Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới I (1914-1918).

Một phần của tài liệu skkn vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 42)

1. Chính sách của TD Pháp ở Đông Dương trong thời chiến. - Pháp đẩy mạnh vơ vét sức người sức của ở Đông Dương. - Đời sống của nông dân ngày thêm khốn khổ.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.

- Huế (1916): Những người yêu nước tiến bộ của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngải, do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo đã bí mật liên lạc với binh lính bị tập trung tại thành phố Huế. Kế hoạch dự kiến vào đêm 3 sáng 4/5/1916. Song kế hoạch bị bại lộ nên các trại lính người Việt bị đóng cửa và tước vũ khí.

- Thái Nguyên (1917): Do Trịnh Văn Cấn cầm đầu. Nghĩa quân giết chết tên giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên.

- Ngoài ra, còn có cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc, chủ yếu ở Tây Nguyên như đồng bào Mơ-nông.

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình trí thức yêu nước, ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Ngày 5/6/ 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn Pháp để có cơ hội đi các nước phương Tây.

- Sau chuyến bôn ba Á, Âu, Phi, Mỹ, năm 1917 người trở lại Pháp. Tại Pháp, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi:

1. Qua phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hãy cho biết: Phong trào Thành phần

Lãnh đạo

Hình thức Tính chất Chủ trương Mục đích Cuối thế kỷ XIX

Đầu thế kỷ XX

Từ đó, cho biết nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm và ý nghĩa của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX?

2. So sánh xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: Xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng

thực hiện

Tác dụng Hạn chế Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

3. Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX theo nội dung sau: Về chủ trương đường lối.Về biện pháp đấu tranh. Về thành phần tham gia. Về hình thức hoạt động.

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1954

Giai đoạn lịch sử này các em nắm vững các nội dung sau:

- Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp và sự phân hóa trong xã hội Việt Nam.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925. - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

- Cần phân biệt được mục tiêu, chủ trương, hình thức đấu tranh và phạm vi của phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào 1936 – 1939 và phong trào 1939 – 1945.

- Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám và các biện pháp giải quyết các khó khăn sau cách mạng.

- Âm mưu của địch, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

- Hiệp định Giơ – ne – vơ về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

BÀI 8

VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II. Chương trình khai thác lần II của TD Pháp: I. Chương trình khai thác lần II của TD Pháp:

a) Nguyên nhân:

- Sau chiến tranh thế giới I, Pháp là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế bị kiệt quệ.

- Tư bản độc quyền Pháp vừa bóc lột nhân dân, vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp do chiến tranh gây ra.

b) Nội dung chương trình khai thác:

- Bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than), vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

- Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp như nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy diêm, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo …

- Thương nghiệp phát triển hơn thời kỳ trước chiến tranh, Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta.

- Giao thông vận tải được đầu tư để phát triển thêm.

- Ngân hàng Đông Dương, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.

Một phần của tài liệu skkn vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w