. Tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện.
- Họ gồm các nhà thầu khoán, đại lý, chủ xí nghiệp…
- Họ bị các nhà tư bản pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm.
- Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng.
c. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Gồm tiểu thương, tiểu chủ, trí thức … cuộc sống bấp bênh. Họ tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.
d. Đội ngũ công nhân: Gồm khoảng 10 vạn người, làm việc ở các hầm mỏ, xí nghiệp. Đời sống cực khổ. Họ sớm có tinh thần đấu tranh chống bọn chủ xưởng.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Chính sách khai thác lần I làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. - Các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu được truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc.
- Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh.
- Vì vậy, những nhà trí thức nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
Câu hỏi:
1. Trình bày chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp và những chuyển biến về mặt xã hội ở Việt Nam.
2. Vì sao các nhà trí thức nho học tiến bộ đầu thế kỷ XX vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản châu Âu?
BÀI 7
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦUTHẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918